Thứ bảy, ngày 20 tháng 04 năm 2024 | 02:56 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Người giáo dân

 

ĐÀO LUYỆN GIÁO DÂN

 

THIÊN NIÊN KỶ MỚI

 

"LINH ĐẠO – MỤC VỤ - TRUYỀN GIÁO"

 

1. ĐÀO LUYỆN LINH ĐẠO

 

1.1. Ý nghĩa

 

Linh đạo là con đường xây dựng và phát triển đời sống tâm linh. Theo phương pháp “Khoa học-Hội thánh” và xu thế Thời-đại “Đông-Tây” hòa hợp. Linh đạo thời nay, tập trung vào Chúa Kitô và Phúc Âm.

 

1.2. Mục đích

 

Thực thi giới răn: “Mến Chúa.” Hầu đạt tới Đức Kitô, theo cảm nghiệm lý tưởng của thánh Phaolô:

 

“Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi…”[1]

 

1.3. Sư phạm và kỹ năng

 

Chúa Giêsu, nhà Đào Luyện. Ngài đã đào luyện Phêrô với tinh thần “Khoa học-Hội thánh.” Hai yếu tố khoa học được lưu ý: Sư phạm và kỹ năng.

 

1.3.1. Sư phạm:

 

Có đặc điểm là kiên trì, tiệm tiến, lặp đi lặp lại.

 

Cổ nhân dạy: “Quá tam ba bận.”

 

Cũng giống như nhân đức là một tập quán hành thiện. Muốn có tập quán, phải làm đi làm lại nhiều lần.

 

1.3.2. Kỹ năng:

 

Tập trung tác động vào ba cơ năng quan yếu: “Tâm, Trí và Ý Chí.” Khi “Tâm –Trí hòa quyện với nhau, sẽ biến thành “Ý Chí.” Ý chí quyết tâm, với Ơn Chúa, thực hành bền vững, sẽ trở thành nhân đức.

 

1.4. Nội dung

 

1.4.1. Lời Chúa (Jn. 21: 15-19)

 

Khi các môn đệ ăn xong, Đức Giê-su hỏi ông Si-môn Phê-rô: "Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có mến Thầy hơn các anh em này không? " Ông đáp: "Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy."Đức Giê-su nói với ông: "Hãy chăm sóc chiên con của Thầy."16 Người lại hỏi: "Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có mến Thầy không?" Ông đáp: "Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy." Người nói: "Hãy chăn dắt chiên của Thầy."17 Người hỏi lần thứ ba: "Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có yêu mến Thầy không?" Ông Phê-rô buồn vì Người hỏi tới ba lần: "Anh có yêu mến Thầy không?" Ông đáp: "Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy." Đức Giê-su bảo: "Hãy chăm sóc chiên của Thầy.18 Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tùy ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn."19 Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa. Thế rồi, Người bảo ông: "Hãy theo Thầy."

 

 

1.4.2. Áp dụng

 

Chúa Giêsu, “Đấng Sư Phạm” đại tài. Khi đào luyện Phêrô, Người Lãnh Đạo Hội Thánh, Chúa đã lặp đi lặp lại 3 lần. Ngài bắt đầu từ Tâm: “Con có yêu…”; rồi Trí: “Thầy biết… Thầy biết con yêu…” Sau đó, khi thấy “Tâm-Trí” của Phêrô đã quyện lại với nhau, Ngài kêu gọi Ý Chí “Hãy theo Thầy.” Quyết tâm theo, thì phải từ bỏ ý riêng, thuận theo Ý Chúa. Quyết tâm thi hành bền vững, với Ơn Chúa, sẽ trở thành nhân đức. Người có nhân đức là người nên giống Chúa. Nên giống Chúa là nên Thánh. Nên Thánh là được nên Một trong Chúa. Đó là mục đích sau cùng của việc đào luyện tâm linh, đào luyện đời sống nội tâm.

 

PHƯƠNG THỨC

 

CẦU NGUYỆN - CẢM NGHIỆM

 

1. Nhận thức

 

1.1. Ý nghĩa

 

Phương thức“Cầu Nguyện-Cảm Nghiệm,” là phương thứcĐào luyện Tâm Linh. Dựa trên định hướng: “Khoa học-Hội thánh” và xu thế thời đại: “Đông -Tây” hòa hợp. Dung hòa: Động và TĩnhTình và .” Dẫn tới Ý Chí quyết tâm.

