Thứ năm, ngày 18 tháng 04 năm 2024 | 12:32 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Truyền giáo

 

 

Hòa giải

 

Trong Môi Trường Văn Hóa Việt Nam

 

Đặc trưng văn hóa Việt Nam

 

Một trong những đặc trưng văn hóa bản địa Việt Nam là tính cộng đồng.[1]  Tính này dẫn đến tinh thần trọng dân chủ tập thể.  Trọng làng xóm.  Mỗi người đều hướng tới những người khác. 

 

Thêm vào, do ảnh hưởng của Tam Giáo, tính người Việt rất trọng hài hòa: “Dĩ hòa vi quí; tương hòa sinh hóa; hòa khí sinh tài (thái độ ôn hòa đẻ ra tiền của).”  Do đó hòa giải là tòa án nhân dân rất phổ biến, hữu hiệu trong xã hội và tôn giáo ở Việt Nam.

 

Ban hòa giải

 

Một người làm trung gian hay hợp tác đồng hòa giải là phương thức chung.  Nhưng để đáp ứng văn hóa Việt Nam: Tính Cộng Đồng”, các nhà lãnh đạo Việt Nam thường sử dụng phương thức tập thể, gọi là Ban Hòa Giải

 

Ban này gồm nhiều người và nhiều thành phần, cả phụ nữ, đặc biệt là nhữntg người cao niên, khôn ngoan, có chức vụ, nhiều kinh nghiệm.  Khi hòa giải, thường chọn ở những nơi có nhiều người trong khu xóm hay trong một tổ.  Hai bên hòa giải kính nể tập thể hơn cá nhân, thậm chí cả khi cá nhân ấy là người có chức vụ cao.

 

Minh họa

 

1.  Ban Hòa giải Dân Chúa: Môi trường xứ đạo

 

Công Đồng Vatican II  là Công Đồng đổi mới.  Để đổi mới, Thánh Công Đồng khởi đổi từ định nghĩa.  Trước hết định nghĩa về con người: “Con người là cả hồn cả xác, là xác và hồn” (MV 14.). 

 

Thứ đến là về Giáo Hội: “Giáo Hội là Dân Thiên Chúa, là gia đình của Chúa, là thân thể Chúa Kitô, là dấu chỉ và dụng cụ hiệp thông với Chúa và với toàn cầu.” (GH)  Căn cứ vào những định nghĩa trên, chúng ta có thể khắc họa dự thảo cơ chế: “Hội đồng mục vụ giáo xứ.” 

 

Cơ chế mục vụ này, thể hiện dấu chỉ và dụng cụ Hiệp Thông, tạo nên một Giáo Hội tham gia.  Cơ chế mục vụ này tạo cho cộng đồng tín hữu giáo xứ góp phần cộng tác vào việc cổ võ sinh hoạt mục vụ hợp tác sinh động, như trong đại gia đình Thiên Chúa.  Hệ thống tổ chức mục vụ này rất phù hợp với văn hóa Á Châu, đặc biệt là văn hóa Việt Nam: mang tính cộng đồng và trọng gia tộc. 

 

Hy vọng cơ chế mục vụ này, sẽ góp phần tích cực phục vụ nhân vị con người.  Và tác động phát triển hiệu quả toàn diện và toàn thể Giáo Hội và xã hội trong thời đại hợp tác hôm nay.

 

Hệ thống tổ chức “Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ,” thể hiện mầu nhiệm Hiệp Thông, bao gồm Thánh bổn mạng, cha xứ, các Thánh, các linh hồn, đại diện các thành phần Dân Chúa.  Như trong đại gia đình: có lão thành, gia trưởng, hiền mẫu, thanh niên, thiếu nhi, đại diện trẻ thơ.  Thánh bổn mạng, các Thánh, các linh hồn.  Cha xứ, không ở trên mà cùng ở trong hàng với Dân Chúa.  Hội Đồng Giáo Xứ không ở trên mà ở dưới Gia Đình Dân Chúa.  Họ được Dân Chúa bầu ra, được Giáo Quyền chấp thuận, xã hội công nhận, làm người phục vụ sự hiệp thông Dân Chúa. 

 

Bốn Ban đặc trách chuyên môn phục vụ cả hồn cả xác, cả đạo cả đời, cả vật chất cả tinh thần, cả đời này cả đời sau.  Quí chức cựu và Cố Vấn giúp kinh nghiệm hỗ trợ cho Hội Đồng Mục Vụ, đặc trách đào tạo người phục vụ cho giáo xứ. 

 

Đặc trưng cơ chế chú trọng tới Ơn Chúa và sự Hiệp Thông.  Vì thế, cơ chế được xây dựng trên nền tảng của sự Cầu Nguyện và Hy Sinh.  Theo phương châm: “Thứ nhất cầu nguyện, thứ nhì hy sinh, thứ ba mới tới hoạt động tông đồ.” Và bảo vệ sự Đoàn Kết với bất cứ giá nào, như thể bảo vệ “Con Ngươi” trong mắt mình. 

 

Để đạt mục đích Hiệp Thông trong môi trường văn hóa Việt Nam, chúng ta cần gì?

 

Ban Hòa Giải

 

Bao gồm một số Viên Chức Cựu có uy tín, có kinh nghiệm và trung thành với Giáo Hội.  Qui chế sinh hoạt của ban này được soạn thảo theo tinh thần Uỷ Ban Công Lý và Hòa Bình của Tòa Thánh.  Nhiệm vụ của Ban này là trung gian hòa giải giữa Phúc Âm và cuộc sống, giữa Đạo và Đời, giữa tinh thần và vật chất, giừa cha xứ và giáo xứ, giữa  gia đình cũng như  khu xóm. 

 

Kinh nghiệm gần ba mươi năm (1977- 2005) phục vụ môi trường xứ đạo, tôi cảm thấy hạnh phúc, mặc dầu phải đương đầu với nhiều thách đố.  Theo tầm nhìn văn hóa: “Tương lai Dân Tộc và Giáo Hội Việt Nam rất cần sử dụng hình thức Ban Hòa Giải, với trình độ cao về mục vụ đối thoại và hòa giải.”

 

2.  Trung gian hòa giải: Cuộc hôn nhận đặc biệt

 

Năm 2004, giáo hạt Tân Hiệp, giáo phận Long xuyên, đề cử tôi vào chức vụ: “Trung Gian”, giải quyết những nố Hôn Nhân khó khăn.  Sau đây là một vụ điển hình.

 

Bên Nữ, có chồng – chồng chết – để lại một cháu gái rất xinh đẹp, nay đã lên bảy.  Nhà cửa khang trang bên cạnh nhà bố mẹ chồng cũ.  Bên Nam, thanh niên chưa có gia đình.  Hai người thương yêu nhau, tiến tới hôn nhân. 

 

Trở ngại: gia đình cô ta và gia đình bố mẹ chồng cũ không tán thành.  Họ gây trở ngại, thậm chí đe dọa sẽ hành hung cha quản sở, nếu tiến hành lễ cưới trong thánh đường.

 

Giải quyết:  Cầu nguyện là công việc thường xuyên.

 

Đầu tiên, tôi mời Bố cô ta gặp tôi trao đổi.  Sau cuộc trao đổi, ông ta và tôi có ký kết văn bản.  Bao gồm các luật lệ, nguyên tắc, bổn phận về hôn nhân gia đình theo giáo luật và theo luật pháp đời. 

 

Tiếp theo, lần lượt tôi mời tất cả các bên có liên hệ.  Sau đó, tôi mời anh chị có ý định lấy nhau.  Trong trao đổi, tôi rất trân trọng, kiên nhẫn lắng nghe, thái độ khách quan, trung lập và nặng tình cảm.  Sau nhiều lần trao đổi, tôi phát hiện một nhu cầu chung: “Quyền lợi” của các bên liên hệ. 

 

Dựa trên nhu cầu này, tôi tiến hành vụ việc theo nguyên tắc: “Không để cho bên nào thiệt.”  Trước khi kết thúc vụ việc, tôi triệu tập phiên hòa giải, gồm Ban Hòa Giải xứ đạo, Chính Quyền địa phương, tôi, viên thư ký, hai anh chị sắp định kết hôn, địa điểm tại gia đình bố mẹ chồng cũ. 

 

Trước khi ra về, mọi người nghe lại các điều khoản, rồi ký nhận, có cả chữ ký của chính quyền và Ban Hòa Giải.  Ít lâu sau, tôi nhận được thiệp hồng lễ cưới và tiệc cưới.

 

Sự việc mãi tới nay, khi nghĩ lại, tôi hằng cảm tạ Thiên Chúa và trong lòng cảm thấy rất hạnh phúc.  Tôi mong ước và tiếp tục cầu nguyện cho họ và cho mọi người trong đại gia đình họ hạnh phúc.

 

Kết luận

 

Thiên Chúa là Đấng đối thoại: “Cha con và Thánh Thần.”  Qua Chúa Giêsu Kitô,

 

Thiên Chúa là Đấng Trung Gian Hòa Giải Cứu Độ.  Ngài muốn Giáo Hội là chính mỗi người chúng ta chia sẻ chức năng mục vụ Đối thoại và Hòa Giải để tiếp tục thực hiện ơn Cứu Độ cho nhân loại trong giai đoạn lịch sử hôm nay, nơi từng nền văn hóa.

 

Thực hành đối thoại trong mục vụ, chính là thực hành Đạo qua việc phục vụ con người.  Muốn phục vụ con người phải biết con người.  Con người thời nay là con người của khoa học và thực tiễn. 

 

Một trong những phương thế để biết con người cụ thể đó là phương pháp đối thoại.  Và như chúng ta đã biết, đối thoại là con đường mới của Hội Thánh.  Vì thế, đối thoại rất cần thiết và bổ ích cho các nhà mục vụ thời nay nếu muốn phục vụ con người hữu hiệu.  Chúng ta có thể nói, “Mục vụ đối thoại cũng chính là một trong những cách thức thực hành đạo qua việc phục vụ ‘Ngôi Lời.’   Phục vụ ‘Ngôi Lời’ dẫn tới thói quen.  Thói quen dẫn tới tính cách Kitô hữu.  Tính cách Kitô hữu dẫn tới định mệnh đời đời”.

 

Còn Hòa giải phải là sứ điệp trung tâm của Tin Mừng: “Thiên Chúa đã hòa giải chúng ta với Ngài qua Chúa Kitô và trao cho chúng ta nhiệm vụ hòa giải.”[2] Chúng ta không còn là kẻ thù của Thiên Chúa, hay người xa lạ với Ngài khi chúng ta tin vào Chúa Kitô.  Vì chúng ta đã được hòa giải với Thiên Chúa, chúng ta có ưu quyền khuyến khích người khác làm như vậy, và vì thế chúng ta là những Người mang trọng trách “Mục Vụ Hòa Giải.” Như lời Chúa Giêsu: “Nếu có người anh em ngươi xúc phạm tới ngươi, hay đi vàvạch cho họ biết lỗi lầm của họ, chỉ giữa ngươi và họ thôi.  Nếu họ nghe ngươi, ngươi đã lợi được người anh em”.[3]

 

Như thế, hoà giải có nghĩa là chữa lành những tương quan đã đổ vỡ.  Đây là những hướng dẫn mang tính cương lĩnh chiến lược của chính Chúa Giêsu đối với những người xúc phạm chúng ta, để tất cả có thể sống trong bình an hài hòa.

 

Đến đây, tôi xác tín: Đối thoại và hòa giải là nhiệm vụ Chúa trao, là cách thế loan báo Tin Mừng hiện đại của Hội Thánh trong thế giới ngày nay. Và cũng là Con Đường Hạnh Phúc: “Ai làm cho người khác hòa thuận là phúc thật, vì họ được gọi là con Thiên Chúa”.[4]

 

Lm. Gioankim Nguyễn Văn Hinh (D.Min.)

 



[1]
Trần Ngọc Thêm, Tìm về Bản Sắc Văn Hóa Việt nam, TP HCM, 1996, 213.

[2] 2 Cor. 5:18

[3] Mt 18:15.

[4]Mt 5: 9.

Các tin khác

    (Trang 1/3)    1 2 3

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô