Ơn Gọi Người Giáo Dân Trong Giáo Hội
Xin đề cập tới hai ơn gọi người tín hữu giáo dân trong Giáo Hội. Đó là ơn gọi làm con Thiên Chúa - trở nên một thân thể trong Đức Kitô - đền thờ sống động Chúa Thánh Thần. Và ơn gọi nên Thánh.
1. Ơn Gọi Làm Con Thiên Chúa
Trước hết, cũng như mọi tín hữu trong Giáo Hội, ơn gọi chung nhất của Dân Chúa trong Giáo Hội: “Ơn gọi làm Con Thiên Chúa.” Không phải là quá đáng khi chúng ta quả quyết rằng: toàn cuộc sống của người tín hữu giáo dân chỉ có mục đích là đưa họ đến nhận biết mầu nhiệm chính yếu của họ phát xuất từ phép Rửa Tội, là bí tích ĐứcTin, để họ có thể sống nghĩa vụ theo ơn gọi Chúa đã chỉ định.
Để phác họa "hình ảnh" người tín hữu giáo dân, chúng ta hãy kiểm xét một cách trực tiếp và rõ ràng các khía cạnh căn bản sau đây. Phép Rửa Tội đã tái sinh chúng ta trong sự sống con Chúa. Hợp nhất chúng ta với Chúa Giêsu Kitô, với thân thể Ngài là Giáo Hội. Xức dầu cho chúng ta trong Chúa Thánh Thần bằng cách làm cho chúng ta trở nên đền thờ thiêng liêng[1].
Chúng ta nhớ lại những Lời của Chúa Giêsu nói với Nícôđêmô: “Ta nói rất thật với ông, hễ ai chẳng sinh lại bởi nước và Thánh Linh, thì không được vào nước Thiên Chúa”[2]. Phép Rửa Tội là một sinh hạ mới, một cuộctái sinh.Chính khi nghĩ đến khía cạnh này của phép Rửa Tội mà Thánh Phêrô Tông Đồ đã ca lên: “Chúc tụng Thiên Chúa là Cha Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, vì lòng từ bi cao cả Ngài đã tái sinh chúng ta nhờ sự sống lại của Đức Giêsu Kitô từ trong kẻ chết, để chúng ta được hưởng gia tài bất diệt, không tì ố, cũng không tàn héo”[3],và Người gọí là Kitô hữu những ai Chúa đã “tái sinh, không phải do hạt giống hay hư nát, nhưng do hạt giống bất diệtlà Thiên Chúa hằng sống và tồn tại muôn thuở”[4].
Nhờ Phép Rửa, chúng ta trở nên con cái nam nữ của Thiên Chúa, trong Con Một của Ngài, là Đức Giêsu Kitô. Khi ra khỏi giếng nước Rửa Tội, mỗi người Kitô hữu đều được nghe tiếng đã phán trước kia trên bờ sông Gordan: “Con là con ta yêu dấu, rất đẹp lòng ta”[5]. Và như thế họ hiểu là họ được kết hợp với Người Con yêu dấu vì đã trở thành dưỡng tử và là anh em của Chúa Kitô.
Như thế, được thể hiện trong lịch sử cuộc đời của Thiên Chúa: “Những ai Ngài đã nhận biết trước, thì Ngài định cho họ được trở nên hình ảnh Con Ngài, để làm cho Con Ngài trở thành trưởng tử của vô số anh em”. Chính Chúa Thánh Thần làm cho những người đã rửa tội trở nên con cái nam nữ của Thiên Chúa, và đồng thời trở nên chi thể của Thân thể Đức Kitô. Thánh Phaolô đã nhắc lại cho các Kitô hữu thành Cônrintô: “Tất cả chúng ta đã được rửa tội trong một Thánh Thần độc nhất để làm thành một thân thể đến nỗi vị Tông đồ Cảcó thể nói với các tín hữu giáo dân của Ngài: “Anh em là thân thể Chúa Kitô, và mỗi người đều là chi thể”; “và đây là chứng cớ rõ ràng anh em là con cái, được Thiên Chúa sai đến, Thần Linh của Con Ngài ở trong tâm hồn chúng ta”[6].
Và trở nên một thân thể trong Đức Kitô. Thực vậy,được tái sinh trở thành “con trong người Con”, những ai đã chịu phép Rửa Tội đều là “chi thể của Đức Kitô và cũng là thành phần trong nhiệm thể của Giáo Hội” theo như giáo huấn của Công Đồng Florence[7]. Phép Rửa Tội có ý chỉ và đồng thời phát sinh sự tháp nhập mầu nhiệm nhưng thực sự vào Thân Thể bị đóng đinh và vinh hiển của Đức Giêsu. Nhờ Bí Tích ấy, Chúa Giêsu kết hợp người chịu phép Rửa Tội với cái chết của Ngài để kết hợp họ với sự sống lại của Ngài. Ngài lột bỏ “con người cũ” để mặc cho họ “con người mới”. Nghĩa là chính Ngài: “Tất cả anh em đã được rửa tội trong Đức Kitô, anh em được mặc lấy chính Đức Kitô”. Bởi đó “mặc dầu là số đông, chúng ta chỉ là một thân thể trong Đức Kitô”. Các lời của Thánh Phaolô là những tiếng vọng trung thực giáo huấn của chính Đức Giêsu, nó đã mặc khải cho chúng ta thấy sự hợp nhất nhiệm mầu của các môn đệ với Ngài và giữa họ với nhau, trình bày sự hợp nhất ấy như là hình ảnh và sự nối tiếp của sự thông hiệp nhiệm mầu giữa Chúa Cha với Chúa Con, và Chúa Con với Chúa Cha trong mối giây tình thương của Chúa Thánh Thần. Chính Chúa Giêsu đã đề cập đến sự hợp nhất này khi Ngài dùng hình ảnh cây nho và cành nho: “Ta là cây nho, chúng con là cành”. Một hình ảnh nói lên không nhữngsự mật thiết sâu xa của các môn đệ với Chúa Giêsu, mà cũng biểu lộ sự thông hiệp sinh động giữa các môn đệ: tất cả đều là cành của một Cây Nho duy nhất[8].
Đồng thời còn là Đền thờ sống động của Chúa Thánh Thần.Trong một hình ảnh so sánh khác là hình ảnh của một ngôi nhà. Thánh Phêrô Tông Đồ đã định nghĩa các người đã chịu phép Rửa Tội như những "viên đá sống động" xây trên Đức Kitô là "viên đá góc" . Vì thế, các người đã chịu phép Rửa Tội được dành riêng "xây đền thờ thiêng liêng". Hình ảnh này đưa chúng ta vào một khía cạnh mới lạ khác do phép Rửa Tội đem lại, mà Công đồng Vaticanô II trình bày qua những lời sau đây: "Vì chưng những kẻ đã rửa tội, nhờ sự tái sinh và ơn xức dầu của Chúa Thánh Thần, họ được hiến dâng để trở nên một tòa nhà thiêng liêng”[9].
Chúa Thánh Thần “xức dầu” kẻ chịu phép Rửa Tội. Đóng trên họ ấn tín không thể xoá bỏ. Làm cho họ trở thành đền thờ thiêng liêng. Nghĩa là thông ban tràn đầy sự hiện diện của Thiên Chúa nhờ kết hợp và nên giống Đức Giêsu Kitô. Người Kitô hữu, nhờ ơn “xức dầu” này làm cho mạnh dạn, có thể lặp lại những lời của Chúa Giêsu theo cách của mình “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài dã xức dầu thánh hiến tôi; sai tôi đem Tin Mừng cho kẻ nghèo khổ,loan tin giải phóng cho kẻ bị cầm tù, đem sự sáng cho kẻ đui mù, đem tự do cho kẻ bị áp bức, và loan báo năm Hồng ân của Chúa”.
Như thế, nhờ ơn Chúa đổ tràn xuống qua phép Rửa Tội và phép Thêm Sức, người đã được rửa tội tham gia vào sứ mệnh của Đức Giêsu Kitô, Đấng Thiên sai cứu Thế[10].
2. Ơn Gọi Nên Thánh
Thứ đến, chúng ta sẽ thấy rõ ràng trọn vẹn phẩm giá của người tín hữu giáo dân, nếu chúng ta khảo sát ơn gọi đầu tiên và căn bản mà Chúa Cha kêu mời mỗi người trong Đức Giêsu Kitô qua trung gian của Chúa Thánh Thần: ơn gọi nên Thánh. Nghĩa là ơn gọi đạt đến sự trọn lành của Đức ái. Thánh nhân là người đã sống cuộc đời làm chứng nhân phẩm giá của tín hữu Đức Kitô một cách sáng lạn[11].