 

1.2. Mục đích

 

Cầu Nguyện-Cảm Nghiệm, giúp ta xác tín mạnh mẽ sự hiện diện của Chúa, đang ở trong trung tâm sâu thẳm của cõi lòng ta. Giúp ta ý thức sự hiện diện của Chúa ở khắp mọi nơi và mọi lúc, ngay cả ngoài lúc cầu nguyện. Giúp ta chuyển đổi đức tin truyền thống, cộng đồng trở thành đức tin xác tín bản thân, sống động và cá vị. Đặc biệt giúp ta đạt tới lý tưởng linh đạo: “Chúa Kitô sống trong tôi.”

 

Đáp ứng nhu cầu thời đại “Tâm Linh”.

 

Đem lại Bình An và Sáng Suốt cho con người thời đại.

 

Chữa lành một số bệnh nguy hiểm của thời đại.

 

1.3. Đặc điểm

 

1.3.1.  Đón nhận Chúa Thánh Thần, Đấng trực tiếp và giúp ta tự đào luyện.

 

1.3.2.  Khi chia trí, ta cứ nhẹ nhàng đưa trí khôn trở lại Lời Nguyện.

 

1.3.3.  Thực hành: Từ 15 tới 30phút mỗi lần. Ngày 2 lần, sáng, chiều.

 

2. Đào Luyện

 

2.1.  Định tâm xác tín

 

Tư thế ngồi thanh thản. Nhắm mắt. Hoặc mở ¼, nhìn xuống đầu mũi. Im lặng. Tâm trí nhớ lại lời hứa của Chúa: “Ở đâu có hai ba người, họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ”[2]Sau rước lễ, cố gắng xác tín Chúa hiện diện và giục lòng yêu mến Ngài. Cảm nghiệm sống với Ngài, để được Ngài biến đổi.

 

(1 phút)

 

2.2.   Khởi động

 

“Con nhìn Chúa. Chúa nhìn con. Con yêu mến Chúa. Xin Chúa biến đổi con nên giống Chúa“Hiền Lành và Khiêm Nhường.” Xin Chúa thực hiện Thánh Ý Chúa nơi con: “Sống Liên Đới Trách Nhiệm và Yêu Thương Phục Vụ.” “Qua con đường Đối Thoại và Hòa Giải.” 

 

2.3. Trí: Cầu nguyện

 

(Chọn một hai Lời Chúa trong Kinh Thánh, gọi là Lời Nguyện, làm như cái đà để đưa lòng trí ta tới sự hiện diện và hoạt động của Chúa trong trung tâm cõi lòng ta. Tôi thường hay chọn hai Lời sau đây. Xin mọi người đọc hay hát tùy ý.)

 

- “Thầy là cây nho, các con là cành, cành nào kết hợp cùng cây, sẽ trổ sinh hoa trái, cành nào lìa cây sẽ khô héo liền, các con hãy ở trong tình yêu của Thầy;”

 

- “Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong kẻ ấy, kẻ ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, các con không làm gì được.”

 

2.4. Tâm: Cảm nghiệm (Nói trong tâm hồn.)

 

“Con sống trong Chúa như cá trong biển.”

 

“Chúa sống trong con như kho tàng trong nhà.”

 

“Con và Chúa nên một, như bột dậy men.”

 

“Như cục than đen, như thanh sắt han gỉ, được đặt trong lò lửa yêu mến, sẽ được Chúa biến đổi một cách nhẹ nhàng mà mãnh liệt, bất ngờ và lạ lùng.” (1)

 

Im lặng 2 phút.

 

Cứ 2 phút lặp lại 1 lần. Lặp đi lặp lại 3-5 lần.

 

2.5. Trí: Cầu nguyện

 

- “Thầy là cây nho, các con là cành, cành nào kết hợp cùng cây, sẽ trổ sinh hoa trái, cành nào lìa cây sẽ khô héo liền, các con hãy ở trong tình yêu của Thầy;”

 

- “Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong kẻ ấy, kẻ ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, các con không làm gì được.”

 

2.6.Tâm: Cảm nghiệm (Nói trong tâm hồn)

 

“Con sống trong Chúa như cá trong biển.”

 

“Chúa sống trong con như kho tàng trong nhà.”

 

“Con và Chúa nên một, như bột dậy men.”

 

“Như cục than đen, như thanh sắt han gỉ, được đặt trong lò lửa yêu mến, sẽ được Chúa biến đổi một cách nhẹ nhàng mà mãnh liệt, bất ngờ và lạ lùng.” (1)

 

Im lặng 2 phút.

 

2.7. Trí: Cầu nguyện

 

- “Thầy là cây nho, các con là cành, cành nào kết hợp cùng cây, sẽ trổ sinh hoa trái, cành nào lìa cây sẽ khô héo liền, các con hãy ở trong tình yêu của Thầy”.

 

- “Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong kẻ ấy, kẻ ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, các con không làm gì được.”

 

2.8. Tâm: Cảm nghiệm (Nói trong tâm hồn)

 

“Con sống trong Chúa như cá trong biển.”

 

“Chúa sống trong con như kho tàng trong nhà.”

 

“Con và Chúa nên một, như bột dậy men.”

 

“Như cục than đen, như thanh sắt han gỉ, được đặt trong lò lửa yêu mến, sẽ được Chúa biến đổi một cách nhẹ nhàng mà mãnh liệt, bất ngờ và lạ lùng.” (1)

 

Im lặng 2 phút.

 

Lặp lại lời nguyện. Cảm nghiệm nội tâm.

 

Cứ 2 phút lặp lại 1 lần. Lặp đi lặp lại 3-5 lần.

 

2.9. Ý Chí: Thể hiện qua “Lời nguyện tự phát”:

 

Kết quả của tâm và trí quyện lại với nhau, trở thành ý chí, quyết tâm theo Chúa. Nólên điều quyết tâm. Xin ơn thực hiện bền vững điều quyết tâm

 

Ví dụ: "Lạy Chúa Giêsu, con đang ở với Chúa. Con yêu mến Chúa. Con cảm tạ, chúc tụng, ngợi khen và tôn vinh Chúa. Khi về với cuộc sống đời thường, con quyết tâm sống hiền lành và khiêm nhường. Xin Chúa trợ giúp con sống bền vững điều con quyết tâm"

 

2.10. Kết thúc

 

Lặp lại bước đầu (con nhìn Chúa…)

 

Sau cùng, đọc rất chậm kinh Lạy Cha, được đọc theo lối cảm nghiệm, nhận thức.

 

2.11. Xin ơn Thánh Thần: (Giơ cao hai tay)

 

“Xin Chúa Giêsu sai Thánh Thần đến với con. Cùng với Mẹ Maria, con đón nhận Thánh Thần. Xin Thánh Thần ban ơn: Khôn Ngoan, Sức Mạnh và Tầm Nhìn cho con. Amen.”

 

3. Nhận xét

 

Kinh nghiệm thực hiện trong một năm, tôi cảm nghiệm được sự Thiên Chúa biến đổi nội tâm và trong mục vụ. Bản thân an vui, nhẫn nại, hiền hòa, nhân hậu, trung tín, yêu thương. Hay nghĩ tới hạnh phúc mọi người, mong ước họ bớt khổ. Tóm lại, cảm thấy trở nên người mới trong Chúa Giêsu và mới với mọi người. Hiện nay, tôi tiếp tục thực hành, và phổ biến phương pháp cầu nguyện này, mỗi khi có dịp giúp tĩnh tâm. 

 

(1) Cảm nghiệm theo thánh Bernard và Đức Cố Viện Phụ Giuse Chu Công.

 

1. Trước hết, Con sống trong Chúa,” như cá trong biển.

 

Một ngày kia, cá con hỏi cá mẹ rằng:

 

“Biển là gì?”

 

Cá mẹ nói:

 

“Từ khi chào đời, con đã sống trong biển. Biển là tất cả những gì bao bọc con. Con hằng đùa giỡn trong biển. Nếu không có biển, thì loài cá chúng ta sống sao được!”

 

2. Thứ đến, “Chúa sống trong con,” như kho tàng quí giá trong nhà.

 

Minh hoạ:

 

Mấy năm gần đây, ở vùng quê tiểu bang Oklahoma. Có hai vợ chồng già sống trong một căn nhà nghèo nàn. Một hôm, có kỹ sư tới nhà, xin khoan một lỗ để xem có dầu ở dưới nền nhà bếp của ông bà không. May mắn, kỹ sư đã tìm ra dầu và bơm lên hàng ngàn thùng dầu. Sau đó hai ông bà trở nên giàu có và sống đàng hoàng ở phố “Easy Street.” Một ngày kia, nhớ lại vận may, ông cụ thốt ra câu: “Chỉ nghĩ đến cái gì nằm dưới chân đã đủ sướng!”[3]

 

3. Sau cùng, “Con và Chúa nên một,” Như bột dậy men, như cục than đen, như thanh sắt han gỉ, được đặt trong lò lửa yêu mến, sẽ được Chúa biến đổi một cách nhẹ nhàng mà mãnh liệt; bất ngờ và lạ lùng.

