Thứ năm, ngày 25 tháng 04 năm 2024 | 08:00 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

MỤC VỤ GIA ĐÌNH

GIÊRÔNIMÔ NGUYỄN VĂN NỘI

  MỤC VỤ GIA ĐÌNH

(TÀI LIỆU KHÓA TẬP HUẤN)

 

 

  “TÂN PHÚC ÂM HÓA ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH”

 2014

 

Khóa Tập Huấn Về Mục Vụ Gia Đình

 

LỜI GIỚI THIỆU

Gia đình vừa “là tế bào đầu tiên và sống động” vừa là “nền tảng của xã hội” (Familiaris Consortio 42). Gia đình công giáo là “giáo hội thu nhỏ” (FC 49), là “giáo hội tại gia” (FC 61). Gia đình có bốn bổn phận chính là (a) đào tạo một cộng đồng nhân vị, (b) phục vụ sự sống, (c) tham gia vào việc phát triển xã hội và (d) tham gia vào đời sống và sứ mạng của Giáo hội. Thực tại lớn lao ấy, chân lý tuyệt vời ấy được bao nhiêu gia đình công giáo am hiểu và thực hiện đầy đủ? Nhất là trong bối cảnh xã hội Việt Nam cũng như nhiều nơi trên thế giới ngày nay, gia đình như đang bị tấn công tứ phía và bị cuốn hút vào một dòng xoáy, một trào lưu, một cách sống nghiêng về vật chất, thực dụng, coi thường các gía trị đạo đức gia đình truyền thống, tôn giáo, tâm linh. Giáo hội công giáo toàn cầu và Giáo hội công giáo Việt Nam đang có những nỗ lực mới để củng cố gia đình: Ở cấp Giáo hội toàn quốc thì năm 2002 này được các giáo phận chọn làm Năm Thánh hóa Gia đình. Và theo nguồn tin không chính thức thì trong Hội nghị thường niên năm nay, Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng sẽ có Thư  Mục vụ về Gia đình gửi cộng đồng Dân Chúa và có thể sẽ thiết lập Uy Ban Giám mục về Gia đình. Còn ở phạm vi toàn cầu thì năm 2001 Giáo hội công giáo toàn cầu đã mừng kỷ niệm 20 năm (22.11.1981-22.11.2001) ngày Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành “Tông huấn FAMILIARIS CONSORTIO về các bổn phận của gia đình Ki-tô hữu”. Rồi vào ngày 23-26 tháng 01 năm 2003 tới đây, Giáo hội công giáo toàn cầu tổ chức một hội nghị về Gia đình, với chủ đề là: “Gia đình Kitô hữu là Tin Mừng cho thiên niên thứ ba” tại Manila (Philippines). Hiện nay công cuộc chuẩn bị ở cấp các Giáo hội Trung ương cũng như địa phương đang được tiến hành khẩn trương.

 

Chính trong bối cảnh ấy mà tôi có dự định sẽ dành thời gian để đọc kỹ và nghiên cứu Tông huấn FAMILIARIS CONSORTIO. Tông huấn này đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành ngày 22 tháng 11 năm 1981, tức cách nay gần 21 năm mà thú thật tôi chưa có dịp đọc toàn bản văn. Và theo lời giới thiệu của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Tông huấn này là “một tài liệu căn bản của Giáo hội về gia đình luôn mới mẻ cho cả giai đoạn hiện tại và chắc chắn cho nhiều thập niên tới, để mỗi người có thể khám phá và hiểu biết hơn về những phong phú về giáo lý, những gía trị về luân lý, nhất là trong lãnh vực mục vụ và văn hóa xã hội. Ước gì tập sách này đến với các cộng đoàn giáo xứ (cách riêng các linh mục, các cộng sự viên và những đôi vợ chồng và gia đình) như một sách cẩm nang giúp cho việc giảng dạy, thảo luận, huấn luyện, học hỏi trong các buổi giáo lý, trong cuộc sống và trong hoạt động mục vụ của mình” (Trích lời giới thiệu của Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận cho bản dịch Tông huấn của linh mục Augustinô Nguyễn Văn Dụ, ấn hành tại Roma năm 2001 để kỷ niệm 20 năm ngày ban hành Tông huấn).