Công Đồng Vaticanô II đã nói rất rõ ràng về ơn gọi mọi người phải nên Thánh. Có thể quả quyết đó là đường hướng chính đã được vạch ra cho con cái nam nữ của Giáo Hội. Một Công Đồng đã được triệu tập để canh tân đời sống Kitô hữu theo ánh sáng Phúc âm[12]. Đường hướng này không chỉ đơn giản là một lời khích lệ luân lý, nhưng đó là một đòi hỏi mầu nhiệm của Giáo Hội: Giáo Hội là một cây nho được tuyển chọn, nhờ Giáo Hội các cành nho sinh trưởng nhờ nhựa sống của chính Đức Kitô, nhựa sống vừa thánh thiện vừa có sức thánh hóa.
Giáo Hội là Nhiệm Thể, các phần thân thể của Giáo Hội thông phần sự sống thánh thiện của đầu là Đức Kitô. Giáo Hội là HiềnThê khả ái của Chúa Giêsu, là Đấng đã hiến thân để thánh hóa Giáo Hội. Chúa Thánh Thần là Đấng đã thánh hóa nhân-tính Chúa Giêsu trong lòng Trinh Nữ Maria, thì cũng chính Chúa Thánh Thần ấy, cư ngụ và hoạt động trong Giáo Hội để thông ban cho Giáo Hội sự thánh thiện của Con Thiên Chúa làm người.
Ngày nay hơn bao giờ hết, mọi người Kitô-hữu phải đi lại con đường canh tân theo tinh thần Phúc âm, đại độ chấp nhận lời mời của vị Tông Đồ “phải nên thánh trong mọi tác phong của mình”. Thượng Hội Đồngngoại lệ năm 1985, hai chục năm sau Công Đồng, đã nhấn mạnh kịp thời về tình trạng khẩn cấp này: “Giáo Hội trong Đức Kitô là mầu nhiệm, vì thế Giáo Hội phải được xem như là dấu chỉ, và phương thế của sự thánh thiện. Các vị Thánh nam, nữ, đã luôn luôn là nguồn gốc canh tân trong Giáo Hội và những giai đoạn khó khăn nhất của lịch sử Giáo Hội. Ngày hôm nay chúng ta cần có những vị Thánh lớn, chúng ta hãy khẩn khoản cầu xin Thiên Chúa ban cho chúng ta những vị Thánh như vậy”[13].
Mọi người trong Giáo Hội, vì là phần thân thể Giáo Hội, nên nhận được và chia sẻ ơn gọi nên thánh chung của mọi người. Người tín hữu giáo dân được mời gọi nên thánh, và họ có quyền được gọi giống như mọi thành phần khác của Giáo Hội: “Tất cả những ai tin vào Đức Kitô, không phân biêt bậc sống, địa vị, đều được kêu gọi tiến đến sự sung mãn của đời sống Kitô hữu và sự trọn lành của Đức ái”[14].“Tất cả những tín hữu của Đức Kitô đều được mời gọi và có bổn phận nên thánh và nên trọn lành theo địa vị của mình”[15].
Ơn gọi nên thánh bắt nguồn từ phép Rửa Tội và được các bí tích khác thêm sinh lực, nhất là phép Thánh Thể. Được mặc lấy Chúa Kitô và được hướng dẫn bởl Thánh Linh Ngài, các Kitô hữu là những “thánh nhân” và vì thế, có năng cách để dấn thân hầu biểu lộ sự thánh thiện của hành động mình. Thánh Phaolô Tông Đồ luôn luôn khuyến khích các Kitô hữu sống “như những vị thánh thiện”[16].
Sống theo Thánh Linh đem lại kết qủa là sự thánh[17]. Sự sống này khơi dậy trong tâmhồn mọi người và mỗi ngươi đã chịu phép Rửa Tội, ước muốn và đòi hỏi phải theo và bắt chước Đức Giêsu Kitô. Bằng cách chấp nhận các Mối Phúc Thật của Ngài. Bằng việc lắng nghe và suy niệm Lời Chúa. Bằng cách tham gia một cách ý thức và linh động vào đời sống phụng vụ và bí tích của Giáo Hội. Bằng việc cầu nguyện cá nhân, trong gia đình hay trong cộng đồng. Bằng tâm hồn đói khát sự công chính. Bằng việc thực hành giới răn yêu thương trong mọi hoàn cảnh của đời sống, và bằng việc phục vụ anh em, đặc bíệt những người khó hèn, nghèo túng và đau khổ.