 

Minh hoạ:

 

Ở chân núi Khôn Ngoan, có bà cụ mở quán trà giải khát. Bất kỳ tu sĩ nào hỏi bà, phải đi lối nào để lên núi Khôn, bà đều trả lời:

 

“Cứ đi thẳng.”

 

Nhưng khi họ đi thẳng, thì bà lại bảo họ là:

 

“Coi có vẻ khôi ngô, nhưng sao lại quẹo ngang như thế, thật là khờ dại, vụng về!”

 

Tại sao vậy?

 

Con đường đưa tới Núi Khôn là con đường thẳng đưa tới sự khôn ngoan ở trong tâm trí ta, không phải ở ngoài ta.

 

Như lời Chúa Giêsu dạy:

 

“Nước Thiên Đàng ở trong các con.”[4]

 

Và: “Này chị, giờ đã đến, khi người tôn thờ Chúa không còn thờ Chúa trên núi này hay núi nọ; những ai tôn thờ thực sự sẽ tôn thờ trong tinh thần và chân lý.”[5]“Và nước mà Ta cho chị sẽ trở nên mạch nước trào lên từ lòng chị tới sự sống đời đời.”[6]

 

 

Kết luận

 

Ta sống trong Chúa và Chúa sống trong ta, như hạt sương tan biến trong biển cả, như chim bay trong bầu trời, như cá bơi lặn trong đại dương. Chúa trở nên một với linh hồn.

 

Một lối sống được thay đổi sâu xa.

 

Hạnh phúc cho linh hồn có Chúa ở trong họ, linh hồn sống với Chúa, sống cho Chúa và được chuyển biến bởi Chúa.

 

Đúng như cảm nghiệm tâm linh của thánh Phaolô:

 

“Bây giờ không phải tôi sống, nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi.”[7]

 

Được Chúa biến đổi nên giống Chúa: “Hiền Lành và Khiêm Nhường.”

 

Mục đích sau cùng của việc đào luyện Linh Đạo, đạt đời nội tâm là thế.

 

2. ĐÀO LUYỆN MỤC VỤ

 

2.1. Ý nghĩa

 

Mục vụ là “Khoa học và Nghệ thuật”

 

Phục vụ, chăm sóc, dẫn dắt Con Người và biến đổi Môi Trường.

 

Truy tìm “Tài Năng” tiềm ẩn trong mỗi cá nhân, giúp biến đổi thành mãnh lực.

 

Lãnh đạo tinh thần.

 

Nghệ thuật lãnh đạo Dân Chúa.

 

Như người Mục tử chăn dắt đàn chiên.

 

Mục vụ thời nay, tập trung vào Con Người và Môi Trường.

 

2.1. Mục đích

 

Thực thi giới răn: “Yêu Người.”

 

Đáp trả Kinh Thánh: “Cựu Ước-Tân Ước” và văn hóa “Đông-Tây.”

 

Qua hai định hướng: “Liên đới - Trách nhiệm” và “Yêu thương - Phục vụ.

 

Hầu đạt tới Con Người toàn diện như Đức Kitô, với ba chiều kích: “Thể chất, Tinh thần, Tâm linh.”[8]

 

3. Đào luyện mục vụ: “Liên đới-Trách nhiệm”

 

3.1. Lý do

 

3.1.1. Đáp trả Cựu Ước

 

Trước khi ăn quả Chúa cấm, Eva không liên đới với Adam và với Chúa. Sau khi ăn, đã đổ lỗi mà không chịu trách nhiệm.

 

3.1.2. Đáp trả văn hóa Tây Phương

 

Văn hóa Tây Phương đề cao chủ nghĩa tự do cá nhân. Dẫn tới thiếu liên đới và trách nhiệm.

 

Hậu quả khôn lường.

 

3.2. Nội dung

 

3.2.1. Dẫn nhập

 

Câu truyện về loài hoa Thủy Tiên, trong thần thoại Hy Lạp.

 

Có chàng Narcis đẹp trai.

 

Biết bao cô gái để mắt. Anh không màng. Suốt ngày say mê săn bắn.