 

Vào lúc bắt đầu thực hiện ý định trên, tôi nhận được một cú điện thoại. Bên đầu giây bên kia là linh mục Mi-ca-e Phạm Tiến Thành, Dòng Thánh Thể, bề trên cộng đoàn Mông Triệu (Bình Thạnh, Sài-gòn) mà tôi đã có dịp gặp gỡ làm quen hồi tháng 10 năm 2001 tại Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội. Linh mục Mi-ca-e Phạm Tiến Thành ngỏ ý muốn nhờ tôi giúp các tu sĩ của cộng đoàn một Khóa ngắn ngày về Mục vụ Gia Đình. Tuy chưa biết mình sẽ phải trình bày những điều gì với các tu sĩ Dòng Thánh Thể, nhưng tôi cũng vui vẻ nhận lời mời, vì tôi coi lời mời ấy là dấu chỉ của thánh Ý Chúa: Rõ ràng Chúa muốn tôi thực hiện điều mà Người đã gợi ý cho tôi cách đây không lâu mà tôi chưa thực sự bắt tay vào việc.

 

Đó là bối cảnh hình thành tập tài liệu “MỤC VỤ GIA ĐÌNH” này. Tông huấn Familiaris Consortio của Đức Gioan Phaolô II là tài liệu nền tảng của tập tài liệu này. Nhưng tôi cũng đưa ra một số đề tài không có trong Tông huần Familiaris Consortio, để đáp ứng nhu cầu hiện nay của Giáo hội Việt Nam. Vì thế ngoài một số công tác mục vụ mà nhiều giáo xứ đã và đang thực hiện trong lãnh vực quan trọng này, chúng tôi cũng mạnh dạn gợi ý về một số công việc mà Giáo hội cần làm trong tương lai.

 

Tập tài liệu được soạn không nhằm mục đích đào tạo các giáo lý viên phục vụ cho các lớp chuẩn bị hôn nhân mà nhằm đào tạo các nhân viên Mục vụ Gia đình (Family pastoral staff) là thành phần càng ngày càng đáng được coi trọng trong các giáo xứ, giáo phận. Chính vì thế mà tập tài liệu Mục vụ Gia đình này được gọi là tài liệu tập huấn và Khoá Mục vụ Gia đình được gọi là Khóa tập huấn về Mục vụ Gia đình.

 

Nội dung tập Mục vụ Gia đình này sẽ gồm 13 chương như sau:

Chương 1: Ý nghĩa & Tầm quan trọng của Mục Vụ Gia Đình.

Chương 2: Các giai đoạn của Mục Vụ Gia Đình.

Chương 3: Những cơ cấu của Mục vụ Gia đình.

Chương 4: Những người có trách nhiệm về Mục Vụ Gia Đình.

Chương 5: Hoạt động Mục vụ trong những hoàn cảnh đặc thù và cho các cuộc hôn nhân hỗn hợp.

Chương 6: Hoạt động Mục vụ trong một vài hoàn cảnh trái qui tắc.

Chương 7: Hoạt động Mục vụ cho những người không có gia đình và cho các gia đình trẻ.

Chương 8: Nội dung Khóa Giáo lý Hôn nhân.

Chương 9: Cách Tổ chức & Giảng dạy Khóa Giáo lý Hôn nhân.

Chương 10: Các Sinh hoạt Mục vụ Gia đình trong giáo xứ.

Chương 11: Mục vụ Tư  vấn về Hôn nhân và Gia đình.

Chương 12: Việc Đào tạo Nhân viên Mục vụ Gia đình.

Chương 13: Ban hay Văn phòng Mục vụ Gia đình Giáo phận và hoạt động của Ban hay Văn phòng ấy.

 

Như vậy Khoá Mục vụ Gia đình sẽ gồm 13 đề tài và cần một quĩ thời gian khoảng 26 tiết học, không kể buổi lượng gía đúc kết khóa.

 

Về mặt cấu trúc, mỗi đề tài được trình bày theo bố cục đơn giản như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

II. TIẾP CẬN VẤN ĐỀ

III. TÌM HIỂU VẤN ĐỀ

IV. THẢO LUẬN VÀ ỨNG DỤNG.

 

Trong cấu trúc trên có hai mục được đặc biệt dành cho các học viên. Đó là mục “TIẾP CẬN VẤN ĐỀ”  và “THẢO LUẬN & ỨNG DỤNG”. Do đó Khóa tập huấn chỉ đạt được mục đích yêu cầu khi có được sự tham gia tích cực và năng động của các học viên.