Ơn gọi nên thánh của người tín hữu giáo dân đòi hỏi sống theo tác động của Thánh Linh một cách đặc biệt trong việc hội nhập của họ vào thực tại trần thế, và trong việc tham gia vào các hoạt động trần gian. Chính vị Tông Đồ Cả đã khuyến khích chúng ta như vậy: “Những gì chúng ta nóí, những gì chúng ta làm đều phải thực hiện với danh nghĩa Đức Giêsu Kitô, nhờ Ngài để cảm tạ Thiên Chúa Cha”[18]. Áp dụng lời của Thánh Tông Đồ cho tín hữu gíáo dân, Công Đồng quả quyết một cách cứng rắn: “ Họ không được để cho việc gia đình, việc trần thế lấn át đời sống thiêng liêng của mình”[19].
Sau Công Đồng, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng tuyên bố: “Sự thống nhất đời sống của người tín hữu giáo dân rất quan trọng, vì họ phải tự thánh hóa trong cuộc sống hằng ngày, cuộc sống nghề nghiệp và xã hội. Để đáp lại ơn gọi của mình, người tín hữu giáo dân phải xem đời sống thường nhật như một cơ hội kết hiệp với Chúa và thực hiện ý muốn của Ngài, như một cơ hội phục vụ tha nhân bằngcách đưa họ tới hiệp thông với Thiên Chúa trong Đức Kitô”[20].
Ơn gọi nên thánh phải được người tín hữu giáo dân nhận thức và sống, không phải như một bổn phận đòi hỏi và không thể lẩn tránh, nhưng một dấu chỉ chói sáng của tình yêu vô biên của Chúa Cha là Đấng đã tái sinh họ trong đời sống thánh thiện. Một ơn gọi như thế, trong những điều kiện ấy, phải được định nghĩa như yếu tố căn bản và không thể phân lìa của đời sống mới do phép Rửa Tội. Và vì thế, như một yếu tố cấu tạo nên phẩm giá của họ.
Đồng thời, ơn gọi nên thánh lại được líên kết mật thiết với sứ mệnh và trách nhiệm được trao phó cho người tín giáo dân trong Giáo Hội và giữa thế giới. Bởi vì, sự thánh thiện đang sống trong tín hữu phát xuất từ việc tham gia vào đời sống thánh thiện của Giáo Hội, tự nó cũng biểu tượng sự đóng góp tiên khởi và căn bản vào việc xây dựng Giáo Hội như là “việc các thánh thông công”.
Trước cặp mắt Đức Tin đang mở ra một cảnh tượng lạ lùng: đó là bao nhiêu tín hữu giáo dân, nam và nữ trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày, không ai hay biết tới họ, đôi khi cũng không ai hiểu được họ, các kẻ quyền hành trần thế không đếm xỉa tới họ nhưng Chúa Cha nhìn họ đầy vẻ trìu mến, họ là những người thợ đang miệt mài làm việc trong vườn nho của Chúa, là những kẻ thấp hèn nhưng cao sang vì nhờ sức mạnh của ân sủng Thiên Chúa, họ đang mở rộng Nước Thiên Chúa trong dòng lịch sử[21].
Phải nhìn nhận sự thánh thiện cũng là nền tảng căn bản và là điều kìện tuyệt đối không thay thế được để hoàn thành sứ mệnh của Giáo Hội. Chính sự thánh thiện của Giáo Hội là nguồn gốc sâu nhiệm và là mực thước không sai lầm của hoạt động tông đồ, và nghị lực truyền giáo của Giáo hội. Giáo hội Hiền Thê của Đức Kitô càng được Ngàì yêu mến và đáp lại Tình Yêu Ngài bao nhiêu, thì Giáo Hội càng trở nên người Mẹ phong phú trong Thánh Linh bấynhiêu[22].
Một lần nữa, chúng ta hãy lấy lại hình ảnh “Cây Nho” của Thánh Kính. Sự sinh trưởng của cành nho tùy thuộc vào việc kết hợp với cây nho: “Cũng như cành nho không tự nó sinh hoa kết quả nếu nó không ở trong cây nho, cũng thế chúng con sẽ không đem lại hoa trái nếu chúng con không ở trong Thầy, Thầy là Cây Nho, chúng con là cành. Aí ở trong Thầy và Thầy ở trong ngươì ấy, họ sẽ mang lại nhiều hoa trái, bởi vì, ngoài Thầy, chúng con không làm gì được”[23].