 

Một hôm vào rừng săn, quên cả thời gian. Mãi đến xế chiều, anh giật mình, vì đã đi quá sâu, quên cả lối về.

 

Anh hốt hoảng kêu:

 

“Có ai đó không?”

 

Chỉ duy có tiếng vọng: “Có ai đó không?”

 

Đến khi kiệt sức, anh ngồi trên bờ giếng trong vắt.

 

Ngó thấy một khuôn mặt thật đẹp. Đẹp đến nỗi anh cũng phải si mê. Nên cúi xuống, đưa hai bàn tay vục xuống, ôm lấy khuôn mặt đó.

 

Nhưng mỗi khi vừa chạm tới, khuôn mặt loang loáng từ chối và càng chìm xuống xa hơn.

 

Chàng si mê nhân tình, cố liều.

 

Cuối cùng chàng đã lao xuống giếng.

 

Chết.

 

Hóa thành loài hoa Thủy Tiên.

 

Loài Hoa rất yếu đuối.

 

Narcis đã chết vì chủ nghĩa tự do cá nhân.

 

3.2.2. Đọc Lời Chúa

 

Dụ ngôn người Samari tốt lành[9]

 

“Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Ðức Giêsu rằng: "Nhưng ai là người thân cận của tôi?" Ðức Giêsu đáp: "Một người kia từ Giêrusalem xuống Giêrikhô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy người này, ông tránh qua bên kia mà đi. Rồi cũng thế, một thầy Lêvi đi tới chỗ ấy, cũng thấy, cũng tránh qua bên kia mà đi. Nhưng một người Samaria kia đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy, và chạnh lòng thương. Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: "Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiều, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác". Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?" Người thông luật trả lời: "Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy". Ðức Giêsu bảo ông ta: "Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy". 

 

3.2.3. Suy niệm

 

Chúa dạy: "Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy."

 

Nghĩa là hãy sống tinh thần “Liên đới và Trách nhiệm.”

 

Cha Coriden khẳng định:

 

Tình Liên Đớichất keo đính kết các tín hữu với nhau

 

Nó mang sức mạnh và sự ổn định đến cho cộng đoàn, và là động cơ thúc đẩy các hoạt động vì công lý và bác ái của cộng đoàn.”[10]

 

Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II rất coi trọng sự Liên Đới, đến nỗi Ngài cho Liên Đới là một Nhân Đức. Ngài nói “nó là một quyết tâm mạnh mẽ và kiên định để dấn thân vì lợi ích chung.”[11]

 

Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI xác nhận tinh thần “Đồng Trách Nhiệm” giữa hàng giáo sĩ và hàng giáo dân.

 

Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu, vừa công bố: “Sứ Điệp về Đồng Trách Nhiệm Trong Cộng Đoàn Kitô Hữu.” Ngài khẳng định:

 

“Giáo Phận Long Xuyên không có con đường nào khác ngoài con đường trở về xây dựng Giáo Phận thành một Hội Thánh Tham Gia và Hiệp Thông trong tinh thần Đồng trách Nhiệm.”

 

Sống “Liên đới - Trách nhiệm” là con đường mục vụ thời nay.

 

Đáp trả tinh thần Cựu Ước và nền văn hóa Tây phương.

 

Minh hoạ: Gương sống đạo “Liên Đới - Trách Nhiệm”

 

Câu chuyện: Tội vô tình.

 

Có một tu viện công giáo, trước kia rất sầm uất, như một trung tâm thu hút khách hành hương. Thế mà bây giờ tu viện chẳng khác gì như ngôi chùa hoang phế. Nhà thờ vắng lặng, tu sĩ thưa thớt, cuộc sống thật buồn!

 

Tu Viện Trưởng tìm hiểu nguyên nhân hay lỗi lầm gì đã đưa tu viện tới tình trạng thảm thương này.

 

Có vị Ẩn Sĩ cho biết:

 

“Tội đã và đang xảy ra trong cộng đoàn đó là tội Vô Tình.”

 

Và ông giải thích:

 

“Đấng Cứu Thế đã cải trang thành một người trong quí vị, nhưng quí vị không nhận ra Ngài.”

 

Nhận được lời giải đáp, Tu Viện Trưởng liền triệu tập mọi người lại và loan báo cho họ biết Đấng Cứu Thế đang cải trang thành một người trong nhà.

 

Các tu sĩ mở to đôi mắt và quan sát nhau.

