BỐN NỀN TẢNG
1.1. Định hướng: “Chúa Thánh Thần và Giáo Dân”
Như những thiên niên kỷ trước đã có tiểu chủng viện, đại chủng viện, tu viện, để đào tạo linh
mục, tu sĩ. Vì thế, giáo sĩ và tu sĩ đã có những đóng góp mang tính quyết định.
Thiên niên kỷ mới được coi là thiên niên kỷ của Chúa Thánh Thần và của Giáo Dân.
Chúa Thánh Thần đang làm cho Giáo Dân hôm nay mỗi ngày ý thức hơn phần trách nhiệm riêng của
mình và thúc bách Giáo Dân mọi nơi phục vụ Chúa Kitô và Giáo Hội.[1]
Quả thực, người tín hữu giáo dân có một vai trò nổi bật trong Giáo Hội, nhất là về mặt nên
thánh và chứng nhân giữa thực tại trần thế. Nếu được đào tạo chính qui, nhất định hàng giáo dân sẽ
tự tin, đồng trách nhiệm thực sự với hàng giáo sĩ trong bản chất cũng như trong hoạt động của
Giáo Hội.[2] Hầu góp phần thiết lập Giáo Hội thực sự.
1.2. Giáo Hội: “Dấu chỉ tuyệt hảo của Chúa Kitô”
Giáo Hội chưa được thiết lập thực sự, chưa sống đầy đủ, cũng chưa là dấu chỉ tuyệt hảo
của Chúa Kitô giữa loài người, nếu chưa có Hàng Giáo Dân đích thực và nếu Hàng Giáo Dân này
chưa cùng làm việc với Hàng Giáo Phẩm. Thật vậy, Phúc Âm không thể đi sâu vào tinh thần, đời
sống và sinh hoạt của một Dân Tộc nếu không có sự hiện diện linh hoạt của giáo dân. Do đó, ngay khi
thiết lập, Giáo Hội phải hết sức chú tâm đến việc đào tạo một Hàng Giáo Dân Kitô giáo trưởng
thành.[3]
1.3. Giáo Phận:“Ưu tiên mục vụ”
Việc đào tạo tín hữu giáo dân phải nằm trong những ưu tiên của giáo phận, và hiện diện
trong các chương trình sinh hoạt mục vụ. Làm thế nào để tất cả cố gắng của cộng đoàn (linh mục, tu
sĩ, giáo dân) quy hướng về cùng đích này.[4]
2.1. Nhận thức
Đức Gioan Phaolô II đã biểu tỏ tâm đắc rằng: “Tôi xin hiệp ý với các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng
đề nghị thành lập ở cấp Giáo Phận hay cấp Quốc Gia những Trung Tâm Đào Tạo Giáo
Dân.”[5] Alvin Toffler, nhà tương lai học cũng đã nhận định: “Con người nào không được đào luyện, sẽ
bị xã hội loại bỏ; dân tộc nào không được đào tạo sẽ bị đào thải.”
Kinh nghiệm Quốc Tế cho thấy, đầu tư đào luyện nguồn nhân lực, trong cùng một thời gian
và cùng một số vốn với các nguồn đầu tư khác, nhưng đặc biệt đầu tư đào luyện nguồn nhân lực đã
đem lại kết quả gấp rất nhiều lần.
2.2. Mục Tiêu Sứ Mệnh (Mission Statement)
Đào luyện Hàng Giáo Dân đích thực và trưởng thành về: “Linh Đạo - Mục Vụ - Truyền Giáo.”
Theo tinh thần Công Đồng Vat. II: “Ân Sủng – Thực Tại”; “Khoa học - Hội Thánh.”
Mang tính tổng hợp Đông-Tây. Hầu trở thành những người: “Đạo Đức, Khôn Ngoan, Tự Tin,
Kiên Quyết, Nhìn Xa Trông Rộng, và có Tinh Thần Tông Đồ Thực Thụ.[6] Biết “Hợp Tác Phục Vụ Hữu
Hiệu” với hàng Giáo Phẩm và những người thiện chí để góp phần thiết lập một Giáo Hội thực sự, kiến
tạo mùa xuân Hội Thánh và Dân Tộc.
2.3. Nhận định
Đào luyện là ý định của Thiên Chúa và là chủ trương của Giáo Hội. Hơn nữa, còn là sự tồn tại
của mỗi con người, của Giáo Hội và của Dân Tộc. Đúng như nhận định của Alvin Toffler: “Người
nào không được đào luyện sẽ bị xã hội loại bỏ; dân tộc nào không được đào tạo sẽ bị đào thải.”
Tuy nhiên, kết quả sau cùng vẫn còn tuỳ thuộc vào Ơn Chúa, như Chúa đã dạy: “Không có
Thầy các con không thể làm được gì.” Vì thế, hai yếu tố “Cầu Nguyện và Hy Sinh” là then chốt và chủ
yếu, thẳm sâu, để tạo chuyển biến và làm nên mùa xuân Hội Thánh và Dân Tộc.
2.4. Phân Khoa Đào Luyện
2.4.1. Khoa Linh Đạo
Gồm các môn có liên quan tới đời sống tâm linh.
Ví dụ: Linh Đạo - Tu đức, Thánh Kinh, Kitô học, Thánh Mẫu học, Tín Lý, Bí Tích, Phụng Vụ…
2.4.2. Khoa Mục Vụ
Gồm các môn có liên quan tới đời sống mục vụ.
Ví dụ: Mục Vụ, Giáo Luật, Giáo Hội, Luân Lý, Lãnh Đạo, Quản Trị, Triết Lý, Nhân Bản, Kinh Tế,
Chính Trị, Truyền Thông…
2.4.3. Khoa Truyền Giáo
Gồm các môn có liên quan tới đời sống truyền giáo.
Ví dụ: Truyền Giáo Học, Văn Hóa, Xã Hội, Tâm Lý, Dân Tộc, Tín Ngưỡng, Tôn Giáo…
2.5. Phương Thức Đào Luyện
2.5.1. Đơn giản
Gồm 1 Ý, 2 Hình, 1 Lời Khuyên
2.5.2. Tương tác: (Hiện đại, hiệu quả tốt)
- Giảng viên và Học viên cùng tham gia thảo luận đề tài.
- Học viên về nghiên cứu, viết bài tham cứu (tiền luận án).
- Hội thảo chung, đặt câu hỏi, góp ý, phê bình, ứng dụng.
- Tổng kết (Mọi người cùng học hỏi lẫn nhau).
2.5.3. Công giáo tiến hành
Xem, Xét, Làm
2.5.4. Văn Hóa
Nhận Thức, Tổ Chức, Ứng Xử
2.5.5. Cursillo
Nghe, Viết riêng, Cùng Vẽ, Hội Thảo, Làm
2.5.6. Nghị luận
Luận đề. Luận điểm 1, 2, 3.
Trong mỗi luận điểm, cần đưa ra 1,2 luận cứ.
Sau mỗi luận điểm, đều có tiểu kết.
Sau cùng là đại kết: Tóm tắt và mở rộng.
2.5.7. Đại học
Đọc sách. Tóm sách. Suy tư. Phê bình. Áp dụng.
(Vào môi trường văn hoá, giúp người khác sống.)
Nêu 3-5 câu hỏi.
Hội thảo.
Định đề.
Viết khảo luận.
Làm luận án.
2.6. Chiều Kích Đào Luyện (Theo gương Chúa Giêsu)[7]
2.6.1. Tâm Linh
2.6.2. Tinh Thần
2.6.3. Thể Chất
2.7. Điểm Nhấn Đào Luyện
2.7.1. Đón nhận Thánh Thần
2.7.2. Nghi thức sai đi
Lm. Gioankim Nguyễn Văn Hinh (D.Min.)
[1]. Công đồng Vat.II, Sắc lệnh Tông Đồ Giáo Dân, Lời mở đầu, tr. 528.
[2]. Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI, Zenit, 9-03-2010.
3. Công Đồng Vat. II, Sắc Lệnh Truyền Giáo, 21.
[5]. EA45c.
[6]. Dom J.B. CHAUTARD, L’AME DE TOUT APOSTOLAT (Paris, Lyon, 1915), p. 168.
[7] Lc 2: 40.
Các tin khác