Thứ sáu, ngày 29 tháng 03 năm 2024 | 10:17 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

 

 Kim Định Triết Lý Cái Đình 

1 Kim Định Triết Lý Cái Đình NỘI DUNG I. Nét đặc trưng II. Triết lý cái đình III. Ông trăng mà lấy bà trời IV. Triết lý cái pháo V. Triết lý những con số VI. Địa vực lễ lạy BỐN CHẶNG HUYỀN SỬ NƯỚC NAM VII. Nền tảng và phương pháp VIII. Việt Hoa ai đặt nền IX. Ba giai tầng thông giao X. Những tầng lớp văn hóa XI. Tại sao Hán tộc đã thắng XII. Việt điểu sào Nam chi XIII. Việt hùng XIV. Việt chiết giang XV. Nam việt XVI.

Phụ trương 2 TIỂU SỬ CỐ TRIẾT GIA LƯƠNG KIM ÐỊNH

Triết Gia Lương Kim Ðịnh sinh ngày 15-06-1915. tại làng Trung Thành, tỉnh Nam Ðịnh. Sau khi tốt nghiệp Triết tại Giáo Hoàng Chủng Viện Saint Albert le Grand, Ngài dạy “Triết Tây Phương” tại Ðại Chủng Viện Quần Phương, Bùi Chu từ năm 1943-46 và viết tác phẩm đầu tiên “ Duy Vật và Duy Thực” (Sách sau này bị thất lạc). Sau đó, năm 1947 Ngài được cử đi du học ở Pháp nghiên cứu về Văn Minh Pháp, Xã Hội học, Triết Học và Nho Giáo tại Học Viện Cao Học Trung Quốc Học (Institut des Hautes Études Chinoises, Paris). Trở về nước năm 1958, Ngài dạy “Triết Học” tại Học Viện Lê Bảo Tịnh, Gia Ðịnh. Từ năm 1961-1975, Ngài là Giáo Sư “Triết Ðông Phương” tại Ðại Học Văn Khoa Sài gòn, Viện Ðại Học Vạn Hạnh, Minh Ðức, Thành Nhân, An Giang. Trong thời gian này, Ngài đã sáng tác 19 tác phẩm Triết Học với nội dung xây dựng một Chủ Ðạo Việt cho Dân Tộc, có tên ‘Triết Lý An Vi’ và ‘Việt Nho’. Hình ảnh một vị Giáo Sư du học từ Âu Châu về, nhưng lúc nào cũng chỉ với chiếc áo dài trắng của “một nhà Nho” đi dạy học giữa “khung cảnh Tây, Mỹ hoá” của các trường Ðại Học tại miền Nam; mười lăm năm với biết bao Tâm Tình, Trí Tuệ gửi gấm vào một Bộ Sách “Triết Lý An Vi”, Giáo Sư Kim Ðịnh đã khơi sáng Ngọn LỬA VIỆT nhiệm mầu trong trái tim “những người tuổi trẻ ưu tư” giữa “bao trào lưu vọng ngoại”. Vào cuối tháng 04/ 1975, giữa “cơn quốc nạn”, một người “môn sinh Trung Nghĩa” đã tìm đến “đưa Thầy bình an” sang miền “đất tự do”. Và tại Hoa Kỳ, Ngài vẫn tiếp tục miệt mài “nghiên cứu và sáng tác” những công trình phục vụ “Văn Hoá Dân Tộc”. Với “phong thái” của “một nhà Nho’ luôn lạc quan, vui vẻ, với “cốt cách” của “một Tiên ông” thanh thoát trong “Ðạo Việt”, Ngài còn đi “thuyết giảng khắp thế giới” về “Chủ Ðạo Việt” hầu làm sống lại cái “Hồn Nước” đang thoi thóp giữa “cảnh nước mất nhà tan”. Ngài đã ra đi ngày 25-03-1997 trong đau yếu, bệnh hoạn, cô đơn tại nhà hưu dưỡng thuộc dòng Ðồng Công Hải Ngoại, Carthage, Missouri, để lại “công trình một đời Người” là 32 tác phẩm “Triết An Vi” trong niềm “Hoài Vọng Cố Hương” và niềm “Thao Thức Khôn Nguôi” cho “Tiền Ðồ Dân Tộc Việt”. Đông Lan Nguồn: www.anviettoancau.net 3 Tựa “Ta về ta tắm ao ta”. Nhưng ao ta ở đâu? Hình dạng thế nào? Tên gọi là chi? Hơn ở chỗ nào? Thưa Ao ta ở xứ Nghệ, hình nó tròn vuông Tên nó là hồ Động Đình Hồ là ao Đình là nhà Động Đình hồ là “Ao nhà vẫn hơn”, Còn hơn là hơn ở chỗ hồ tròn bao lấy nhà vuông. Nhà vuông hay chữ nhật cũng có bốn góc đều chỉ nghĩa tứ tượng, tứ tượng là đầu mối cho hiện tượng, cho mỗi biến cố, nên chỉ thị (biểu thị) phần hành, mà hành khải vương để đối đáp với phần biết phải tròn như câu ngạn ngữ Việt Nho nói: “tri dục viên nhi hành dục phương” (chữ hán) Sau nửa thế kỷ thờ ông thầy Tây chúng ta mới nhận ra rằng: “cái tri của ông chưa đạt chu tri, nên không thể có hành phương”. Vì thế về đàng hành chúng ta đã học với ông được các điều hay thí dụ khoa học cơ khí để tiến bộ, nhưng đồng thời cũng học lắm cái hại: Người Bồ dạy ta hút thuốc lá Người Pháp dạy ta uống Whisky Người Anh dạy ta hút thuốc phiện (Histoire de la Civilisation, W.Durant vol.III, Payot p.205) Đó toàn là những chất ma tuý hữu hình biểu thị những chất ma tuy vô hình khiến cho tâm trí người dùng trở nên mê man đến nỗi học vào vô vàn cái dại dột đã gieo rắc ra khắp nước không biết cơ man nào là tai ương mà chưa tỉnh ngộ! Chính vì muốn cho nhiều người cùng tỉnh ngộ mà hôm nay chúng ta làm một cuộc trở lui về ao nhà, mong làm cho nước trong ao trở lại và lưu động để linh nhuận tình nhà, tình đất, tình người vậy.

4 I. NÉT ĐẶC TRƯNG NGUY HIỂM CỦA TRIẾT VIỆT 1. Lao tâm lao lực một lòng Việt Nam đã có triết lý. Không những thế nó có cả triết bình dân. Và nền triết này đặc biệt ở chỗ: nó không khác triết bác học về nội dung mà chỉ khác về trình độ và ngôn ngữ. Và đấy là nét đặc trưng, nhưng lại là nét đặc trưng nguy hiểm. Trước hết hãy bàn về điểm nhất, chúng ta sẽ dễ nhận ra đó là nét đặc trưng khi đem đối chiếu với các nền văn minh khác. Ở những nền văn minh Âu Ấn, triết học được sáng tạo hoặc do những người quý tộc hoặc do hàng tư tế tăng lữ là những giới không san sẻ cùng một đối tượng cùng một mối bận tâm như bàn dân. Người tri thức quý tộc Hy Lạp mải đi tìm ý niệm trừu tượng (Platon); giới tăng lữ Ấn Độ lo cầu đảo kinh sách, còn người dân đâu đâu cũng như nhau lo ăn lo làm, lo tình ái, lo về những mối giao liên giữa người với người. Vây mà trong xã hội Việt Nho lại không có tri thức quý tộc chủ trương sống bám trên lưng nô lệ, cũng như không có tư tế biệt lập khỏi dân nên nói được là văn hóa do dân, triết cũng do dân, và vì thế không có hai đối tượng cho hai giai cấp mà chỉ có một và đối tượng đó là của dân, tức không nói về sau hay trước mà về những người đang sống ở đây và bây giờ. Bác học hay bình dân cũng thế cả chỉ khác nhau ở sự trình bày là để thích nghi với trình độ học thức mà thôi. Vì thế sự khác biệt hoàn toàn ở ngoại diện chứ không ở nội dung. Do đấy mà có một nét đặc biệt vô cùng đó là siêu hình nằm ngay trong hữu hình và đấy là điểm khác hẳn Âu Tây như ông Alfred Meynard đã nhận xét: “Người Đông Phương đã đem cái vô hình xuống cuộc đời của họ. Họ sống với thế giới huyền bí… Trái lại người Âu Tây sống bên lề cái vô hình, phủ nhận nó nữa vì không biết đến có nó hay là họ bị sô đẩy vào nó mà không nhìn ra. Ở bên Việt Nam, tục lệ tín ngưỡng đã pha trộn và hợp hóa thần bí tâm linh của Phật giáo với chủ nghĩa ma thuật của đạo giáo vào tín ngưỡng nguyên thuỷ, một phần hoạt động và tư tưởng đã dành cho phương diện vô hình của thiên nhiên. Đời sống hàng ngày của họ đã kết cấu bằng những đề tài huyền bí làm đề tài chính thức. 5 Suốt ba tháng đầu năm của dân Việt Nam cũng có rất nhiều nghi lễ trong ấy người ta thông cảm với thần linh hay kéo thần linh xuống một lúc gần với người, cùng với người san sẻ nỗi lo âu hay hy vọng” (Revue Indochinoise. Mai 1928). Tôi trưng mấy lời của ngoại nhân để biểu thị tính chất khách quan. Khi không có hậu ý thì ngoại nhân cũng nhìn ra được nét đặc trưng của ta. Cần nhận xét rằng: đây không phải là tình trạng bất phân sơ khai kéo dài, nhưng nó là hậu quả của một nền minh triết đã được vun tưới tài bồi. Gọi là Minh Triết vì đã được kết tinh vào kinh điển của dân Lạc Việt gọi là “Lạc Thư” mà căn để của nó là linh thiêng (cũng gọi là Hoàng Cực) được gói tròn giữa các việc ăn làm (biểu thị bằng bát trù) gọi là Hồng Phạm cửu trù. Hồng phạm là hình thái bác học còn khi biểu diễn cho toàn dân thì Hồng Phạm cửu trù trở thành câu chuyện bánh chưng bánh dầy rất quen thuộc. Đây là một câu chuyện triết lý rất cao độ, cao độ vì nhập thể vào một vật rất thường như cơm bánh. Cơn bánh là những cái ta tiếp cận mỗi ngày vài ba lần nên rất thường thế mà đã nói lên được rất nhiều ý nghĩa cao siêu. Chúng ta hãy lưu ý về hai điểm. Điểm nhất là Hùng Vương không truyền ngôi cho con trưởng nam nhưng cho con nào tài ba hơn cả. Đây là giai đoạn chiết trung giữa truyền hiền của Việt Nho nguyên thuỷ và truyền tử của Hán Nho. Hùng Vương tham bám giữa Hán Nho là truyền tử, nhưng không truyền cho trưởng nam mà truyền cho con nào hiền tài, đó là chú ý đến truyền hiền của Viêm Việt. Điểm thứ hai mới thực là đặc tính của Lạc Việt là “tìm cái phi thường trong cái thường thường”. Và cái thường thường hơn nhất là cơm bánh mà mọi người phải dùng hằng ngày, vậy mà Lang Liêu con thứ 18 của Hùng Vương lại dùng để diễn đạt được cả đạo trời, đạo đất, đạo người. Đấy là khả năng diễn tả cái phi thường bằng những cái thường thường khỏi cần đi tìm chân trâu hải vị mãi ở đâu đâu. Đấy là “một tài ba” thường “không mấy người nhận ra được giá trị” vì “không thấy nổi cái khó khăn của nó”. Học triết là một việc nhiều người làm được nhưng nói lên triết bằng những lời đơn sơ, trong dăm ba câu, một hai cử chỉ… lại là một việc rất khó vì “nó đòi sự thấu hiểu 6 và nhập thể rất sâu là bậc chỉ dành cho một số người họa hiếm”. Lang Liêu là một trong số họa hiếm đó vì đã khỏi phải nói dài dòng khó khăn quanh quất (huyền sử kêu là lên rừng xuống bể tìm vật lạ) nhưng chỉ với một cử chỉ cụ thể, tức hai cái bánh hình thái khác nhau mà nói lên được “cả đạo trời, đạo đất, đạo người”. Thật là một thứ đơn sơ siêu tuyệt, nên đã được Hùng Vương chấm ưu điểm “Cum maxima laude”, hết lời khen kèm theo ngôi báu, và để ghi nhớ Hùng Vương đã cho cải tên Lang Liêu (chữ hán) thành ra Tiết Liệu (chữ hán). Chữ Tiết Liêu vừa có nghĩa là biết lo liệu cách tiết kiệm không cần trèo núi lặn biển, sang Đông, chạy Tây, nhưng chỉ bằng mớ gạo bên tay với những cử chỉ hằng ngày như dọn cơm, làm bánh… thế mà nói lên được “tiết điệu uyên nguyên của cả Đất, Trời, Người” , tức là nói lên cùng tột “cái cơ cấu sâu thẳm” và nhân đó là sự hiệu nghiệm của nền triết Việt. Chương sau chúng ta sẽ nói đến cái đình, cũng là một tác động đáng mặt của Tiết Liệu. Ngay từ trong lối kiến trúc cái đình đã hiện thực được “cơ cấu của Lạc Thư” tức là vuông tròn lồng vào nhau: ao nước tròn bao quanh lấy cái đình gọi là Đông Đình hồ. Đồng thời đình còn là nơi quy tụ mọi hoạt động thuộc ba cấp là kinh tế, chính trị, và tinh thần tượng trưng cho “tam tài: địa, nhân, thiên”. Đấy là một nền Minh Triết hết sức thiết cận vào thân tâm mỗi người Việt Nam lúc xưa. Với tinh thần tổng hợp ấy mọi sự việc đều có thể chở theo linh thiêng đượm màu Minh Triết. Hãy lấy một thí dụ thông thường là việc ve gái. 2. Nghệ thuật ve gái Ve gái đối với chúng ta ngày nay là chuyện không nên bàn đến bởi vì nếu không có tội ít nhất cũng là thiếu đứng đắn. Sở dĩ người nay cho là không được đứng đắn vì đã được nhào nặn trong bầu khí của “triết lý nhị nguyên”. Mà với nhị nguyên thì tinh thần là tinh thần, vật chất là vật chất, tinh thần thì bay bổng cung mây còn vật chất thì nặng trình trịch nằm dính đét xuống mặt đất, phân minh rõ rệt như vậy chứ không có cái chuyện lộn sòng. Vì thế đã nói ra chỉ toàn nói về những cái cao thượng chứ ve gái thuộc vật chất đâu có ai dám bàn ít ra cách công khai. Tiên hiền xưa thì lại nghĩ khác rằng: ve gái là một việc thường ai 7 cũng làm cả, kể từ tuổi dậy thì thì ai cũng ve, ve liên tiếp mấy năm có khi đến cả chục năm cho tới lúc lấy được vợ mới thôi, nhiều ông vẫn chưa chịu thôi vẫn lén lút ve mãi. Một số nhà tu không ve gái thì lại thiên về thờ nữ thần… Còn về phía gái nếu không ve trai thì lại sửa soạn để được ve mà nếu không được ve thì buồn thấu đến gáy. Cho nên ai nấy đều sửa soạn và sự sửa soạn này được nguỵ trang bằng tên: “sửa sắc đẹp”. Chính ở những viện thẩm mỹ này mà bên các nước Âu Mỹ, người nữ đã tiêu một số tiền vượt xa ngân sách quốc phòng. Cũng như ngân sách quốc phòng vượt qua ngân sách giáo dục… Vậy thì xét cả về bên ve lẫn bên chịu ve đều là việc rất lớn, thế mà triết lý lại lờ đi thì đâu có phải lẽ! Cho nên triết lý Việt Nho mới đề cập cả ở trình độ bác học cũng như ở trình độ bình dân. Ở bác học thì việc ve gái được đưa vào Kinh điển, chiếm đứt một quẻ, mà lại là quẻ lớn tức quẻ 31 mở đầu phần nhì quyển Kinh Dịch gọi là quẻ ve gái. Chữ Nho kêu là Hàm, đi trước quẻ Hằng 32 là việc vợ chồng “Đạo quân tử khởi từ vợ chồng” nhưng trước khi nên vợ chồng thì phải biết ve nhau. Vì thế hai quẻ “Hàm Hằng” có địa vị ngang với hai quẻ Càn Khôn. “Càn Khôn” mở đầu phần nhất Kinh Dịch, “Hàm Hằng” mở đầu phần nhì. Lẽ ra quyển này viết cho bình dân không nên đi vào chi tiết quẻ Hàm nhưng vì bình dân và bác học có liên hệ nằm ngầm nên tôi cứ đi vào ít trang, ai ngại có thể bỏ qua để đọc xuống đoạn “triết lý nhảy đầm”, một hình thức bình dân của đạo ve gái. Ve gái là gì thì trời vị tất đã định nghĩa nổi vì nó có muôn vàn hình trạng, mục tiêu cũng rất phiền toái có khi chỉ cốt chiếm tí ngoài, hoặc gây nên một cái đỏ mặt, đỏ vì bực tức, đỏ vì thích thú… cho đến chỗ chiếm trọn vẹn cả toàn thân và tâm tình nữa. Cái vụ này mới rắc rối vì nếu chỉ có cái thân xác thì dễ hơn nhiều, ít ra có thể căn cứ trên sức mạnh mà tính toán, đàng này phải len lỏi đi đến tim cô nàng, sao cho nàng phải đáp trả lại số cảm tình tương đương thì lúc ấy mới là đạt đạo ve. Đạo ve gái nói rằng: “hàm cảm dã, nhị khí cảm ứng, dĩ tương dữ, chỉ nhi duyệt” (chữ hán): “hàm là gây cảm sao cho hai khí kích thích và hưởng ứng nhau để tự tình đi đến chỗ kết hợp”. Vậy tác động đầu tiên của ve là hãy hạ mã “nam hạ nữ”, nam phải 8 đặt mình bên dưới nữ, cho hợp đạo chung là “nhu thượng nhi cương hạ” = “mềm trên cứng dưới’”. Đấy là cốt tuỷ của đạo ve được diễn tả bằng quẻ Hàm (hình quẻ) kép bởi hai quẻ đơn: trên là quẻ đoài (hình quẻ) biểu thị thiếu nữ, ao nước, đẹp lòng; dưới là quẻ cấn (hình quẻ) biểu thị thiếu nam, núi và bền gan. Hai quẻ đó nói lên đạo ve gái ở tại làm đẹp lòng (đoài) và phải kiên trì bền chí (cấn). Thiếu nữ (đoài) phải ở trên thiếu nam (cấn), bởi vậy lời tượng của quẻ rằng: “tượng viết sơn thượng hữu trạch, quân tử dĩ hư thụ nhân” (chữ hán): “trên núi có đầm ao, quân tử coi đó mà lấy trống rỗng tiếp người”. Lấy trống rỗng tức là “Lấy lòng trống rỗng không thiên kiến hay kỳ thị nào mà chỉ có tấm lòng trinh trong để xử kỷ tiếp vật”. Đấy là đạo chung cho hết mọi việc, nếu áp dụng vào việc cai trị thì thiên địa an hòa, áp dụng vào việc nam nữ thì gây nên an lạc. Lòng trống rỗng biểu thị bằng quẻ đoài (trên có cái miệng) còn quân tử biểu thị bằng quẻ cấn là núi. Trên núi mà có sự trống rỗng thì chứa được nước là sự đẹp lòng. “Người quân tử mà lòng trống rỗng thì được lòng dân”. Sự trống rỗng lòng sẽ được xác định trong các hào từ dưới trở lên để chỉ ngón chân, bắp thịt, đùi, bụng, tim, gáy, miệng v.v… có ý nói: phải vượt những cái bé nhỏ để đạt tâm linh mới là đạo chân thực. Ta hãy đọc một lượt các hào: Hào 1: Cảm ở ngón chân cái == “hàm kỳ mẫu: chí tại ngoại” (chữ hán): bắt đầu tuy đã có cảm nhưng còn ở thấp quá ngoài tâm, chí chưa dự vào chút nào. Hào 2: Cảm ở bắp chân: hung, nhưng bền vững; thì tốt: “hàm kỳ phi: hung, cư cát” (chữ hán). Hung vì cũng còn quá thấp, nhưng nếu bền chí thì chờ sự cảm ứng tự hào 5 trên thì sẽ gặp tốt, vậy đừng vội. Hào 3: Cảm ở đùi, bám sát những kẻ theo mình mà đi thì có lỗi: “hàm kỳ cổ, chấp kỳ tuỳ, vãng lẫn” (chữ hán). Đây là hào dương đã có thể tự động, nhưng vì còn ở đợt dưới nên dễ chấp theo hai hào theo mình là hào 1 và 2. Nếu như thế thì lầm. Hào 4: “Trinh cát hối vong. Đồng đồng vãng lai, bằng tòng nhĩ tư, vị quang đại dã” (chữ hán), bền gan thì tốt, sự hối sẽ tan đi, trở đi trở lại với một ý thì chỉ có người bạn cũ theo anh, như vậy chưa sáng lớn. Đây là bước vào cửa tâm nên bền gan thì tốt. Còn nếu trở đi trở lại với một ý 9 nhỏ nào đó thì chỉ có bạn theo. Bạn đây là hào 1 liên hệ với hào 4. Vì hào 1 bé nhỏ mà đi lại mãi thì chưa đạt ánh sáng lớn lao”. Hào 5: “Hàm kỳ môi vô hối, chí mạt dã” (chữ hán): cảm đến gáy thì không còn hối hận vì chí đã ra tận đến ngành ngọn. Gáy là nơi ngự trị của óc con mà nhiều nhà sinh lý học kêu là “phần đất bí nhiệm” = “terra incognita”. Gọi là bí nhiệm vì người ta chưa khám phá ra được vai trò rõ rệt của nó, chỉ biết rằng: nó rất nhạy cảm, mỗi khi gặp cái gì sợ hãi thì tóc gáy “dựng lên” trước tiên, tức là nói lên sự nhạy cảm nhất của phần này. Có thể thí nghiệm: Khi đi đường nhìn thẳng vào gáy người nào (nhất là người nữ) một tí là người đó quay lại. Như thế tỏ ra gáy rất nhạy cảm; bởi vậy có người cho rằng: “óc con là nơi mà làm tình bắt liên lạc với óc lớn nơi sản xuất ra ý tưởng”. Ý tưởng thường rõ rệt nhưng khô khan, song nếu được tinh thần linh nhuận thì nó sẽ trở nên ý lực giàu chất tác động, nên trong kinh nói là: cái chí (tâm) đã tỏa ra tới ngành ngọn. Vì thế khi cảm đến gáy là tuyệt đỉnh của tác động ve gái. Sang đến hào 6 thì lại xấu rồi, vì cảm ở má, mép, lưỡi: “hàm kỳ phụ, giáp, thiệt” (chữ hán), hoàn toàn hời hợt ngoài môi miệng vậy thôi. Chữ miệng gợi lên do quẻ đoài, là miệng vì có hài gẫy ở trên như cái miệng mở ra. Lời kinh nói: “đàng khẩu thuyết dã” (chữ hán), mở miệng ra chỉ có nói vậy. Chỉ có nói là ngoại diện, đối với hào 1 cảm ở ngón chân cái, cũng là hời hợt ngoài cùng. Có thể toàn bằng lời bôi bác và y như hào 1 cảm ở ngón chân tức những cảm xúc hạ đẳng bên ngoài. Trên ngón chân là cảm tình biểu thị bằng bắp chân rồi đùi ở hào 2, 3. Đợt sau nữa là tâm, nhưng ở hào 4 thì còn nguy vì liên lạc với hào 1; chỉ đến hào 5 là cao nhất vì ở gáy theo nghĩa bao gồm vừa ý ở hào 4 và tình ở các hào 2, 3 hòa trộn với nhau ở hào 5 là chí (chữ hán). Có đạt chí thì mới đạt đạo ve gái, cũng chính là một lối biểu hiện của đại đạo giữa trời với đất, giữa cha với con, giữa chồng với vợ, giữa người với người. Cho nên ve gái không còn là chuyện vớ vẩn nữa nhưng chính là một việc làm như trời với đất nên con người cũng phải tuân theo. Và bởi vậy có thể xem xét đường lối thông tình mà đoán ra được giá trị của mọi việc. Vì thế lời kinh quẻ Hàm mới nói: “Thiên địa cảm nhi vạn vật hóa sinh Thánh nhơn cảm nhơn tâm nhi thiên hạ” (Chữ hán) Trời với đất cảm nhau mà vạn vật hóa sinh. Thánh nhơn cảm hóa lòng người mà thiên hạ được hưởng hòa bình. 10 Trở lên là thử đem ra một lối bác học để trình bày về việc “nam nữ thông giao”. Tất nhiên đó là lối rất khó chỉ một số nhỏ người có trí thông minh và đủ điều kiện mới đi vào được. Nhưng đạo là đạo chung mọi người, vậy cần lối bình dân, nhiều lối bình dân để rất nhiều người tham dự trong đó có lệ hát trống quân, mà chữ Nho kêu là “lễ sơn thuỷ” hay là sông núi, còn nếu gọi bằng danh từ ngày nay thì là lối “nhảy đầm công cộng” mà chúng ta cần bàn tới. 3. Triết lý nhảy đầm. Nhảy đầm là chữ nhà quê còn người trí thức gọi là khiêu vũ, nghe sang hơn nhưng không cụ thể và bình dân bằng hai chữ nhảy đầm. Nhảy đầm là do Tây đưa vào nó có tính cách cá nhân còn nếu nhảy đầm công cộng thì đã có bên ta từ lâu đó là hát trống quân. Trống quân không những khác nhảy đầm vì tính chất công thể tức không nhảy với một bà nhưng nhảy với một đàn bà. Nét thứ hai trong việc nhảy còn có cái gì linh thiêng bao bọc nên trống quân lẽ ra phải được tổ chức dưới núi, bên bờ sông ở cửa Đông Nam của thành hay làng. Thường thì những điều kiện đó khó hội đủ nên người xưa đã sáng chế ra tiếng trời tiếng đất để thay thế cho những điều kiện trên kia. Đó là cái trống đất (đào lỗ xuống đất) lại có dây chằng ở trên chỉ (biểu thị) trời. Khi hát mà gõ lên dây phát ra tiếng gầm gừ như là tiếng đất tiếng trời đệm theo quấn quýt lấy những lời hát đối của đôi bên (nam nữ). Còn những lời đối đáp qua lại nhiều khi chở theo rất nhiều yếu tố triết bình dân. Hãy đưa ra vài thí dụ: miếng trầu là đầu câu chuyện. Bè nữ: Gặp nhau ăn một miếng trầu Gọi là nghĩa cũ về sau mà chào Bè nam: Miếng trầu đã nặng là bao Muốn cho đông liễu tây đào là hơn Bè nữ: Miếng trầu kể hết nguồn cơn Muốn xem đây đấy thiệt hơn thế nào. Bè nam: Miếng trầu là nghĩa xướng giao Muốn cho đây đấy duyên nào hợp duyên. Thí dụ khác: 11 Bè nam Ở đâu năm cửa nàng ơi? Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng” Sông nào bên đục bên trong? Núi nào thắt quả bồng mà có thánh sinh? ………………………………………………………… Ai mà xin được túi đồng? Ở đâu mà lại con sông Ngân Hà? Nước nào dệt gấm thêu hoa? Ai sinh ra cửa ra nhà nàng ơi? Kìa ai đội đá vá trời? Kìa ai trị thuỷ cho đời được yên? Bè nữ: Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi. Sông Lục Đẩu sáu khúc nước chảy suôi một dòng. Nước sông Tương bên đục bên trong. Núi đức Thánh Tản thắt quả bồng mà lại có thánh sinh. ………………………………………………………………… Ông Khổng Minh không xin được túi đồng. Trên trời lại có con sông Ngân Hà. Nước Tàu dệt gấm thêu hoa. Ông Hữu Sào sinh ra cửa ra nhà chàng ơi. Bà Nữ Oa đội đá vá trời. Vua Đại Vũ trị thủy cho đời được yên. Bè nam: Bây giờ mận mới hỏi đào, Vuờn hồng đã có ai vào hay chưa? Bè nữ: Mận hỏi thì đào xin thưa: Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào. Nam kết: Ai về đường ấy hôm nay Gởi dăm điều nhớ gởi vài điều thương. Gởi cho đến chiếu đến giường. Gởi cho đến chốn buồng hương em nằm. Đại khái đó là vài mẫu khi đọc lên nhận thấy hai điểm đặc sắc sau đây: 12 Thứ nhất là tính chất động đích của trống quân khác với nhảy đầm. Nhảy đầm chỉ cần biết đưa tay đưa chân sao cho hợp với điệu nhạc khỏi phải suy nghĩ, cũng khỏi phải hát nữa, đã có máy. Trống quân thì phải hoạt động hơn nhiều; miệng phải hát, tâm trí phải tác động để đối đáp, vì không được hát bài có sẵn mà phải tuỳ cảnh mà sáng tác lấy rồi hát lên tức khắc cho hợp câu hỏi. Thứ hai là ý phải từ xa tới gần, mà gần cuối cùng là việc lấy nhau, nói lên một cách không úp mở nhưng phải nói “hoa tình” tức là nói lên cách văn hoa và như thế nó không phải là một sự vui giải trí như nhảy đầm, mà là việc làm có chủ đích đưa đến hôn nhân nhưng đưa đến bằng nghệ thuật, bằng múa hát, tức là một lối triết lý toàn diện. Tất cả tinh thần vật chất hòa trộn với nhau, chứ không có kiểu phân chia. Vào điện hay đền thờ lạy, rồi ra xóm bình khang chui lủi: tinh thần ra tinh thần, vật chất ra vật chất. Ở đây tinh thần vật chất hòa hợp ngay trong một nơi, một lúc theo đúng triết lý tìm phi thường trong cái thường thường. 4. Nguy cơ Trở lên là thử đưa ra một hai thí dụ về sự thấm nhập của triết lý vào trong mọi hành vi cử chỉ của người Việt. Đấy là ơn ích rất lớn và nếu biết làm phục hoạt thì sẽ là bài thuốc chữa bệnh thời đại mà Herbert Marcuse kêu là bệnh duy một chiều kích. Hay cũng quen gọi là nhị nguyên, tức là duy vật hoặc duy linh. Linh thiêng được biểu lộ rất lớn lao trong bao nhiêu điện đài, bao nhiêu sách, bao nhiêu người hy hiến thân tâm cho tinh thần. Nhưng vì là nhị nguyên nên anh đi đường anh tôi đi đường tôi. Đạo là đạo. Đời là đời. Hóa cho nên: đời trở nên vô đạo, mặc dầu các thứ đạo lý truyền bá khắp nơi nhưng vì đứng ngoài đời nên đời vẫn vô đạo! Nhưng hỏi vậy tại sao người đời không để ý đến đạo nằm ngay trong đời. Thưa vì đó là điều rất khó và rất dễ quên đi. Rất khó vì người ta dễ chú ý những cái gì (ở bên) ngoài mình, vì lúc ấy nó là đối tượng, giác quan có thể tác động. Còn như Đạo đã lẫn vào đời vào thân tâm thì không còn đứng ngoài nên không còn là đối tượng. Vì thế Kinh Dịch mới nói là “bách tính nhật dụng nhi bất tri chi” (chữ hán): bách tính dùng hằng ngày nhưng không biết đến. Không biết đến nên là nguy cơ, và mối nguy cơ đó càng ngày càng trở nên lớn lao vì không những bách tính là thường dân 13 không biết, mà cả giới trí thức cũng không biết đến nữa, thế mới nguy. Vì từ lúc ấy họ sẽ đi tìm triết ở xa xăm theo cả hai nghĩa, một là phát xuất từ ngoài đời sống, đứng ngoài con người nên dễ được tìm thấy, dễ được học hỏi, và do vậy gây nên cho nền triết lý Việt Nam một cơn thử thách lớn lao như chưa từng thấy. Vì hầu hết tri thức trong nước đã bỏ triết nhà để chạy theo triết ngoài. Có còn cách nào cứu vớt nổi tình trạng này chăng? Chưa biết, nhưng chắc một điều là nếu không cứu vớt nổi tinh thần triết Việt thì chúng ta chỉ còn có triết học để học, nghĩa là chỉ để mà chơi. Chứ còn triết lý tẩm nhuận việc ăn làm, triết lý hướng dẫn thân tâm thì không còn nữa. Bởi vậy dù thành hay bại việc đáng làm là chúng ta hãy cố gắng làm. Và đó là mục tiêu của quyển sách nhỏ này, và đường lối của quyển này là bình dân. Cụ thể là những lễ lạy đình đám mà vì tinh thần thống nhất nên chúng ta có quyền coi chúng như tài liệu chân thực về triết lý bình dân trong đó cái đình là trung tâm hiện thực nên lấy đó làm đầu đề cho sách: triết lý cái đình. II. TRIẾT LÝ CÁI ĐÌNH Cái đình hiện nay chỉ còn là một ngôi nhà rách nát, chẳng đâu nghĩ đến sửa lại, mà chỉ còn thấy xây hội đồng xã với các loại đền đài khác thay vào. Chúng ta cũng không cần chống lại khuynh hướng đó, vì hoàn cảnh đã đổi thay cần phải biến hóa. Tuy nhiên tiến hóa có nghĩa là tinh thần còn nhưng chỉ tuỳ thời mà mặc những mô thức mới cho hợp thời hơn và vươn lên cao hơn. Vì vậy mà cần tìm xem tinh thần cái đình ở chỗ nào. Cái đình có thể coi là đỉnh chót vót của nền văn minh Viêm Việt. Nền văn minh này đặt nền tảng trên gia đình, nhiều gia đình họp thành khu, xóm, ấp và đợt cuối cùng là làng. Nhà của làng là đình, và đến đấy là biên cương để gặp nền văn minh du mục Bắc phương được biểu thị từ trên mà xuống tức từ triều đình xuống đến tỉnh, phủ và đơn vị cuối cùng là huyện hay quận. Còn Tổng thì có thể coi như một tổ chức lưng chừng giữa hai bờ cõi văn minh và thường chỉ đóng một vai trò mờ lạt. Người đại diện thực cho dân là lý trưởng. Lý trưởng thu thuế và tuyển lính cho triều đình, cũng như hiện thực các chương trình của làng xã, nên lý trưởng mới thực là người nối hai: văn minh du mục của Hán tộc và nông nghiệp của Việt 14 Nho. Cũng như rất có thể chữ đình là nhà đại biểu cho Viêm Việt, còn triều là của Hoa tộc, hai văn minh hòa trộn thành ra triều đình. Ta hãy trở lại văn minh Việt Nho để tìm hiểu những nét đặc trưng của nó. Đó là một nền văn minh dân chủ theo nghĩa trung thực nhất nghĩa là dân có cả tiếng lẫn miếng. Người xưa quen nói “miếng ở làng sang ở nước” cho nên chữ miếng ở đây nói lên cái gì có thực, ăn được, đó là thể chế bình sản. Cho nên làng trước hết là một đơn vị kinh tế trong đó kỳ mục bàn việc làm sao cho ai cũng là điền chủ, ít ra theo hiến pháp, còn thực thì có nhiều thời đại không đạt tới. Dầu sao có thể nói đặc tính thứ nhất của làng là bình sản. Làng còn là đơn vị chính trị tổ chức theo lối dân chủ đặc biệt là trọng hiền mà biểu hiệu cụ thể là kinh nghiệm. Kinh nghiệm đi với tuổi tác, chữ Nho kêu là xỉ, nên gọi là trọng xỉ. Khác với trọng hoạn tức là trọng quan tước do ảnh hưởng Hán tộc, nên cũng nhiều làng trọng hoạn thay vì trọng xỉ, tuỳ theo hương ước mỗi làng. Trong thực tế thường là tham bám cả hai xuýt xoát như sau. Mỗi làng có một hội đồng kỳ mục gồm hai ban: Một thuộc kỳ hào, hai là ban chức dịch. Ban kỳ hào gồm các bô lão (trọng xỉ) và một số thân hào cùng những người đã đỗ đạt, đã làm quan… (trọng hoạn). Ban kỳ hào này tương đương với quốc hội lập pháp đặt bên cạnh hành pháp, tức là ban chức dịch mà người đứng đầu là lý trưởng. Nói là hành pháp vì quả thực làng là một thứ nước, và ta có thể nói nước Việt Nam xưa là một nước liên bang mà mỗi bang có sự độc lập của nó, được nói lên qua câu: “lệnh vua thua lệ làng”. Vua thua vì làng là một tiểu bang, mà lệnh vua chỉ đạt tới độ liên bang chứ không được đi vào nội bộ của tiểu bang, đây là đặc tính thứ hai: dân chủ. Đặc tính thứ ba thuộc văn hóa và đây mới là điểm có thể nói là hợp thời hơn hết. Bởi vì cái đình là tiêu biểu cho nền văn hóa của Lạc Việt cách cụ thể và sống động nhất, tức nền văn hóa xây trên thái hòa, là hòa đất hòa trời, nói cụ thể thì hòa đời với đạo, hòa siêu nhiên với thiên nhiên. Muốn thấy rõ điểm này chúng ta nên so sánh với một hai văn minh khác. (Thứ nhất) Nếu văn minh Ai Cập được biểu thị bằng kim tự tháp, văn minh Hy Lạp bằng đền thờ Parthénon, văn minh Ấn Độ bằng chùa chiền 15 (xứ chùa tháp) thì biểu hiện kiến trúc của văn minh Việt Nho là cái đình. Cái đình có đặc tính là thiết thực và toàn diện. Để hiểu rõ hai điểm này ta chỉ việc so sánh mục tiêu của mỗi kiến ốc. Kim tự tháp lo giữ xác chết. Đền Chùa lo cho kiếp sau hoặc phụng sự nhà vua như đền Đế Thiên Đế Thích. Riêng Đình là chú ý ngay vào đời sống hiện tại ở đây và bây giờ. Điểm thứ hai là toàn diện, tức không phải cái bây giờ hạn cục, nhưng là cái bây giờ sâu thẳm nên bắt liên lạc với dĩ vãng và tương lai, cũng như với những chiều sâu của siêu hình mà có chỗ tôi có nói: đặc trưng của Minh Triết Lạc Thư là tìm ra và vun tưới ngay trong đời sống hiện tại, là tìm cái phi thường ngay trong những cái thường thường: ăn, ngủ, làm việc, những mối giao liên… tất cả mọi động tác đó làm nên đời sống gia đình. Vì thế triết lý Việt Nho tìm hết cách đôn đốc tình gia tộc, nâng lên hàng nền tảng. Nền móng xã hội Việt Nam là gia đình chứ không phải cá nhân như Tây Phương. Do lẽ đó mà (nhất định) không để cho thể chế nào làm sứt mẻ đời sống gia đình. Nhưng nếu vậy thì các gia đình sẽ bị bó trong tổ kén các gia tộc mà không còn chỗ hội thông với nhau, để người trong một làng tham dự vào đời sống công thể? Thưa có, và đó là nhiệm vụ cái đình. Đình là nơi hội tụ nhiều gia đình. Nói khác, đời sống cái đình cũng một loại với đời sống gia đình, nếu ở gia đình có ăn uống thì ở đình cũng có đình đám tức cũng là ăn uống, khác hẳn với việc làm khi người ta đến chùa cầu kinh chứ không phải để ăn uống như có thể xảy ra ở đình. Như vậy đình là nơi tụ họp của dân làng trong những ngày tư ngày tết ngày lễ lạy, ta quen gọi chung là đình đám. Chữ đám gắn liền với chữ đình làm tỏa ra cho các giác quan khứu, thị, thính, cảm một vẻ tưng bừng thơm ngát với những nét hân hoan tràn đầy sinh thú, những khuôn mặt say sưa. Nếu đối với nền văn minh chuyên về kiếp sau hoặc những sự “cao siêu” cho “miếng ăn là miếng hèn”. Trái lại với văn minh chăm lo cho con người toàn diện có tâm mà cũng có thân thì miếng ăn lại là đứng đầu: “dân dĩ thực vi tiên”, nói là tiên hay thiên cũng được, cả hai tiếng đều nói lên sự quan trọng của việc ăn. Tiếng ta quen nói: ăn ở, ăn làm, ăn chơi, ăn hỏi, ăn cưới, ăn xin, ăn học… là nằm trong cái triết lý đầy thành thực đó. 16 Cho nên những đình đám, những bữa ăn công cộng đều được coi là những cao độ của triều sống để mọi người hội thông nhau trong niềm hân hoan toàn triệt. Toàn triệt theo nghĩa thể chế tức là có việc cảm thông qua những việc rất cụ thể: từ việc tế thần ở làng đến việc ăn chơi vui nhộn, để nhu cầu con người toàn diện đều được đáp ứng thoả thê. Nói cho hợp theo tiếng ngày nay là cả hồn (tức tâm tình) lẫn xác đều được tham dự. Nếu theo thuyết nhị nguyên của Platon khinh dể trần thế coi “thế gian xác thịt” là kẻ thù, thì với triết lý nhân sinh thân xác lại là bạn thiết và vì thế coi sự đáp ứng nhu cầu của xác thân, của tình cảm đều quý trọng ngang nhau. Bởi vậy những ngày “đình đám” nghĩa là những ngày có đám ở đình, chỉ làm tôn thêm vẻ linh thiêng của cái đình lên độ tuyệt cao. Ta quen nói: đình làng mà làng là nước ở tỉ xích mọi người nên đình làng cũng là đình nước vậy. Cho nên có thể coi cái đình là chính gạch nối giữa nhà và nước. Nói là gạch nối còn mang hơi sách vở, chính ra phải nói là mối liên hệ sống động nối kết hai đầu là nhà và nước. Cần dùng chữ sống động vì: “cái đình không làm tổn thương đến đời sống gia đình. Các lễ lạy đình đám không làm giảm mức sống của gia tộc chút nào”… Đây chính là nét đặc biệt của cái đình, và do đó ngày nay nó mới bị tranh giành ảnh hưởng, để đi đến tình trạng ngấp ngoái hiện nay. Người ta tố cáo cái đình đã gây nên óc xôi thịt, thì điều ấy đúng nhưng chỉ đúng trong vòng thường tình, tức là bất cứ thể chế nào cũng bị lạm dụng, bị sa đọa. Thời nay chúng ta hết xôi thịt thì lại có óc khác chưa biết kêu là gì nhưng thực chất là thụt két, hối lộ, tham nhũng v.v… Cũng còn có những nhóm tố cáo cái đình là vì nếu phá bỏ được đình đám thì đám đó sẽ đi về một nơi khác, và lợi cho những ai khác hơn là cho những dân đến đình làng. Chung quy cũng tại miếng ăn nhưng không được nói toạc ra như trong triết lý cái đình. Về phía nước, cái đình cũng bị cùng một số phận, bởi vì nó là tiêu biểu sống động cho nhà gắn liền với nước nên đình là cái gai trong con mắt người Pháp. Mà cụ thể hơn hết là sắc thần làng do vua phong thì mới “có giá trị” (mới valide nói theo luật Roma) và đấy là cái phiền cho thực dân. Họ đã muốn cho người Nam kỳ “tự trị” theo nghĩa cắt đứt mọi liên hệ với 17 triều đình Huế, thế mà sắc thần lại phải do triều đình phong thì đấy là cả môt sự đi ngược lại chương trình của họ. Đành rằng: cái sắc chẳng qua chỉ là một mảnh giấy nhưng đối với những người dân “nặng tinh thần hơn vật chất” thì miếng giấy đó gây rất nhiều trở ngại trong công việc đồng hóa người Việt. Vì thế có sự âm mưu phá hoại tinh thần cái đình, hạ giá cách này hay cách khác để cho giới trí thức chỉ còn thấy đình là cái lò “xôi thịt” hầu tự nguyện đứng ra đảm nhiệm việc bôi xấu cái đình. Và thế là vô tình trí thức đã đồng công lấp hộ cửa đình để dọn đường cho các ý hệ ngoại lai tràn vào đập tan chút vốn liếng tinh thần của dân tộc. Cho đến hôm nay nước nhà tan rã, nhìn trở lui mới nhận ra thâm ý của ngoại nhân, và ta phải băn khoăn hỏi: Liệu còn có thể cứu vớt được triết lý cái đình nữa chăng? Câu thưa sẽ như sau: cái đó còn tuỳ ở trình độ thức tỉnh của đồng bào. Để giúp vào việc lay thức đó hôm nay chúng ta quay trở lại học về nguồn gốc và ý nghĩa của cái đình. Về nguồn gốc thì khó có thể xác định, chỉ biết rằng: nó phát hiện ngay từ thời khai quốc, lúc nước ta còn chìm trong thời khuyết sử mà tôi quen gọi là huyền sử. Có thể nghĩ rằng: cái đình đã xuất hiện ở thời xa xăm này và được ghi lại bằng tên vua huyền sử Hữu Sào, tức là giai đoạn đã biết làm nhà ở. Đó là loại nhà sàn lúc trước kêu là cái rong, về sau kêu là cái đình, nhiều nơi ngoài Bắc xưa còn làm đình cao cẳng. Về sau dưới ảnh hưởng của Hoa tộc cái nhà cao cẳng rút ngắn dần chân lại để cuối cùng làm thẳng trên đất liền (xem tạp chí sử địa số 4, trg.44). Dầu sao chúng ta cũng có lý tin rằng: đình chính là cái nôi mà nước Việt Nam cổ đại khi sinh ra đã được mẹ Âu Cơ đặt vào và chính trong đó nó đã lớn lên và trải qua biết bao cuộc thăng trầm: vinh có, nhục có nhưng bao giờ nó cũng vẫn mang theo cái nôi nọ. Là bởi vì cái nôi này cũng chính là cái cơ cấu nguyên sơ, tức là những yếu tố căn để tác tạo nên tinh thần dân tộc, nên gắn liền với dân tộc cho tới tận nay. Bởi chưng cái đình cũng chính là hiện thân cái triết lý Tiết Liêu, tác giả cặp bánh dầy bánh chưng, là cặp bánh bao hàm ý tưởng cao cả ngay trong cái thường thường, để bớt hao tốn: chỉ một cái nhà mà làm nơi quy tụ cả kinh tế, chính trị lẫn tôn giáo. 18 Vì chính trong cái đình làng mà ban kỳ mục tế thần làng vào những ngày sóc ngày vọng. Tức là tinh thần lồng lên các việc ăn làm. Thật là tiết giảm. Vậy mà tinh thần vẫn mạnh đủ để gìn giữ nước non qua bao nguy nan để nay trao lại cho ta. Cái triết lý Tiết Liệu đó chúng ta đã quên, hiện dân nước đang tốn phí biết bao để xây thêm điện đài cao ngất khắp nơi thế mà tinh thần vẫn mỗi ngày mỗi sút kém. Hồn nước tức là óc lo lắng chân thành cho công ích vẫn sa sút trầm trọng. Xét lại thì ra do: chúng ta đã quên mất nền triết lý lưỡng nhất tính của cái đình để chạy theo những triết lý nhị nguyên đạo đời riêng rẽ. Cho nên đền đài có mọc lên đầy rẫy và cao mất hút vào mây thì cũng không tiêm vào cho đời được chút tinh thần nào, các con đạo cũng tham nhũng như ai… Vì thế mà hồn nước hấp hối. Hấp hối vì bầu khí hiện tại càng ngày càng trở nên duy vật một chiều do tư trào ngoại lai đưa vào, để chống lại tinh thần của cái đình lại là lưỡng nhất tính: Một động một tĩnh. Một tròn một vuông. Vuông tượng trưng bằng cái nhà ở giữa chung quanh là ao nước hình tròn chỉ (biểu thị) đạo thể lung linh nên gọi là động hồ bao lấy cái đình ra: Động Đình Hồ. Và đấy là thâm nghĩa của ba chữ Hồ Động Đình. Nó là nước biểu thị cho nền minh triết lưỡng thê bao gồm cả thân lẫn tâm, cho nên “có đình có đám. Đám là bữa ăn chung cho thân, đình là sự thông giao, là tình liên đới cho tâm”. Và nhờ đó mà nó đã duy trì được một nền minh triết duy nhất trên thế giới đã không mắc vòng nhị nguyên. Mắc vào vòng nhị nguyên có nghĩa là mắc vòng bị sâu xé, sâu xé trong tâm hồn không tìm ra mối thống nhất nên thiếu sự an nhiên tự tại, và sâu xé trong xã hội biểu thị bằng phân chia giai cấp và đẳng cấp với những đặc ân dành cho nhóm nọ phá nhóm kia gây nên đố kị tranh chấp. Đó là tệ trạng đã được các tư trào ngoại lai đưa vào nước ta. Vì chưa nhận ra nên giới trí thức của ta đã gia công vun tưới tài bồi cho các thứ đặc ân đó. Và vì vậy nước ta mới lâm vào cảnh phân hóa trầm trọng khiến cho người trong nước sa lần vào bệnh cô đơn tan rã suy yếu tinh thần. Nghĩa là cũng lâm vào tình trạng bi đát của con người thời đại mà H.Marcuse gọi là: “con người một chiều kích: unidimensionalman chỉ biết 19 có duy vật hay duy tâm, nên đời trở nên vô đạo, đạo trở nên trống rỗng”. Không còn vòng đai tinh thần tẩm nhuận cho những việc ăn làm được biểu thị bằng cái hồ bao bọc lấy cái đình như xưa nữa, mà chỉ còn là các thứ duy tượng trưng bằng hội đồng xã duy đời, đền chùa duy linh. Đó không là biểu tượng suông nhưng có thực. Có sự phân ly trong văn hóa của nước nhà: kẻ theo cộng sản, người theo các thứ tôn giáo. Có cách nào làm cho các duy kia ngưng việc sâu xé con dân đất Việt chăng? Chúng tôi cho rằng: cách đó nằm trong sự phục hoạt triết lý cái Đình. III. ÔNG TRĂNG MÀ LẤY BÀ TRỜI Xưa nay chúng ta chỉ quen nói ông trời chứ chưa nghe nói bà trời. Nếu có bà thì đó là bà trăng, đúng hơn người ta quen nói là chị Hằng, cô Hằng Nga, ghẹo Nguyệt. Nguyệt mà bị ghẹo phải là giống cái thị mẹt rõ rồi. Các tiếng trên thế giới hình như cũng đồng thanh cho mặt trăng là giống cái “la lune” chứ không “le lune”. Thế tại sao bọn trẻ lại dám hát ông trăng mà lấy bà trời? Ông trời hay bà trời? Ai nói phải? Khó mà thưa. Dẫu sau này có ghé phi thuyền lên rờ bụng trăng để phân xử cũng khó đạt kết quả hơn khi đứng dưới đất nhìn lên vì cả hai đường đều chả thấy gì biện minh cho “cái giống” của mặt trăng cả. Vì thế ta hãy bỏ việc mò sờ nhìn ngắm để đi sang địa hạt huyền sử, và lúc ấy chúng ta sẽ nhận ra một chuyện thú vị về câu: “ông trăng mà lấy bà trời”, vì nó trở thành một ấn tích của “hai nền văn hóa, một của mẹ một của cha”. Khởi đầu văn hóa của chúng ta là nông nghiệp thì mẹ làm chủ, rồi sau mới đến du mục đàn ông làm chủ. Trong thời bà làm chủ thì mặt trăng là “ông” như Miêu tộc quen gọi thế (Festivals 102). Đấy là thời mà “lưỡng long chầu nguyệt”= nghĩa là hai con rồng mà chầu có một bà trăng. Đó hẳn là bà Âu Cơ có hai ông chầu là Đế Lai và Sùng Lãm. Thế rồi khi du mục tràn vào thì lần lần các bà xuống bậc, trở nên một người tuỳ tòng. Lúc cha còn sống thì tòng cha, lúc đi lấy chồng thì tòng chồng, chồng chết thì tòng con. Ba cái tòng đó được Hán Nho dùng để hút hết nhựa sống của các chị em phái nữ. Đó là điều bất công và đang trở nên lỗi thời. Trên thế giới đâu đâu đàn bà cũng đương có mòi đi 20 lên. Bởi vậy hôm nay chúng ta hãy đặt một cái nhìn tổng quát lên lịch sử, văn hóa nước nhà để làm một cuộc khảo cổ loại riêng. Trong Việt Lý chúng tôi đã nêu ra một số nét nổi hơn cha như tính họ theo mẹ và tục cưới rể. Riêng về tục này chúng tôi mới được nghe biết các sắc dân Ra-Đê trên Ban Mê Thuột vẫn còn giữ. Ngày cưới chàng rể vác cái xà gạc (dao phá rừng) về ở đàng vợ. Đó là phạm vi phong tục có thể khảo cứu rộng thêm. Ở đây chỉ có ý nhấn mạnh