Suy nghĩ đến đây, để xác định ơn gọi người tín hữu giáo dân trong Giáo Hội, chúng ta nhớ lại lời kêu mời của Thánh Lêô Cả: “Hỡi người tín hữu hãy nhận chân phẩm giá của mình”[24]. Đó cũng là điều mà Thánh Maxime, Giám Mụcthành Turin nói với những người đã chịu phép Rửa Tội: “Anh em hãy nhìn nhận vinh dự anh em đã được trong mầu nhiệm này”[25]. Tất cả những ai đã chịu phép Rửa Tộiđều được mời gọi lắng nghe một lần nữa những lời của Thánh Augustinô: “Chúng ta hãy vui mừng và tạ ơn. Không những chúng ta đã được trở nên những Kitô-hữu, mà là trở nên Chúa Kitô... Chúng ta hãy vui sướng hân hoan, chúng ta đã trở nên Chúa Kitô!”[26]. Chúa Kitô, Con thiên Chúa làm Người dậy chúng ta biết chúng ta là Con Thiên Chúa.Chúa Kitô còn kêu gọi mọi người, không phân biệt cuộc sống địa vị: “Chúng con hãy nên trọn lành như Cha chúng con trên Trời.”
Cha chúng ta là Tình Yêu. Vì thế chính Đức Kitô đã đặt rõ tiêu chuẩn “Nên Thánh” là Tình Yêu. Như vậy nên thánh là giữ trọn hai điều răn căn bản của người Kitô Hữu là “Mến Chúa Yêu Người.” Linh mục thực hiện triệt để hai điều răn này nhờ chức thánh. Người tu sĩ nhờ ba lời khuyên Phúc Âm. Còn người giáo dân nhờ làm trọn bổn phận của mình giữa trần thế[27].
Lm. Gioankim Nguyễn Văn Hinh (D.Min.)
[1]Tông Huấn, Người Tín Hữu Giáo Dân, 1987, 10.
[2]Jn. 3. 5.
[3]1Pet. 1:3-4.
[4]Ibid., 1:23.
[5]Lk. 3:22.
[6]Ibid., 11.
[7]Công đồng Florentiô, Sắc lệnh Pro Armentis, DS 1314.
[8]Tông Huấn, Người Tín Hữu Giáo Dân, 1987, 12.
[9]Vat. II - Hiến Chế Lumen Gentium, số 10.
[10]Ibid., 13.
[11]Tông Huấn, Người Tín Hữu Giáo Dân, 1987, 16.
[12]Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân, “Ơn gọi nên thánh của mọi người trong Giáo hội”, số 39-42.
[13]Buổi họp lần II Thượng Hội Đồng Giám mục (1985) Relatio finalis II. A,4.
[14]Vaticanô II, Hieán Chế, Ánh Sáng Muôn Dân, số 40.
[15]Những xác quyết của Công đồng, nói lên một cách long trọng và rõ rệt, nhắc lại một chân lý nền tảng của Đức tin Kitô giáo. Chẳng hạn, Đức Piô XI trong Thông điệp Casti Connubii nói với vợ chồng Kitô giáo như sau: “Bất cứ ở hoàn cảnh nào, ở bậc sống nào tùy ý mình chọn, mọi người có thể và phải bắt chước mẫu mực hoàn hảo về sự thánh thiện mà Chúa muốn con người thực hiện, mẫu mực đó là Chúa Giêsu Kitô; và với ơn Chúa giúp họ có thể và phải đạt đến mức sống trọn lành của Kitô giáo, như các Thánh đã làm gương cho chúng ta” AAS - 22 (1980), 548.
[16]Eph.5. 3.
[17]Rom. 6.22, Gal. 5.22.
[18]Col. 3:17.
[19]Vaticanô II, Sắc lệnh Apostolicam Actuositatem, 4.
[20]Propositio, 5.
[21]Tông Huấn, Người Tín Hữu Giáo Dân, 1987, 17.
[22]Ibid.
[23]Ibid.
[24]Thánh Lêo Cả, Bài giảng, XXI.
[25]Thánh Maximô, Luận giải III về Bí tích Rửa tội.
[26]Tông Huấn, Người Tín Hữu Giáo Dân, 1987, 10.
[27]Thủ bản, Phong trào giáo dân Việt Nam hải ngoại, 11-12.
Các tin khác