Rất mong nỗ lực nhỏ bé này được các linh mục, tu sĩ và giáo dân đón nhận, để các gia đình được thăng tiến hơn nhờ có thêm người phục vụ và có thêm Sinh hoạt Mục vụ chất lượng và phong phú.

 

Tp Hồ Chí Minh ngày 31.08  & 30.09 năm 2002

 

 Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

 

 Khóa Tập Huấn Về Mục Vụ Gia Đình

 

CHƯƠNG I

Ý nghĩa & tầm quan trọng của Mục Vụ Gia Đình

 I. Mục đích yêu cầu

1.1  Giúp các học viên hiểu rõ thế nào là Mục vụ Gia đình và Mục Vụ Gia đình có tầm quan trọng như thế nào, đối với Giáo hội và xã hội cũng như đối với các gia đình.

1.2  Giúp các học viên ý thức tầm quan trọng của Mục vụ Gia đình để họ nỗ lực đóng góp công sức vào công tác Mục vụ này theo khả năng và hoàn cảnh riêng của mình.

 

 II. Tiếp cận vấn đề

2.1 Các bạn biết, thấy, nghĩ  gì về Mục vụ Gia đình trong Giáo hội? Hãy chia sẻ với các học viên khác.

2.2 Theo bạn thì Mục vụ Gia đình cần thiết và quan trọng như thế nào? Thế tại sao trong các giáo xứ và giáo phận, Mục vụ ấy chưa được mấy người quan tâm?

2.3 Theo bạn thì tại sao có Khóa Tập huấn ngắn ngày về Mục vụ Gia đình này? Bản thân bạn “kỳ vọng” hay “trông đợi” gì ở Khóa Tập huấn này?

 

III. Tìm Hiểu Vấn đề 

3.1 Thế nào là Mục Vụ Gia đình?      

* Mục vụ: là tất cả những công việc mà Giáo hội và các thành phần khác nhau của Giáo hội thực hiện nhằm thể hiện trách nhiệm chăm sóc đối với các thành viên khác của Giáo hội hay đối với con người. “Mục vụ” xuất phát từ từ “Mục tử”. Mục tử là người có sứ mạng chăn dắt và chăm sóc đàn chiên được Thiên Chúa trao cho. Đức Giê-su là vị Mục tử nhân lành, là vị Chủ chăn tuyệt vời nhất, vì Người đã hiến mạng sống mình cho đàn chiên: từ việc giáng trần, lao động, giảng dạy, chữa bệnh, trừ quỉ, làm phép lạ cho đến việc chịu khổ nạn và chịu chết trên thập giá, Người đều làm vì chúng ta là chiên của Người, để cho chúng ta “được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10).

 

* Mục vụ Gia đình: là tất cả những công việc lớn nhỏ mà Giáo hội và các thành phần khác nhau của Giáo hội thực hiện nhằm thể hiện trách nhiệm chăm sóc đối với các gia đình và các thành viên của gia đình, nhằm giúp các gia đình và thành viên của gia đình thực hiện được chức năng, ơn gọi, sứ mạng của mình.

 

 3.2 Tầm quan trọng của Gia đình:

* Để thấy rõ tầm quan trọng của Mục vụ Gia đình, thì chúng ta phải thấy được tầm quan trọng của Gia đình, đối với từng con người, đối với xã hội cũng như Giáo hội. Đức Gio-an Phao-lô khẳng định: “Tương lai của thế giới và Giáo hội đi qua các gia đình (FC 75) & “Tương lai của nhân loại sẽ đến qua gia đình” (FC 86). Tại sao Đức Gio-an Phao-lô II lại quả quyết như thế? – Tại vì:

(a) đối với con người, gia đình là cái nôi trong đó con người sinh ra và lớn lên, là mái ấm, là trường học đầu tiên; gia đình có sứ mạng đặc biệt trong chương trình của Thiên Chúa.

(b) đối với xã hội, gia đình là tế bào, là nền tảng, là mẫu mực; giữa gia đình và xã hội có mối tương quan mật thiết, hữu cơ:

“Gia đình tốt thì xã hội mới tốt,

Xã hội mà tốt thì gia đình càng tốt”

(c) còn đối với Giáo hội, gia đình là Giáo hội thu nhỏ, Giáo hội tại gia, là trường học đời sống Ki-tô hữu, là cộng đoàn đón nhận, sống, làm chứng và rao giảng Tin Mừng Cứu độ.

