Đức Tổng giám mục Matxcơva:
“Chứng tá là sức mạnh lớn nhất của người tín hữu Kitô”
Đức Tổng giám mục Paolo Pezzi
WHĐ (21.01.2013) – Trong dịp tham dự Hội nghị toàn thể của Hội đồng Tòa thánh Cor Unumtại Roma (17–19/01/2013) –cũng là dịp khai mạc Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu–, Đức Tổng giám mục Paolo Pezzi,Tổng giám mục Tổng giáo phận Mẹ Thiên Chúa ở Matxcơva, đã trao đổi với hãng tin Zenit về chủ đề “sự hiệp nhất các Kitô hữu”.
Sau đây là nội dung cuộc trao đổi.
***
Zenit: Một người Ý lại lãnh đạo giáo phận quan trọng nhất trong một quốc gia Chính thống giáo lớn nhất, điều đó có ý nghĩa gì?
Đức Tổng giám mục Pezzi: Tôi phải khiêm tốn chấp nhận yêu cầu của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI. Trong cuộc sống,tôi đã học được rằng khi thưa lời xin vâng với Thiên Chúa, chúng ta chẳng bao giờ sai lầm. Như thế, hoàn cảnh cuộc sốngcó thay đổi, nhưng điều quan trọng là thưa xin vâng với Chúa Kitô khi Ngài gọi. Nước Nga đúng là một đất nước vĩ đại và Chính thống giáo là tôn giáo phổ biến nhất. Đối với tôi, là một người có gốcgác và lịch sửÝ, trước hết tôi phải khiêm tốn mở lòng ra đối với Mầu nhiệm của Thiên Chúa. Khi tôi được bổ nhiệm làm giám mục Công giáo Matxcơva, có một bạn trẻ Công giáo hỏi,chakhông cảm thấy như một người xa lạ ở Matxcơva vì là người Ý và làngười Công giáosao?Và tôi trả lời rằng, cóChúa Giêsu Kitô tôi không còn cảm thấy mình là người xa lạ, cònnếu không có Chúa Kitô, tôi sẽ là một người xa lạ ngay với bản thân mình. Trong những năm qua tôi đã cố gắng để đừng quên chân lý ấy.
– Nước Nga thời hậu Cộng sản là một nơi đầy mâu thuẫn. Trong đó những điều tai hại nhất là tham nhũng, nghiện rượu, và nhất là sự sụp đổ về nhân khẩu học Trái lại, chúng ta lại thấy tôn giáo hồi sinh sau nhiều năm bị Cộng sảnđàn áp. Theo kinh nghiệm mục vụ,Đức chacó thấy như vậy không?
– Việc hồisinh tôn giáo chắc chắn là một đặc trưng của nước Nga thời hậu Cộngsản. Tôi muốn nói rằng điều đó thể hiện trước hết nơi các vấn nạn tối thượng về ý nghĩa của cuộc sống và cái chết. Đâylà một vấn nạn cần tiếp tục đào sâu và học hỏi. Vấn nạn về ý nghĩa sâu xa này liên hệ đến việc xây dựng các mối tương quan, tạo lập một gia đình, sinh sản con cái. Tóm lại, nó chạm đến cả vận mệnh của một người mà người ấy không thể né tránh. Tôi xin phép nói rằng tôi hết sức ngạc nhiên –trong những người tôi gặp, đặc biệt là những người trẻ–khi thấy rằng không hoàn cảnh nào có thể dập tắt hy vọngvà triển vọng là chính cuộc sống của mỗi con người.
– Trong công việc mục vụ hằng ngày, Đức cha thực hiện việc đối thoại với Giáo hội Chính thốngra sao?
– Không thể không đối thoại với Chính thống giáo. Cuộc đối thoại ấy ở ngay trong lời cầu nguyện của tôi, trong việc dâng lễ hằng ngày, trong sứ vụ của tôi, trong khi gặp gỡ mọi người. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là chỉ nói về đối thoại hay chỉ hoạt động đối thoại, nhưng điều ấy luôn ở trong tim tôi. Và rồi, tất nhiên, có những cơ hội tốtđẹp để gặp gỡ các giám mục, linh mục và giáo dân Chính thống giáo. Tôi phải nói rằng chứngtá bao giờ cũng là nền tảng vàlà nội dung chính của các cuộc gặp gỡ này. Chứng tá là sức mạnh lớn nhất của người tín hữu Kitô: một người nhiệt tâm, hạnh phúc và biết ơn vì đức tin, nếu Chúa muốn, sẽ trở nên một nhân tố hoán cải, trở về với Chúa Kitô.
– Trong chương trình của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, ngài dành ưu tiên cho đại kết. Theo Đức cha, đã có được kết quả gì về phía Chính thốnggiáo?
– Tôi nghĩ rằng niềm say mê hiệp nhất là một trong những nét cảm động nhất của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI. Ngay từ đầu, điều đó đã khiến riêng tôi rất xúc động. Và tôi vô cùng cảm động khi nhớ lại giờ Kinh chiều trong Khóa họp Thượng Hội đồng Giám Mục năm 2008,có Đức Thượng phụ Constantinopolis Bartholomaios tham dự;khiấy Đức giáo hoàng đặt câu hỏi: “Nếu chúng ta có cùng một Cha, thì tại sao lại không thể là anh emvới nhau?”Trong giớiChính thống Nga, niềm say mê Chúa Kitô ấy của Đức giáo hoàng rất có ảnh hưởngvà được trân trọng cách đặc biệt. Chỉ cần nhắclại một số thông điệp mà Đức giáo hoàng và Đức Thượng phụ Kyril đã trao đổi trong những năm vừa qua.
– Tuần lễ Cầu nguyện cho các Kitô hữu hiệp nhất đang diễn ra. Đức cha sống Tuần lễ này như thế nào?
– Tôi chỉ ở Romavài ngày để họp Hội nghị toàn thể Hội đồng Tòa thánh Cor Unumdo Đức hồng yRobert Sarah mời. Ở Nga, chúng tôi có nhiều sáng kiến trong tuần lễ này, để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cầu nguyện cho các Kitô hữu được hiệp nhất. Tôi nghĩ rằng ý tưởng cơ bản của năm nay mới được Đức hồng yKoch chọn ra, khi ngàinói về đại kết, sự hiệp nhất của các Kitô hữu không phải là một ảo tưởng, nhưng là một lời hứa, mà Chúa Kitô đã cầu xin trong những giây phút cuối cuộc sống trần thế của Người, khi Người gặp các môn đệ lần cuối, trước khi bị bắt và treo trên Thập giá. Vì thế, chúng ta cũng phải cầu xin ơn hiệp nhất. Cá nhân tôi sẽ tham dự hai buổi cầu nguyện với những anh em Kitô giáo khác,vào ngàythứ Hai 21-01tại Matxcơvavà ngày thứ Năm 24-01tại Saint Petersburg. Như một người bạn của tôi nói với tôi trong những ngày này, qua lời của một Cha linh hướng nổi tiếng: “Các công trình lớn đều được thực hiện khi quỳ gối”. Nhờ thế mà bạn cũng có thể thi hành và cống hiến cho sự hiệp nhất Kitô giáo.
(Zenit, 18-01-2013)
Các tin khác