Thứ năm, ngày 21 tháng 11 năm 2024 | 06:15 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Linh đạo

 

LINH ĐẠO THỜI NAY

 

1.  Ý Nghĩa Linh Đạo

 

Linh Đạo là gì? 

 

Trước hết về linh đạo, theo nguyên ngữ, “Linh”  có nghĩa là Thần Khí, Thần Linh, Hơi Thở; “Đạo” là con đường.  Linh đạo là con đường “tinh thần của con người chú tâm lắng nghe Thần Khí của Thiên Chúa, từ bỏ con người cũ, và tham dự vào đời sống của Người, trở nên con người mới.”[1]

 

Linh đạo Kitô Giáo là gì?

 

Là sự tham dự vào mầu nhiệm của Đức Kitô qua đời sống nội tâm nhờ ân sủng được linh hoạt bởi đức tin, đức ái và các nhân đức Kitô giáo khác.  Đời sống mà cá nhân mỗi người đón nhận qua sự thông phần với Đức Kitô là chính đời sống đã có nơi Thiên- Chúa-làm-người, Ngôi Lời Nhập Thể đã chia sẻ với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần.  Vì thế đời sống tâm linh của người Kitô hữu liên hệ đặc biệt với Thiên Chúa Ba Ngôi: “Con Thiên Chúa đã đến trong thế gian để chúng ta có sự sống và có một cách dồi dào.”[2]  Quả thật, “Cùng đích tối hậu của mọi sự là, trong Đức Kitô tất cả mọi người được dựng nên nhờ tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa đều có thể tự do đến với Người và chia sẻ đời sống phong phú của Ba Ngôi cực thánh.”[3]

 

Đặc điểm Linh đạo Kitô Giáo?

 

Truyền thống linh đạo Kitô giáo có sức sống sáng tạo lạ lùng, khiến cho người thực hành đời sống ấy, không còn bình thường đơn giản nhưng trở nên vừa hấp dẫn vừa thách đố: “Đầy Bất Ngờ.”[4] Nhưng Linh Đạo Kitô giáo có mối liên hệ với Mục Vụ không?  Mặc dù nền Linh Đạo Kitô hữu tối quan trọng cho sự phát triển đời sống nội tâm của mỗi tín hữu sau khi chịu phép rửa, điều thíết yếu đối với mỗi người chúng ta có thể lơ là khía cạnh tu đức trong việc mục vụ, vì Lời Chúa Giêsu giảng dạy và đòi hỏi chúng ta phải chăm sóc đến những nhu cầu của anh chị em chúng ta  không?  

 

Lịch sử linh đạo Kitô giáo thế nào?

 

Bắt nguồn từ lịch sử Chúa Kitô, qua đời sống và lời giảng dậy; sự chết và sự phục sinh của Người, và cùng với các môn đồ đầu tiên của Người.  Lịch sử ấy tiếp theo lịch sử Do Thái, Dân riêng của Chúa, khởi đi từ ơn gọi của Abraham; đặc biệt là cuộc “Xuất Hành” của Dân Chúa.  Thiên Chúa hiện diện sống động trong lịch sử.  Dân Ngài thờ phượng và tế lễ Ngài trong Thánh Điện; tập trung nơi các Hội Đường để nghe đọc và giải thích về Kinh Thánh và Truyền Thống.

 

Chính Chúa Giêsu đã đi lễ, học hỏi những lẽ khôn ngoan trong Đền Thờ.  Khi ra giảng đạo công khai, Ngài cũng vào Hội Đường và đọc, giải thích sách Thánh.  Trong cuộc sống, Ngài đã cầu nguyện và dậy cầu nguyện.  Đặc biệt Ngài nêu gương vâng phục Thánh Ý Chúa Cha, để hoàn tất chương trình cứu độ nhân loại.  Linh đạo của giáo hội lúc khởi đầu có sự tương quan giữa kinh nguyện và đời sống, lòng sùng kính cá nhân và cộng đồng, cử hành bí tích và học hỏi Kinh Thánh cũng như thực hành đức tin và đời sống của Dân Do Thái.  Kinh Thánh Do Thái và Tân Ước được viết tổng hợp thành bộ Kinh Thánh Tân Cựu Ước của Người Kitô hữu.  Đây là nguồn phát triển kinh nguyện và phụng vụ với nhiều hình thức khác nhau, nhưng vẫn tập trung vào Chúa Kitô. 

 

Chúa Kitô đã dạy các Tông Đồ đi vào tương quan với Thiên Chúa Cha, bằng đời sống, cái chết, sự phục sinh và tiếp tục con đường ấy qua Chúa Thánh Thần.[5]  Hướng đi của linh đạo hôm nay, theo Karl Rahner đã mô tả trong “Linh Đạo Của Tương Lai.”  Đó là sự gặp gỡ của quá khứ  và tương lai, làm nên cơ sở của nền linh đạo Kitô Giáo mới và sinh động.[6]  Công Đồng Vat.II sẽ làm rõ linh đạo này. 

 

“Lịch Sử Linh Đạo Kitô Giáo: Hai Ngàn Năm từ Đông Chí Tây,”[7] sẽ giúp chúng ta hiểu và biết phải sống đạo thế nào để đáp ứng nhu cầu hiện tại.  Mặc dầu không thể có câu trả lời dứt khoát và bền vững, vì linh đạo là cuộc hành trình thức tỉnh. Thế nhưng chúng ta có thể đưa ra một vài nhận định và xác tín của chúng ta về linh đạo thời nay. 

 

2.  Linh Đạo Thời Nay

 

Linh đạo thời nay muốn trở về thời Giáo Hội sơ khai, ngay sau các Tông Đồ và các Giáo Phụ, vì cách sống đạo gần với thời Chúa Kitô nhất.  Có nghĩa là linh đạo muốn trở về với Chúa Kitô và Phúc Âm của Người. 

 

Tuy nhiên, vì chiều hướng của lịch sử là hướng đi đại kết, nên Giáo Hội muốn dung hoà tất cả những điểm lành mạnh trong toàn thể lịch sử linh đạo của các thời kỳ và của cả Đông cả Tây;  dung hoà mọi phương thế linh đạo, cả lý trí cả trái tim; cả suy niệm cả chiêm niệm cảm nghiệm, thần nghiệm; cả nội tâm cả phục vụ bác ái xã hội. 

 

Điểm nhấn của linh đạo hôm nay là Tình Yêu Thiên Chúa, như  Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI, trong thông điệp đầu tay: “Thiên Chúa Là Tình Yêu.”[8]  Đó là linh đạo “Được Yêu và Yêu Thương.” 

 

Đặc điểm của tình yêu là tìm gặp và sáng tạo nên mới.  Thiên Chúa là tình yêu.  Ngài tìm gặp con người qua Chúa Giêsu Kitô, để cứu chuộc và tái tạo nên tạo vật mới.   Để đổi mới, Thiên Chúa muốn chúng ta làm gì? 

 

Điều quan trọng đầu tiên tôi phát hiện trong Phúc Âm là lời kêu gọi mở đầu của Chúa Giêsu khi Ngài rao giảng công khai về Nước Thiên Chúa: “Hãy sám hối.”  Giáo Hội sơ khai ý thức được điều này và đã có hình thức cử hành sám hối đầu tiên trong lịch sử linh đạo.  Lòng sám hối ví như “Nước hòa cùng đất sét,” trong tay người thợ gốm.  Người thợ gốm chính là Thiên Chúa.  Ngài có thể nặn chúng ta nên những tạo vật mới, muôn vẻ nhưng tất cả đều đẹp.  Nếu bình gốm đã trở thành khô, có nghĩa là thiếu lòng sám hối, con người trở nên chai cứng.  Người thợ gốm tạo dáng mới, sẽ làm cho bình bể nát.[9]  Hình ảnh này chúng ta thường thấy ở hầu hết trong các thánh đường Mỹ vào mùa chay: một tấm vải tím, tượng trưng cho tâm hồn sám hối, một cành cây khô, và hai chiếc bình, một chiếc bể nát, còn một chiếc lành. 

 

Sám hối không chỉ là ý thức về tội lỗi, nhưng đó chính là thái độ nội tâm của kinh nghiệm con người khắc khoải đi tìm một cái gì vượt xa và vượt cao hơn con người, đó là cuộc hành trình đi tìm Thiên Chúa.  Gương thánh Augustinô, trong sách Tự Thú: “Linh hồn con mãi thao thức thương đau, cho tới khi được nghỉ yên trong Ngài, ôi lạy Chúa.” (Augustinô)

 

Hơn nữa, người Kitô hữu bước vào ngàn năm thứ ba, trong bối cảnh thế giới chuyển biến mau lẹ và khó lường hơn trước.  Nhưng rõ ràng là ngàn năm mới đang thay đổi trọng lực Kitô Giáo từ Bắc xuống Nam.  Nói chung, cán cân nghiêng về Phi Châu, Á Châu và Nam Mỹ. Sự chuyển đổi này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu và hội nhập, để thăng tiến về đạo đức và những giá trị linh đạo đa dạng.  Vào lúc bình minh của thiên niên kỷ mới, Giáo Hội phải đối mặt với tương lai thế giới chuyển biến mau lẹ và bất ổn.  Những vấn đề gia tăng dân số, đe dọa cán cân kinh tế do hậu quả toàn cầu hoá.[10]

 

Linh đạo Kitô giáo phải như thế nào để thăng tiến đời sống thiêng liêng?  Những thách đố này, đòi hỏi chúng ta phải trở về Thánh Kinh, nguồn nâng đỡ và hướng dẫn chúng ta.  Kinh Thánh sẽ giúp chúng ta tìm về công cuộc sáng tạo và cứu chuộc của Thiên Chúa và khám phá ra mối tương quan tinh tế nhân loại và tất cả các tạo vật khác. 

 

Nhưng trên hết, Kinh Thánh nhắc nhở chúng ta về bản tính Thiên Chúa được mạc khải trong chúa Giêsu Kitô - một Thiên Chúa yêu chúng ta vô bờ bến đến nỗi đã tự ý mang lấy hậu quả tội lỗi của nhân loại để mở ra cho chúng ta và con cháu chúng ta con đường về Trời nơi ấy mọi sự được biến đổi. 

 

Theo Kinh Thánh, đời sống là cuộc hành trình mà chúng ta không biết rõ nơi chúng ta đến.  Giống như Abraham, không biết chúng ta đang đi tới đâu.  Nhưng Thiên Chúa đã mạc khải cho chúng ta, trong Chúa Giêsu Kitô.  Người là căn nguyên mạnh nhất của niềm hy vọng mà chúng ta có thể đặt trọn niền tin của chúng ta.[11]

 

Kinh nghiệm lưu đầy và phục hồi;  xung đột giữa quá khứ hạnh phúc với hiện tại đau buồn;  căng thẳng giữa sự cao quí của ơn gọi với sự yếu đuối của bản tính chúng ta… tất cả được tìm thấy trong Kinh Thánh.  Chúng ta còn khám phá ra một điều khác, đó là sự kiên nhẫn của Thiên Chúa mà chúng ta tin.  Ngài không bỏ chúng ta dù bao nhiêu lần chúng ta cứng lòng từ bỏ Ngài. 

 

Lịch sử linh đạo Kitô giáo là những con đường đáng tin mà cá nhân cũng như cộng đồng cảm nhận sự hiện diện và lắng nghe tiếng gọi của Thiên Chúa qua những biến cố hay do sự say mê vẻ đẹp thần linh và cảm thấy như bị thúc ép đáp trả.  Sự thu hút hoàn toàn do Thiên Chúa đấng đã được mạc khải qua Chúa Giêsu Kitô. 

 

Theo truyền thống linh đạo Kitô giáo, chúng ta được dựng nên để thờ phượng, an vui, chiêm ngưỡng, liên tục trải nghiệm về sự đổi mới và tái tạo, quân bình cán cân hoạt động và nghỉ ngơi.[12] Chúng ta được dựng nên cho người khác, và cho Thiên Chúa, và chỉ khi nào chúng ta nhớ điều ấy, chúng ta mới có thể hợp tác với Thiên Chúa hơn trong mục đích của Ngài mà Ngài muốn chia sẻ với chúng ta.  Bây giờ chúng ta chỉ nhìn thấy vinh quang của Thiên Chúa như qua tấm gương, nhưng chúng ta biết “Ngày Sabbath vĩnh cửu đã được dựng nên cho chúng ta.”[13]

 

Tóm lại, linh đạo của ngàn năm thứ ba vẫn tiếp tục mời gọi chúng ta đi vào Vinh Quang Thiên Chúa là mục đích tối hậu của chúng ta.[14] Nhờ Ân Sủng là Tình Yêu Thiên  Chúa qua Chúa Giêsu  Kitô, theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, trong mầu nhiệm hiệp thông các Thánh và Giáo Hội Chúa Kitô, với tâm tình sám hối. Đồng thời theo gương Chúa Kitô quan tâm khiêm tốn phục vụ những nhu cầu của con người là hình ảnh của Thiên Chúa Tình Yêu. Tình yêu là điều thiện hảo.  Theo nguyên tắc triết học, bản chất sâu xa của tình yêu là thông ban. Vì thế, sự thiện hảo luôn có khuynh hướng trao ban chính mình.  Do đó, có đời “Nội Tâm” thánh thiện, thì tất yếu sẽ có “Mục Vụ” trao ban.[15]

 

Lm. Gioankim Nguyễn Văn Hinh (D.Min.)



[1]
Paul Evdokinov, The Struggle with God (Glen Rock, New York, Paulis Press, 1966), 41.

[2] Jn 10:10.

[3] Ronald Lawler, The Teaching of Christ, 256.

[4] Gordon Mursell, The Story of Christian Spirituality, two thousand years, from East to West, Fortress Press, 2001, 10.

[5] Gordon Mursell, The Story of Christian Spirituality, two thousand years, from East to West, Fortress Press, 2000, 30.

[6] Ibid., 377.

[7][7]Gordon Mursell, The Story of Christian Spirituality, two thousand years, from East to West, Fortress Press, 2000.

[8] 1Jn4:8.

[9]Geordon Mursell.  The Story of Christian Spirituality Two Thounsand Years, From East To West. Oxford, England, 2001, 36.

[10] Ibid., 367.

[11] Ibid., 337.

[12] Ibid., 337.

[13] Ibid., 337.

[14] Ibid., 366-367.

[15] Jordan AUMANN, OP. Spirituality Theology, 1980, 1993, p. 48-51.

Các tin khác

    (Trang 1/2)    1 2

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Tại thị quốc của những tòa nhà chọc trời, Đức Giáo Hoàng ca ngợi một tình yêu xây dựng
Tại thị quốc của những tòa nhà chọc trời, Đức Giáo Hoàng ca ...
Bài giảng của Đức Phanxicô trong Thánh Lễ khai mạc phiên họp toàn thể thứ hai của Thượng hội đồng
Bài giảng của Đức Phanxicô trong Thánh Lễ khai mạc phiên họp toàn ...
Khi Thượng hội đồng khai mạc, Vatican nói không với vấn đề nữ phó tế
Khi Thượng hội đồng khai mạc, Vatican nói không với vấn đề nữ ...