* Trong tông huấn Familiaris Consortio, Đức Gio-an Phao-lô II đã nêu lên 4 bổn phận chính của gia đình là:

 

(a) Đào tạo một cộng đồng các ngôi vị:

Liên quan tới bổn phận thứ nhất là đào tạo một cộng đồng các ngôi vị, Tông huấn nêu lên những vấn đề chính sau đây:

-         Tình yêu là nguồn mạch và sức mạnh của sự hiệp thông (FC 18),

-         Sự hiệp thông vợ chồng là sự hiệp nhất không thể phân ly (FC 19),

-         Một sự hiệp thông bất khả phân ly (FC 20),

-         Sự hiệp thông mở rộng của gia đình (FC 21),

-         Những quyền lợi và vai trò của người phụ nữ (FC 22),

-         Người phụ nữ và xã hội (FC 23),

-         Những điều xúc phạm đến phẩm giá phụ nữ ( FC 24),

-         Người nam là chồng và là cha (FC 25),

-         Những quyền lợi của con cái (FC 26),

-         Những người gìa cả trong gia đình (FC 27).

 

(b) Phục vụ sự sống:

Liên quan tới bổn phận thứ hai là phục vụ sự sống, Tông huấn nêu lên những vấn đề chính sau đây:

  1. Việc truyền sinh:

-         Những người cộng tác với tình yêu của Thiên Chúa Tạo Hóa (FC 28),

-         Giáo lý và qui luật của Giáo hội bao giờ cũng vừa cũ vừa mới (FC 29),

-         Giáo hội đứng về phía bảo vệ sự sống (FC 30),

-         Để ý định của Thiên Chúa được thể hiện ngày một trọn vẹn hơn (FC 31),

-         Trong cái nhìn toàn vẹn về con người và về ơn gọi của con người (FC 32),

-         Giáo hội là Mẹ và là Thày cho những người phối ngẫu đang gặp khó khăn (FC 33),

-         Hành trình luân lý của đôi bạn (FC 34),

-         Khơi dậy những xác tín và cống hiến một sự giúp đỡ cụ thể (FC 35).

  1. Giáo dục:

-         Quyền và bổn phận giáo dục của cha mẹ (FC 36),

-         Giáo dục theo chiều hướng các gía trị chính yếu của đời người (FC 37),

-         Sứ mạng giáo dục và bí tích hôn nhân (FC 38),

-         Kinh nghiệm đầu tiên về Giáo hội (FC 39),

-          Tương quan với các cấp giáo dục khác (FC 40),

-          Việc phục vụ sự sống bằng nhiều hình thức (FC 41).

 

    (c) Tham gia vào việc phát triển xã hội:

-         Liên quan tới bổn phận thứ ba là tham gia vào việc phát triển xã hội, Tông huấn nêu lên những vấn đề chính sau đây:

-         Gia đình, tế bào đầu tiên và sống động của xã hội (FC 42),

-         Đời sống gia đình: kinh nghiệm hiệp thông và chia sẻ (FC 43),

-         Vai trò xã hội và chính trị (FC 44),

-         Xã hội phục vụ gia đình (FC 45),

-         Hiến chương về quyền gia đình (FC 46),

-         An sủng và trách nhiệm của gia đình Ki-tô hữu (FC 47),

-          Tiến tới một trật tự quốc tế mới (FC 48).

 

     (d) Tham gia vào đời sống và sứ mạng của Giáo hội:

-         Liên quan tới bổn phận thứ bốn là tham gia vào đời sống và sứ mạng của Giáo hội, Tông huấn nêu lên những vấn đề chính sau đây:

-         Gia đình trong mầu nhiệm Giáo hội (FC 49),

-         Một trách nhiệm có tính giáo hội riêng biệt và độc đáo (FC 50),

 

1. Gia đình Kitô hữu, cộng đồng tin  và rao giảng Tin Mừng:

-          Đức tin khám phá và thán phục ý định của Thiên Chúa về gia đình (FC 51),

-          Thừa tác vụ phúc âm hóa của gia đình ki-tô hữu (FC 52),

-          Một việc phục vụ có tính giáo hội (FC 53),

-          Rao giảng Tin Mừng cho mọi thụ tạo (FC 54),

 

   2. Gia đình Ki-tô hữu, cộng đồng đối thoại với Thiên Chúa:    

-         Đền thờ tại gia của Giáo hội (FC 55),

-          Hôn nhân, bí tích thánh hóa lẫn nhau và là hành vi phụng tự (FC 56),

-          Hôn Nhân và Thánh Thể (FC 57),

-         Bí tích hoán cải và giao hòa (FC 58),

-         Kinh nguyện gia đình (FC 59),

      -    Những nhà giáo dục đức tin (FC 60),

      -     Kinh nguyện phụng vụ và kinh nguyện riêng (FC 61),

      -    Kinh nguyện và đời sống (FC 62),

 

     3. Gia đình Ki-tô hữu, cộng đoàn phục vụ con người:

      – Lệnh truyền mới của tình yêu (FC 63),

      – Nhận ra hình ảnh Thiên Chúa nơi mỗi anh chị em (FC 64),

 

 3.3 Tầm quan trọng của Mục vụ Gia đình:

Vì gia đình có tầm quan trọng như thế, nên công tác Mục vụ Gia đình là một công tác hết sức quan trọng đối với Giáo hội. Chính Đức Gio-an Phao-lô II đã nhiều lần xác định điều ấy:

 “Vì thế, cần nhấn mạnh một lần nữa việc Giáo hội phải cấp bách can thiệp mục vụ để nâng đỡ gia đình. Cần phải cố gắng hết sức để ngành mục vụ gia đình được củng cố và phát triển, trở thành một ngành thật ưu tiên, vì chắc chắn trong tương lai, việc loan báo Tin Mừng phần lớn tùy thuộc nơi Giáo hội tại gia

 

(FC số 65; Diễn văn tại Đại hội Giám mục Nam Mỹ, khóa 3 ngày 28-1-1979, IV, a: AAS 71 (1979), t.204).

 

 IV. Thảo luận và Ứng dụng

4.1 Bạn hãy chia sẻ những cảm nghĩ, nhận thức của mình sau khi nghe trình bày đề tài I?

4.2 Bạn  quyết tâm sẽ làm gì cho bản thân mình, cho gia đình, cộng đoàn và giáo xứ của bạn?

 KhóaTậpHuấnVềMụcVụGiaĐình

 

CHƯƠNG II

Các giai đoạn của Mục Vụ Gia Đình.

 I. Mục đích yêu cầu

1.1 Giúp các học viên hiểu rõ CÁC GIAI ĐOẠN khác nhau của Mục vụ Gia đình.

1.2 Giúp các học viên tích cực tham gia vào Mục vụ Gia đình ở những giai đoạn mà họ có khả năng và điều kiện.

 

 II. Tiếp cận vấn đề

2.1 Có người ta khẳng định rằng Mục Vụ Gia đình bao trùm toàn bộ đời sống con người, kể từ khi lọt lòng cho đến khi nhắm mắt: bạn thấy lời khẳng định ấy có đúng không? Tại sao?

2.2 Theo bạn thì giai đoạn nào con em chúng ta cần đến sự chăm sóc của Mục vụ Gia đình nhất? Tại sao? Còn các giáo xứ thường quan tâm đến Mục vụ Gia đình ở giai đoạn nào nhất? Tại sao thế?

 

 III. Tìm Hiểu Vấn đề 

Tông huấn Familiaris Consortio của Đức Gio-an Phao-lô II “về những bổn phận của gia đình Ki-tô hữu” đã dành Phần Thứ Tư để trình bày về Mục vụ Gia đình. Trong phần này Tông huấn nói đến (I) Các giai đoạn của Mục vụ Gia đình, (II) Các cơ cấu của Mục vụ Gia đình, (III) Những người có trách nhiệm về Mục vụ Gia đình và (IV) Mục vụ Gia đình trong những hoàn cảnh khó khăn. Đề tài II này là “Các giai đoạn của Mục vụ Gia đình.” Đề tài III là “Các cơ cấu của Mục vụ Gia đình và những người có trách nhiệm về Mục vụ Gia đình.” Còn đề tài IV là  “Mục vụ Gia đình trong những hoàn cảnh khó khăn.”

 

 3.1 Sứ mạng đồng hành của Giáo hội:

Trước hết, Tông huấn xác định sứ mạng đồng hành của Giáo hội với các gia đình Ki-tô hữu: “Như tất cả mọi thực tại sinh động, gia đình cũng được mời gọi phát triển và tăng trưởng. Sau ki trải qua sự chuẩn bị của thời kỳ đính hôn và việc cử hành bí tích hôn nhân, đôi bạn bắt đầu bước đường hằng ngày tiến tới việc thực hiện tuần tự các gía trị và bổn phận của hôn nhân.

 

“Vì thế, cần nhấn mạnh một lần nữa việc Giáo hội phải cấp bách can thiệp mục vụ để nâng đỡ gia đình. Cần phải cố gắng hết sức để ngành Mục vụ Gia đình được củng cố và phát triển, trở thành một ngành thật ưu tiên, vì chắc chắn trong tương lai, việc loan báo Tin Mừng phần lớn tùy thuộc vào Giáo hội tại gia là các gia đình” (xem FC số 65; và Diễn văn tại Đại hội Giám mục Nam Mỹ, khóa 3, ngày 28-1-1979, IV,a: AAS 71 (1979), t.204).

 

3.2 Việc chuẩn bị bước vào đời sống gia đình:

Kế tiếp Tông huấn trình bày về nhu cầu chuẩn bị cho các bạn trẻ: “Vào thời chúng ta, việc chuẩn bị cho các bạn trẻ bước vào hôn nhân và đời sống gia đình càng cần thiết hơn bao giờ hết”. Lý do: “Những thay đổi dồn dập trong lòng hầu hết các xã hội tân tiến đòi hỏi không những chỉ gia đình mà cà xã hội và Giáo hội phải dấn thân vào nỗ lực chuẩn bị tương xứng, để các bạn trẻ có thể cáng đáng các trách nhiệm trong tương lai. Nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống gia đình mà ngày nay người ta than phiền, đã xuất phát từ sự kiện này là trong những hoàn cảnh mới, các bạn trẻ không còn nhận ra được phẩm trật đúng đắn các gía trị (bậc thang các gía trị) và vì không còn những tiêu chuẩn chắc chắn để xử thế, họ không còn biết làm sao đương đầu và giải quyết các khó khắn mới. Kinh nghiệm cho thấy: các bạn trẻ được chuẩn bị chu đáo cho đời sống gia đình, cách chung sẽ thành công hơn các bạn khác.

“Điều đó còn đúng hơn nữa cho hôn nhân Ki-tô giáo, vốn có ảnh hưởng rất rộng đối với sự thánh thiện của biết bao người nam người nữ. Vì thế Giáo hội cổ vũ những chương trình chuẩn bị hôn nhân phong phú và hữu hiệu, để hết sức loại trừ những khó khăn mà trong đó biết bao gia đình đang phải chiến đấu, và hơn nữa, để tích cực dẫn đưa các cuộc hôn nhân đến cho thành công và trưởng thành trọn vẹn.

 

 3.3 Các giai đoạn chuẩn bị:

”Việc chuẩn bị hôn nhân phải được xem xét và thực hiện theo một tiến trình tuần tự và liên tục, qua ba giai đoạn chính: chuẩn bị xa, chuẩn bị gần và chuẩn bị liền trước bí tích.

-         Chuẩn bị xa

“Bắt đầu từ thời thơ ấu, khoa sư phạm khôn ngoan của gia đình phải nhằm đưa trẻ em tới chỗ khám phá ra rằng mình được phú ban một tâm lý vừa phong phú vừa phức tạp, được phú ban một nhân cách đặc thù, với những sức mạnh cũng như những yếu đuối riêng của mình. Đây là giai đoạn mà trong đó người ta dần dần ghi khắc cho các em lòng quí chuộng đối với mọi gía trị nhân bản đích thực, trong đó tương quan liên vị cũng như các tương quan xã hội, với những gì hàm chứa trong đó để đào tạo tính tình, để biết tự chủ và biết sử dụng đúng đắn các xu hướng riêng của mình, để biết cách nhận xét và gặp gỡ những người khác phái, và những chuyện khác như thế. Ngoài ra, đặc biệt đối với các Ki-tô hữu, còn phải có sự đào tạo vững chắc về đời sống thiêng liêng và giáo lý, để hiểu được rằng hôn nhân là một ơn gọi và là một sứ mạng đích thực, những vẫn không loại trừ khả năng tận  hiến cho Thiên Chúa trong ơn gọi linh mục hoặc tu sĩ.

- Chuẩn bị gần:

Sẽ dựa trên nền tảng ấy và là một công cuộc lâu dài: bắt đầu từ lứa tuổi thích hợp và với việc dạy giáo lý tương xứng, tương tự phần nào như hành trình dự tòng. Công việc này sẽ gồm việc chuẩn bị chuyên biệt về các bí tích, như để giúp các bạn trẻ tái khám phá các bí tích. Việc canh tân giáo lý theo chiều hướng đó cho tất cả những ai đang chuẩn bị hôn nhân Ki-tô giáo là một điều hết sức cần thiết, để bí tích sẽ được cử hành và được sống với những dữ kiện luân lý và thiêng liêng thích hợp. Đến lúc thích hợp và tùy theo những đòi hỏi cụ thể khác nhau, việc đào tạo tôn giáo cho những người đính hôn sẽ phải được bổ túc bằng một sự chuẩn bị cho đời sống lứa đôi: khi trình bày hôn nhân như một tương quan liên vị phải được phát triển liên tục giữa người nam và người nữ. Người ta phải khuyến khích họ đào sâu những vấn đề về tính dục hôn nhân và về vai trò cha mẹ có ý thức trách nhiệm, cùng với những hiểu biết cốt yếu gắn liền với các vấn đề ấy trong lãnh vực sinh lý và y học, và đưa họ tới chỗ làm quen với những phương pháp tốt để giáo dục con cái, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để họ có được những yếu tố cơ bản cho một nếp sống gia đình ổn định (việc làm chắc chắn, đủ điều kiện tài chánh, biết điều hành sáng suốt, có khái niệm về kinh tế gia đình v.v..

Sau cùng, cũng sẽ không được coi thường việc chuẩn bị cho công cuộc tông đồ gia đình, cho tình huynh đệ và sự cộng tác với các gia đình khác, cho việc tích cực hội nhập vào các nhóm, các hiệp hội, các phong trào và các sáng kiến có mục đích đem lại thiện ích nhân bản và Ki-tô giáo cho gia đình”

 

- Chuẩn bị liền trước khi cử hành bí tích:

“Phải diễn ra trong nhiều tháng và nhất là trong những tuần cuối trước lễ cưới để nhờ đó có thể đem lại một ý nghĩa mới, một nội dung mới và một hình thức mới cho việc quen gọi là điều tra hôn phối mà giáo luật đòi buộc. Một việc chuẩn bị như thế vốn cần thiết cho tất cả mọi trường hợp, lại càng khẩn cấp hơn cho những đôi hôn phối còn gặp nhiều thiết sót và khó khăn về mặt giáo lý và thực hành Ki-tô giáo.

Trong số các yếu tố phải truyền đạt trong tiến trình  đức tin này, tựa như ở thời kỳ dự tòng, cũng phải có việc đào sâu về mấu nhiệm Chúa Ki-tô và Giáo hội, về ý nghĩa của ân sủng và của trách nhiệm gắn liền với hôn nhân Ki-tô giáo. Đó là chưa kể tới việc chuẩn bị để tham dự tích cực vào nghi lễ phụng vụ hôn phối” (FC 66).

 

-         Cử hành bí tích:

“Hôn nhân Ki-tô giáo đòi hỏi phải theo luật cử hành phụng vụ, để diễn tả tính cách xã hội và cộng đồng, nơi bản chất Giáo hội và bí tích của khế ước hôn nhân giữa hai người đã được rửa tội” (FC 67).

 Việc cử hành bí tích được hiểu như một hành vi bí tích để thánh hóa, như một dấu chỉ và như một hành vi bí tích của Giáo hội (xem FC 67).

 

 3.4 Mục vụ sau Lễ Cưới:

“Trong cụ thể, ưu tư mục vụ dành cho những gia đình hợp lệ, làm cho mọi thành phần cộng đồng Giáo hội địa phương dấn thân giúp đỡ đôi bạn khám phá và sống ơn gọi cũng như sứ mạng mới của mình, để gia đình ngày  càng trở nên một cộng đồng yêu thương đích thực, phải làm cho mọi phần tử đều được giúp đỡ và được đào tạo, để chu toàn trách nhiệm của mình trước những vấn đề mới, để phục vụ lẫn nhau cũng như để tham gia vào đời sống gia đình” .

Trong việc mục vụ dành với các gia đình trẻ, Giáo hội phải quan tâm giáo dục cho họ biết

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô