Cương Lĩnh Hòa Giải
1. Nguyên tắc
1. 1. Xác định mục đích
Bất cứ cuộc hòa giải nào cũng có mục đích. Trước hết cần biết qua hòa giải có thể đạt được mục tiêu dự định gì của mỗi bên. Nếu hòa giải mà không đạt được mục đích của mỗi bên thì cuộc hòa giải đó không đạt được kết quả.
Do đó trước khi hòa giải, mỗi bên phải xác định rõ mục đích của mình. Chỉ khi nào biết rõ mục đích của hai bên, thì người hoà giải mới nắm được quyền chủ động đề ra giải pháp trong hòa giải.[1]
1.2. Tính nguyên tắc
Tiến hành hòa giải phải căn cứ vào những nguyên tắc nhất định. Hai bên phải tuân thủ sự ràng buộc của luật pháp, đạo đức xã hội, quy ước và những thông lệ đã hình thành từ lâu đời. Nguyên tắc ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hiệu quả hòa giải.[2]
1.3. Tính hợp tác
Hòa giải không phải là để một bên giành thắng lợi, còn bên kia chịu thiệt, mà là sự hợp tác trong sự nghiệp chung. Hòa giải phải khiến cho hai bên đều cảm thấy mình có lợi, mặc dầu trong đó một bên phải có một số hy sinh ở vài mặt nào đó, nhưng về toàn cục nên là hai bên đều có lợi.
Cho nên có người gọi hòa giải là thể hiện một cách cụ thể: “Chủ nghĩa hợp tác có lợi cho mình.”[3]
2. Nội dung
Trong phần này, chúng ta lưu ý tới các điểm sau đây:
Hiểu biết sâu sắc về nguồn gốc xung đột của các bên.
Cho phép các bên hiểu biết về đặc điểm cách xử lý xung đột.
Thay phiên trình bày cách giải quyết xung đột.
Cho biết lợi ích và gía trị của mỗi cách xử lý xung đột.
Ý thức tầm quan trọng chọn phương pháp giải quyết vấn đề xung đột.
Điều quan trọng là phải hiểu biết xung đột, vì nó sẽ hướng dẫn chúng ta cách hòa giải.
Xung đột thường chứa đựng ba chiều kích: Con người, diễn biến và vấn đề.
Mỗi xung đột đều có liên hệ tới mối tương quan và cá tính. Người ta thường chiến đấu mãnh liệt, rồi dịu dần và lan rộng. Rồi cuối cùng là những lý do tranh luận.
Bất kỳ giải pháp nào cũng buộc phải nhận thức tất cả ba khía cạnh của xung đột. Ba góc cạnh xung đột này đòi hỏi kỹ năng của các nhà hòa giải với những lý lẽ riêng. Trong mỗi hoàn cảnh, đều có những lựa chọn dẫn đến hậu qủa tốt nhất.
Nên phải quyết định thế nào về cách xử lý tốt nhất một xung đột. Người hòa giải phải ra quyết định này.
3. Hình thức
Xây dựng những bước chuẩn bị.
3.1. Bước một
Họp sơ bộ. Mục đích để hiểu biết nhau. Bao gồm giới thiệu, mục đích, nguyên tắc căn bản, sắp đặt chương trình, duyệt xét lý lịch, sự kiện, xem xét nhu cầu quyền lợi hợp pháp, và soạn thảo hợp đồng chính thức có chữ ký của các bên.
3.2. Bước hai
Trình bày câu chuyện
Hãy để cho bên bị (nạn nhân) phát biểu trước.
Sau đó mời hai bên diễn tả về những gì đã xảy ra.
Hãy dùng kỹ năng lắng nghe tích cực để hiểu rõ câu chuyện và cảm nghĩ của cả hai bên.
Theo dõi các tình huống và giữ thế trung lập.
Hỏi phản hồi các bên để chắc chắn mọi vấn đề trước khi ký nhận thỏa thuận.
Người trung gian hòa giải điều chỉnh câu chuyện của cả hai phía.
3.3. Bước ba
Ký kết thỏa thuận
Trước hết, hỏi bên nạn nhân về nhu cầu chính đáng. Tiếp đến hỏi bên phạm nhân nghĩ thế nào về bên nạn nhân muốn. Giúp các bên tiến tới thỏa thuận và bảo đảm chắc chắn lại từng điểm, từng điều.
Sau đó hai bên ký nhận.
Lưu giữ.
Cám ơn.
3.4. Ngoài ra cần lưu ý đến các yếu tố:
Tình huống và các lựa chọn khác: Thời gian, quyền lực, văn hóa, phái tính và tuổi tác.
Hòa giải cá nhân hay hòa giải cộng đồng.
Đặc biệt là nơi hòa giải: Phải được cả hai bên đồng ý.
Sau cùng là lựa chọn người hòa giải:
Trung lập
Hiểu biết
Công tâm và đáng tin cho cả hai bên.
Lm. Gioankim Nguyễn Văn Hinh (D.Min.)
Các tin khác