 

Ai là Đấng Cứu Thế cải trang vậy?

 

Và từ đó mọi người đều sống “Liên đới-Trách nhiệm,” đối xử với nhau như với Đấng Cứu Thế.

 

Chẳng bao lâu, bầu khí yêu thương huynh đệ, sức sống và niềm vui đã trở lại với tu viện.

 

Từ khắp nơi người ta lại tìm đến tu viện để tĩnh tâm và cầu nguyện.

 

Nhiều người trẻ cũng đến xin gia nhập cộng đoàn (Trích món quà Giáng sinh).

 

Thực hành

 

Quan tâm, đối xử với nhau như với Đức Giêsu Cứu Thế.

 

1. Cụ thể, qua tiếp xúc, giao lưu, đối thoại, chúng ta nhận ra ưu và khuyết điểm nơi người chung quanh. Rồi tìm cách khích lệ, phát huy ưu điểm và giúp khắc phục khuyết điểm, để mỗi ngày chúng ta được thăng tiến. Hầu nên giống Chúa Kitô hơn.

 

2. Liên đới-Trách nhiệm với xã hội, các Tôn giáo trong địa phương…

 

3. Liên đới-Trách nhiệm với các tang gia, gia đình neo đơn, khó khăn…

 

4. Đào luyện mục vụ: “Yêu Thương-Phục Vụ”

 

4.1. Lý do

 

4.1.1. Đáp trả Tân Ước

 

Chúa Giêsu dạy:

 

“Ta đến để phục vụ.”[12] Và truyền: “Hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con.”[13]

 

4.1.2. Đáp trả văn hóa Đông Phương

 

Văn hóa Phương Đông có gốc nông nghiệp. Mặt bằng nông nghiệp tác động thêm vào việc hình thành tính cách con người. Vì thế, con người vốn sẵn tính ghen ghét, lại càng thêm: “Đố kỵ cào bằng.” Mặt khác, do ảnh hưởng của văn hóa khu vực, nhất là với Trung Hoa. Cụ thể là với Khổng Giáo, vốn trọng “Thầy”: “Nhất tự vi Sư, bán tự vi Sư.”

 

Do đó, người ta thích làm chức năng “ Thầy Dạy,” không thích làm chức năng của người đầy tớ: “Phục vụ.”

 

Thế nên, mục vụ: “Yêu thương – Phục vụ” là đáp trả Tân Ước và văn hóa Phương Đông.

 

Hơn nữa, hệ quả sẽ tạo nên môi trường đất tốt cho hạt giống Đức Tin nảy mầm.

 

4.2. Nội dung

 

4.2.1. Dẫn nhập

 

Đức Tin là một Ân Huệ.

 

Đức cố Giáo Hoàng Gioan PhaolôII diễn tả như hạt giống, Thiên Chúa đã gieo vào đáy thẳm sâu của tâm hồn mỗi con người. Hạt giống ấy chỉ đâm chồi nảy lộc sinh hoa kết trái trong môi trường “Yêu Thương và Phục Vụ.”

 

Vì thế Giáo Hội Công Giáo chỉ xin được phục vụ.

 

Giáo Hội Việt Nam chọn con đường “Yêu thương – Phục vụ.”

 

4.2.2. Đọc Lời Chúa

 

"Nước Trời cũng giống như chuyện hạt cải người nọ lấy gieo trong ruộng mình. Tuy nó là loại nhỏ nhất trong các hạt giống, nhưng khi lớn lên, thì lại là thứ rau lớn nhất; nó trở thành cây, đến nỗi chim trời tới làm tổ trên cành được." (Mt 13:31-33)

 

 “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” (Ga, 13: 34)

 

 “Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người.” (Mt. 20: 28)

 

 “Thầy sống giữa anh em như một người phục vụ.” (Lc. 22: 27)

 

4.2.3. Suy niệm

 

“Yêu thương và Phục vụ” là môi trường cho hạt giống Đức Tin nảy mầm.

 

Sau đây là kinh nghiệm mục vụ của Thánh Phanxicô khó khăn.

 

Tôi thường hay kể câu chuyện về Thánh Phanxicô.

 

Câu chuyện đề cập tới ba “Tên Trộm” khét tiếng, đã trở nên ba “Thầy Dòng” nổi tiếng, chỉ vì cách xử sự “Hiền lành - Khiêm nhường” và giàu tình thương của Ng&agra

Các tin khác

    (Trang 1/3)    1 2 3

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô