THÁNH PHAOLÔ
GƯƠNG ĐỜI SỐNG LINH ĐẠO
DẪN NHẬP
Sứ điệp Hội nghị toàn thể lần thứ X
của Liên Hội đồng giám mục Á châu
“Canh tân các sứ giả Tin Mừng
để phục vụ công cuộc Tân Phúc âm hóa tại châu Á”
“Chúng tôi loan báo cho anh chị em điều chúng tôi đã thấy và đã nghe” (1 Ga 1, 3)
Chính Thần khí đã từng thúc đẩy Công đồng Vatican II nay cũng đang hiệu triệu chúng ta thành những sứ giả được đổi mới của Tin Mừng để phục vụ công cuộc Tân Phúc ánh âm hóa. Chính Thánh Thần là Đấng có thể làm cho Giáo hội và từng người chúng ta nên mới. Chính Thánh Thần là Đấng giúp chúng ta có thể đáp ứng một cách đáng tin và có hiệu quả trước các trào lưu xã hội và những thực tại đang diễn ra trong Giáo hội đã được Hội nghị bàn đến.
Để trở nên những thừa sai mới, chúng ta phải đáp lại Thần khí đang hoạt động tích cực trong thế giới, trong sâu thẳm hiện hữu của chúng ta, trong các dấu chỉ thời đại và trong tất cả những gì thực sự thuộc về con người. Chúng ta cần phải sống linh đạo Tân Phúc âm hóa.
Chúng tôi đề nghị với anh chị em một số chiều kích cơ bản của nền linh đạo này. Linh đạo đầu tiên:
Gặp gỡ cá nhân với Đức Giêsu Kitô
Trước hết và trên hết, những sứ giả mới của Tin Mừng cần phải có một đức Tin sống động, được xây dựng trên nền tảng cuộc gặp gỡ sâu xa, cá vị và có sức biến đổi, với con người sống động của Đức Giêsu Kitô, một cuộc gặp gỡ đem lại hiệu quả là bản thân được hoán cải và trở nên môn đệ của Chúa Giêsu trong lời nói và việc làm. Tóm lại, chúng ta loan báo Đấng mình đã thấy, đã nghe và chạm đến (x. 1 Ga 1, 1-3). Cuộc gặp gỡ cá vị này và đời sống người môn đệ là điều hết sức cần thiết. Thiếu điều này, không ai có thể chạm đến cái hồn của châu Á.[1]
NỘI DUNG
1. Định nghĩa Linh Đạo
Trước hết, linh đạo, theo nguyên ngữ, “Linh” có nghĩa là Thần Khí, Thần Linh, Hơi Thở; “Đạo” là con đường. Linh đạo là con đường “tinh thần của con người chú tâm lắng nghe Thần Khí của Thiên Chúa, từ bỏ con người cũ, và tham dự vào đời sống của Người, trở nên con người mới.”[2] Linh đạo Kitô Giáo là sự tham dự vào mầu nhiệm của Đức Kitô qua đời sống nội tâm nhờ ân sủng được linh hoạt bởi đức tin, đức ái và các nhân đức Kitô giáo khác. Đời sống mà cá nhân mỗi người đón nhận qua sự thông phần với Đức Kitô là chính đời sống đã có nơi Thiên- Chúa-làm-người, Ngôi Lời Nhập Thể đã chia sẻ với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Vì thế đời sống tâm linh của người Kitô hữu liên hệ đặc biệt với Thiên Chúa Ba Ngôi: “Con Thiên Chúa đã đến trong thế gian để chúng ta có sự sống và có một cách dồi dào.”[3] Quả thật, “Cùng đích tối hậu của mọi sự là, trong Đức Kitô tất cả mọi người được dựng nên nhờ tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa đều có thể tự do đến với Người và chia sẻ đời sống phong phú của Ba Ngôi cực thánh.”[4] Đặc điểm truyền thống linh đạo Kitô giáo có sức sống sáng tạo lạ lùng, khiến cho người thực hành đời sống ấy, không còn bình thường đơn giản nhưng trở nên vừa hấp dẫn vừa thách đố: “Đầy Bất Ngờ.”[5]
2. Linh Đạo của Phaolô
(1) Ông Saolô vẫn còn hằm hằm những đe doạ và giết chóc đối với các môn đệ Chúa, nên đã tới gặp thượng tế (2) xin thư giới thiệu đến các hội đường ở Ðamát, để nếu thấy những người theo đạo, bất luận đàn ông hay đàn bà, thì bắt trói giải về Giêrusalem.
(3)Vậy đang khi ông đi đường và đến gần Ðamát, thì bỗng nhiên có một luồng ánh sáng từ trời chiếu xuống bao phủ lấy ông. (4) Ông ngã xuống đất và nghe có tiếng nói với ông: "Sa-un, Sa-un, tại sao ngươi bắt bớ Ta?" (5) Ông nói: "Thưa Ngài, Ngài là ai?" Người đáp: "Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt bớ. (6) Nhưng ngươi hãy đứng dậy, vào thành, và người ta sẽ nói cho ngươi biết ngươi phải làm gì". (7) Những người cùng đi với ông dừng lại, sững sờ: họ nghe có tiếng nói, nhưng không trông thấy ai. (8) Ông Saolô từ dưới đất đứng dậy, mắt thì mở nhưng không thấy gì. Người ta phải cầm tay dắt ông vào Ðamát. (9) Suốt ba ngày, ông không nhìn thấy, cũng chẳng ăn, chẳng uống.
(10)Bấy giờ ở Ðamát có một môn đệ tên là Khanania. Trong một thị kiến, Chúa phán với ông: "Khanania!" Ông thưa: "Dạ, lạy Chúa, con đây". (11) Chúa bảo ông: "Ðứng lên, đi tới phố gọi là phố Thẳng, đến nhà Giuđa tìm một người tên là Saolô quê ở Tácxô, vì kìa, người ấy đang cầu nguyện (12) và thấy một ngưòi tên là Khanania đi vào, đặt tay trên mình để làm cho mình lại thấy được". (13) Ông Khanania thưa: "Lạy Chúa, con đã nghe lắm kẻ nói về người ấy, về tất cả những điều ác người ấy đã làm cho các thánh Chúa tại Giêrusalem. (14) Còn ở đây, người ấy được các thượng tế cho quyền bắt trói tất cả những ai kêu cầu danh Chúa". (15) Nhưng Chúa phán với ông: "Cứ đi, vì người ấy là lợi khí Ta chọn để mang danh Ta đến trước mặt các dân ngoại, các vua chúa và con cái Ítraen. (16) Thật vậy, chính Ta sẽ chỉ cho người ấy thấy tất cả những đau khổ người ấy phải chịu vì danh Ta". (17) Ông Khanania liền đi; ông vào nhà, đặt tay trên ông Saolô và nói: "Anh Sa-un, Chúa đã sai tôi đến đây, Người là đức Giêsu, Ðấng đã hiện ra với anh trên đường anh tới đây. Người sai tôi đến để anh lại thấy được và để anh được đầy Thánh Thần". (18) Lập tức có những cái gì như vảy bong ra khỏi mắt ông Saolô, và ông lại thấy được. Ông đứng dậy và chịu phép rửa. (19) Rồi ông ăn và khoẻ lại.
Ông ở lại Ðamát với các môn đệ mấy hôm, (20) rồi lập tức ông bắt đầu rao giảng Ðức Giêsu trong các hội đường, rằng Người là Con Thiên Chúa. (21) [6]
2. Đặc điểm Linh Đạo của Phaolô
2.1. Gặp gỡ sâu xa, cá vị
“(3) Vậy đang khi ông đi đường và đến gần Ðamát, thì bỗng nhiên có một luồng ánh sáng từ trời chiếu xuống bao phủ lấy ông. (4) Ông ngã xuống đất và nghe có tiếng nói với ông: "Sa-un, Sa-un, tại sao ngươi bắt bớ Ta?" (5) Ông nói: "Thưa Ngài, Ngài là ai?" Người đáp: "Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt bớ.”
2.2. Có sức biến đổi
“(17)Ông Khanania liền đi; ông vào nhà, đặt tay trên ông Saolô và nói: "Anh Sa-un, Chúa đã sai tôi đến đây, Người là đức Giêsu, Ðấng đã hiện ra với anh trên đường anh tới đây. Người sai tôi đến để anh lại thấy được và để anh được đầy Thánh Thần". (18) Lập tức có những cái gì như vảy bong ra khỏi mắt ông Saolô, và ông lại thấy được. Ông đứng dậy và chịu phép rửa.”
2.3. Trở nên môn đệ của Chúa Giêsu
“Ông ở lại Ðamát với các môn đệ mấy hôm, (20) rồi lập tức ông bắt đầu rao giảng Ðức Giêsu trong các hội đường, rằng Người là Con Thiên Chúa.” (21)
KẾT LUẬN
Sống lý tưởng đời sống Linh Đạo của Thánh Phaolô
1. Kết hợp với Chúa Kitô
“Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi truyệt vời, là được biết Ðức Kitô Giêsu, của tôi, vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như đồ bỏ, để được Ðức Kitô và được kết hợp với Người.”[7]
2. Chúa Kitô chịu đóng đinh
“ Vì hồi còn ở giữa anh em, tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Ðức Giêsu Kitô, mà là Ðức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá.”[8]
3. Đã sống lại và đang sống
“Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là: Ðức kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, (4) rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã chỗi dậy, đúng như lời Kinh Thánh. (5) Người đã hiện ra với ông Kêpha, rồi với Nhóm Muời Hai. (6) Sau đó, Người đã hiện ra với hơn năm trăm anh em một lượt, trong số ấy phần đông hiện nay còn sống, nhưng một số đã an nghỉ. (7) Tiếp đến, Người hiện ra với ông Giacôbê, rồi với tất cả các Tông Ðồ. (8) Sau hết, Người cũng đã hiện ra với tôi, là kẻ chẳng khác nào một đứa trẻ sinh non.”[9]
4. Lý tưởng đời sống Linh Đạo: Thuộc trọn về Chúa Kitô
“Tôi sống, nhưng không còn là tôi, mà là Ðức Kitô sống trong tôi.”[10]
Phương pháp “Cầu Nguyện - Cảm Nghiệm.” Một trong những phương thế hiện đại, đào luyện đời sống linh đạo. Kinh nghiệm, nếu áp dụng, dần dần sẽ giúp chúng ta đạt tới lý tưởng đó.
Đời sống Linh Đạo của người môn đệ Chúa Kitô là điều hết sức cần thiết. Thiếu điều này, không ai có thể chạm đến cái hồn của Châu Á.[11]
Đó cũng chính là Linh Đạo thời nay, sau Công Đồng Vat. II, tập trung vào Chúa Kitô và Phúc Âm của Người.
Lm. Gioankim Nguyễn Văn Hinh (D.Min.)
[2] Paul Evdokinov, The Struggle with God (Glen Rock, New York, Paulis Press, 1966), 41.
[3] Jn 10:10.
[4] Ronald Lawler, The Teaching of Christ, 256.
[5] Gordon Mursell, The Story of Christian Spirituality, two thousand years, from East to West, Fortress Press, 2001, 10.
[6]CVTD, 9: 1-20
[7] Pl 3, 8-9
[8] 1Cor. 2,2
[9] 1Cr. 15, 3-8
[10] Gl 2, 20
[11]Sứ Điệp, Liên Hội Đồng Giám Mục Châu Á, Xuân Lộc và TP.HCM, Việt Nam, Ngày 16 tháng Mười Hai 2012
Các tin khác