một điểm là: thuở ban sơ họ mẹ thường đi đôi với tên đất. Bà Âu Cơ là mẹ một tên đất là Âu hoặc Âu Lạc, và Khương Nguyên là tên đất Khương… hay một sự tích nào liên quan đến sự sinh nở, như con ông Vũ tên là Khải nghĩa là mở ra vì khi sinh con phải mổ bụng mẹ ra… Khổng Tử được gọi là Khâu vì mẹ đi cầu tự tại núi Khâu… Ngày nay khi nghiên cứu lại các lễ lạy của nền văn minh sơ khai thì hầu hết thấy đặt trọng điểm ở mầu nhiệm sinh đẻ, sai mắn thuộc giá, sắc tức là những việc lớn lao của nông nghiệp, mà việc khởi đầu là gieo gặt. Việc gieo gặt hầu chắc là do phụ nữ sáng kiến ra. Đàn ông đi săn liên miên, đàn bà ở nhà có giờ nhàn rỗi đem gieo hạt, rồi sự việc ban đầu rất có thể tình cờ đưa đến việc gieo trồng có chủ đích, sự kiện này kéo theo việc quan sát thời gian thay đổi. Tứ thời bát tiết nào thuận cho lúc gieo lúc gặt, thế là đi đến việc ngắm trăng sao rồi phân cung độ vòng trời để làm lịch tức là bước cao nhất của văn minh nông nghiệp. Khởi đầu là lịch hoàn toàn của dân gian căn cứ trên những nhận xét thường nghiệm về con nước xuống lên, mây mưa, cầu vòng, sấm chớp như được ghi trong ca dao kiểu: “mồng tám tháng tư không có mưa thì bán cầy bừa đi buôn…” Rồi sau đến quan sát thiên tượng một cách có hệ thống thuộc đợt bác học thường là về sau khi đã tiến cao. Thế là việc nọ kéo theo việc kia, từ việc để dành giống đến lúc gieo hạt rồi chăm nom cho hạt mọc lên đến lúc gặt về… Rồi khi gặt xong thì thưởng thức lúa gạo tức là đình đám v.v… Mỗi việc đều quan trọng và cùng với tâm trạng thời cổ xưa đều trở nên linh thiêng được bao bọc bằng những nghi thức, những lễ lạy để linh thiêng hóa những giai đoạn của việc gieo gặt. Bởi vì với việc gieo gặt con người bước lên bậc văn minh cao hơn khi chỉ biết có săn bắn đầy bấp bênh: khi thừa mứa lúc thiếu hụt. Nhưng từ lúc biết gieo gặt tích trữ thì cũng từ đấy đời sống được ổn định 21 nhiều hơn và nhờ vậy có thêm được những phút thư nhàn dành cho văn hóa, nhờ đấy văn minh tiến bước mạnh. Vì vậy mà những gì có liên hệ tới gieo gặt như các hiện tượng tự nhiên: sấm mưa hay những công tác lớn như cày bừa, đều được nâng lên hàng lễ hay tục lệ này khác. Do đó đã để lại những chứng tích mà ngày nay ta có thể nương vào để tìm phần nào quá trình hình thành văn minh và sự giao thoa giữa các yếu tố văn hóa khác nhau. Ta hãy đi ngược dòng thời gian để kiểm điểm lại ít sự kiện. Việc đầu tiên là nơi chứa hạt giống. Chọn giống là một trong ba yếu tố thành công trong việc gieo gặt và được người xưa chú ý đến đâu thì không rõ. Chỉ biết rằng: họ chú ý đến việc giữ hạt giống bằng những tác động linh thiêng. Thí dụ phải để trong buồng của mẹ, phòng này ở hướng Đông Nam gọi là Áo (chữ hán). Chữ này giống với chữ Việt (chữ hán) quá nửa, nên chúng ta có thể hỏi: đã có liên hệ chi chăng. Người xưa khi đặt tên nước là Việt có nghĩ rằng: đây sẽ là nơi trữ hạt giống cho nền văn minh nông nghiệp? Áo là buồng ở phía Đông Nam, là nơi đón ánh sáng ban mai không như căn đối diện bên Tây Bắc chịu nhiều ánh sáng ban chiều. Chính vì có ánh sáng ban mai nên được coi là chốn u linh, dùng làm nơi cúng tế cho các thần và nó là phòng của chủ nhà. Ai là chủ nhà? Bố hay mẹ? Thưa tuỳ sự lên xuống của văn minh Viêm hay Hoa mà là bố hay mẹ. Khi tính con gọi theo họ mẹ thì nhà gọi là nội (chữ hán) nằm trong quyền mẹ, bố chỉ là chàng rể có nghĩa là chàng ràng bên ngoài (Socio 201). Sau này khi văn minh hoa tộc vươn lên thì bố làm chủ và chiếm buồng mẹ, và chỉ nhường cho mẹ trong thời kỳ sinh đẻ. Sự nhường này là theo Viêm tục trong khi vợ sinh thì nhường hẳn buồng chồng cho vợ (Socio 201, 167). Đấy là những tục lệ thời cổ xưa rất rắc rối khiến cho việc nghiên cứu dễ sai lạc vì sự thăng trầm của hai nền văn hóa lúc gặp gỡ, tuy nhiên cũng nhờ sự rắc rối đó mà học giả có được ít tiêu điểm để nhìn lại sự giao thoa của hai nền văn hóa trong những việc bất ngờ thí dụ việc bố chiếm phòng mẹ vừa nói xong. Phận gái thấp hèn Bây giờ chúng ta bàn đến điểm thứ hai thuộc việc giao thoa của hai nền văn hóa này. Đó là tục lệ khi mới sinh ra thì con trai đặt trên giường, con gái phải đặt dưới đất, để chỉ phận hèn hạ phục tòng của con gái như 22 trong kinh Thi tiểu nhã bài Tư Can: “Nãi sinh nam tử Tái tẩm chi sàng… Nãi sinh nữ tử Tái tẩm chi địa…” Chữ hán Đấy là sự tin tưởng của Hán Nho nên là một sự lầm tưởng và nó biểu lộ rõ rệt sự hiểu sai và bẻ quặt Việt Nho ra sao. Trước hết ta hỏi: tại sao con gái phải đặt xuống đất? Thì câu thưa sẽ là: không nên nói: phải mà là được. Con gái được đặt xuống đất vì chủ đất là đàn bà như đã nói trên về đất mẹ, quê mẹ, nên đặt xuống đất là nhận quyền làm chủ đất. Chính từ trong ý tưởng then chốt đó mà huyền sử nói: khi bà Âu Cơ đẻ cái bọc trăm trứng thì đem bỏ ngoài đồng. Trong câu chuyện bà Âu Cơ ta thấy nhiều liên hệ với Bách Việt: trước hết là đẻ ra trăm con trai. Thời xưa khi người ta muốn khen tặng cùng cực một bà mẹ nào thì chúc bà đẻ trăm con trai, như kinh Thi (Đại nhã bài tư trai) khen bà Thái Tự vợ Văn Vương có câu: Thái Tự tự huy âm Tắc bách tư nâm (nam) Chữ hán Bà Thái Tự kế thừa tiếng thơm Nên sinh con trai có hàng trăm. Về việc bỏ ngoài đồng là có ý niệm chủ đất như đã nói trên bởi thế theo huyền sử khi bà Khương Nguyên đẻ ra Hậu Tắc tổ nhà Chu thì cũng bỏ con ngoài đồng. Trong bài “Sinh dân” (Đại Nhã) nói: bà cầu khẩn để khỏi tội không con, rồi bà đi hội mùa xuân đạp lên lốt chân người to lớn, sinh ra ông Hậu Tắc. Đây là ơn trọng của trời nên sự sinh đẻ trở nên phi thường: bà Khương Nguyên đẻ con dễ dàng như dê, không bị rách, không bị nứt, không bị tai (họa), không bị hại. Chữ hán Phiên Âm: Dân di quyết nguyệt Tiên sinh như thát Bất xích bất phách Vô tai vô hại Dĩ hách quyết linh Thượng Đế bất ninh? Bất khang ân dĩ (tự)? Cư nhiên sinh tỉ (tử) 23 Nghĩa: Thai kia đã đủ tháng rồi Đầu lòng sinh sản dễ thời như dê. Nàng Khương Nguyên chẳng hề rách nứt Tai hại thì rõ thật đều không Rõ ràng linh ứng lạ lùng Thì trời há chẳng an lòng hay sao? Chẳng vui lòng việc cầu con ấy? Mà bỗng dưng sinh trái đạo thường. Chính vì đẻ trái đạo thường nên khi đẻ rồi bà đem con ra bỏ ngoài ngõ hẻm. Nhưng bỏ để đến che chở và thương mến mới bế đem bỏ con trẻ trong rừng, thì gặp người đốn củi thương hại săn sóc lại đem để trên nước băng giá rét, chim thấy vậy động lòng bèn bay đến một cánh lót cho, một cánh đậy cho. Chữ hán Phiên Âm: Điểu phú dị chi, Đản chí chi ải hạng Ngưu dương phì tự chi, Đản chí chi bình lâm Hội phạt bình lâm, Đản chí chi hàn băng. Nghĩa: Đem con ra bỏ bên đường, Bò dê che chở mến thương vô cùng. Rừng đất bằng lại bồng đem bỏ, Gặp tiều phu đến đó nhặt về. Bỏ trên nước đá tái tê, Chim đâu bay đến lót che anh hào Thấy nàng đến chim bay đi mất, Lúc bấy giờ Hậu Tắc oa oa. Tiếng to lại kéo dài ra, Nẻo đường vang khắp gần xa tiếng nàng. “Điểu phú dị chi” (phú là che, dị là đậy). Tôi trưng hơi dài để độc giả thấy: sự giao thoa của hai nền văn hóa nông nghiệp và du mục. Theo Hoa tộc du mục thì bà Khương Nguyên có tội vì đẻ hoang. Nhưng tác giả bài “Sinh dân” đã đứng về phe văn hóa 24 Viêm Việt nên bênh vực bà. Không những bênh vực, tác giả còn đề cao vật biểu của Viêm Việt là chim, vì trong bài chim tỏ ra tận tình biết bao “một cánh lót cho nằm một cánh che cho ấm”. Trong văn chương thế giới không tìm đâu được giống chim tận tình đến thế. Như vậy văn hóa Viêm Việt thắng một cách nào vì nó cũng có tụ lệ đặt trẻ sơ sinh xuống đất cũng như bà Khương Nguyên kết hôn theo lối “hôn”. Bạn hỏi: tại sao Hậu Tắc là con trai cũng được đặt xuống đất? Thưa là vì từ lúc nào đó nhiều ý tưởng ma thuật hoặc tiêu biểu đã gắn thêm vào ý tưởng chủ quyền ban sơ như niềm tin rằng: đất là nơi tích tụ mọi ảnh hưởng tốt, những sức nuôi dưỡng có tính cách tổng hợp, và theo ý này thì không những con gái mà về sau con trai cũng được đặt xuống đất để nhờ ảnh hưởng tốt. Rồi về sau người ta đặt xuống đất cả những người gần chết với hy vọng sinh khí của đất làm hồi phục sức sống (Socio 168). Cũng trong dòng tư tưởng đó nảy sinh dần những ý nghĩ đất có thể trừ tà ma xú khí, nhân đó mà có thêm tục bắn sáu phát tên bằng cây dâu khi trẻ mới sinh… Tục này ban đầu cũng mang nặng tính chất văn hóa mẹ, vì dâu đi với việc nuôi tằm là phần việc mẹ (Chức Nữ, Socio 169) mà vì mẹ ở phía Đông nên sau dâu cũng ở phía Đông (phù Tang, chữ hán, là cây dâu nâng đỡ mặt trời lúc mới mọc). Đây là một thí dụ về những ý tưởng, những niềm tin thuộc thời bái vật (ma thuật) nhưng đã chớm có tâm linh đi kèm lẫn lộn nên khó phân ra yếu tố nào xuất hiện trước, chỉ biết rằng: vì lâu ngày ý thức lu mờ dần đi nên mới có chuyện Hán Nho bẻ quặt ý nghĩa của cổ tục để hạ giá đàn bà, là vô tình hay hữu ý hạ giá văn hóa Viêm Việt xuống vậy (Socio 161-168). Chìa khóa Tuy nhiên nếu chịu lần theo các dấu của phong tục học cũng như xã hội mà đi sâu vào sẽ nhận ra: lắm nét giúp ta giải đáp nhiều vấn nạn. Chẳng hạn: tại sao trong dịp “chơi xuân” sau lúc hát trống quân thì nam nữ hợp thân trên mặt đất, trên nệm cỏ xanh mà không đưa nhau vào buồng lên giường cho đàng hoàng? Thưa vì hợp thân ở đây mang thêm niềm tin tưởng là họ kích động thiên nhiên, giúp trời đất trong việc nuôi dưỡng, nên phải hợp thân trên mặt đất. Cho nên khi đào sâu nền văn hóa dân tộc ta mới nhận ra mối liện hệ với đất đóng vai trò quan trọng. Từ việc tế thần làng cho tới ý tưởng tế thần lúa (xã tắc)… nói lên tính chất nông nghiệp của đất, của mẹ. Ta còn có thể thấy: trong khi tế gia tiên cha dâng 25 thịt, mẹ dâng trái cây (Socio 217) cũng là dấu ghi lại nguồn gốc hai nền văn hóa nhưng vì tính cách giao thoa nên cần tình ý. Thí dụ với câu: “ông trăng mà lấy bà trời” thì ta đoán chừng câu ấy được đặt ra vào lúc ngôn ngữ đã công nhận cho ông cao hơn bà rồi. Nhưng trong dân gian thì vang bóng thời xưa của các bà vẫn còn mạnh nên mới đem tiếng ông đặt cho trăng chỉ các bà, và cho trăng được quyền lấy trời lúc này đã bị gọi là bà thay vì là ông, tức còn phảng phất tục cưới rể: bà lấy chồng chứ không phải ông lấy vợ. Vì thế việc bà trên ông có thể là chìa khóa mở ra nhiều bí mật ngày xưa, chẳng hạn lối kết hôn không mai mối gọi là bôn, thì lúc được đề cao lúc lại bị hạ. Tại sao có hai nền luân lý trái ngược một thuộc thành thị một thuộc nông thôn? Tại sao có rất nhiều lễ chỉ mừng có từ vùng Trường Giang trở xuống. Tôi lấy một ví dụ về quyển “Lĩnh Nam dật sử”. Đây là một thứ tiểu thuyết phong tục thuộc mấy nhóm dân ở vùng Lĩnh Nam như dân Mường, Dao, Thái, Việt… Ai đọc cũng nhận ra: vai trò người nữ rất cao. Lý Công Chúa đứng đầu Gia Quế, Mai tiểu thư đánh một phát mà hai tướng tiên phong ngã cái rụp… Học giả Trần Nhật Duật, người đã dịch nguyên tác bằng tiếng Mường ra tiếng Việt kết bằng câu: “Trừ cha con Hoàng Nhượng là bậc trung hiếu không dám bàn tới, ngoài ra những người có công huân ghi vào làn các hết thảy đều thuộc nữ lưu, hẳn chừng tác giả dụng ý gì chăng?” (tr.312). Nếu hiểu địa vị các bà trong văn hóa Viêm Việt thì có thể thưa là không có dụng ý chi hết mà chỉ là phản ánh đúng phong tục của những nhóm dân thiểu số còn giữ nhiều tục cổ xưa mà thôi. Sở dĩ văn hóa cổ xưa của Viêm Việt chú ý đến vai trò quan trọng của người nữ là vì nó tiêu biểu cho nguyên lý mẹ cần thiết ngay từ trong cơ cấu để cùng với nguyên lý cha làm thành mối bình quân căn để. Văn hóa Âu Tây đã đánh mất nguyên lý mẹ nên xô vào tai họa một chiều gây nên vô vàn đau thương và vì thế từ ít thể kỷ này: họ khởi đầu đề cao đàn bà. Nhưng nếu không đi sâu vào nguyên lý uyên nguyên mà chỉ đề cao suông thì sự đề cao đó sẽ đốc ra sự mê dục. IV. TRIẾT LÝ CÁI PHÁO Đùng đùng tết đến sau lưng. Pháo tết. Pháo dính liền với tết. Và ăn tết to mấy kệ, thiếu pháo là 26 thiếu đi một cái chi rất khó nói, chỉ biết nó làm cho tâm hồn không được thỏa mãn, cái đó mới lại kỳ cục vì đốt pháo có ơn ích chi đâu, chỉ là một việc lãng phí vô ích. Các nước văn mình giàu thịnh còn chẳng thừa tiền đem đốt đi như vậy. Chẳng thà gói thêm bánh, mua thêm thịt cho bữa ngày tết thêm phong phú. Chứ pháo đem thêm được cái gì đâu nào? Chỉ thấy gây ra nhiều tai họa có khi đến cháy cả nhà hay ít ra cũng làm mất cả ngủ nghê. Hơn thế nữa trong thời chiến tranh pháo còn làm lấp tiếng súng. Tết Mậu Thân năm nào suýt mất nước cũng vì pháo đấy! Đúng thực, các lý lẽ trên đây không sai một ly, ấy thế mà làm sao người Việt cũng vẫn nhớ pháo, tiếc sót ra mặt, mà già trẻ con nít ít tuổi không nói làm gì. Đàng này có cả những người lớn đầu, những người trí thức, những kẻ có ăn học biết suy nghĩ mà cũng vẫn mê pháo mới chết người ta chứ. Thế thì phải có cái gì đây. Trong khi tìm hiểu chúng ta mới nhận ra rằng: pháo đã bắt nguồn ngay từ buổi sơ khai và vì thế nó đã in vào tiềm thức dân tộc một nét sâu đậm. Số là phòng ngủ của các bà ở phía Đông Nam nơi giữ thóc giống như đã nói trên. Đông Nam là cung quẻ Chấn (theo tiên thiên bát quái). Mà Chấn có hai nghĩa, một là sấm hai là chấn động bụng khi có thai. Khi bà Khương Nguyên đi chơi xuân đạp phải lốt chân người to lớn thì bụng bà động rồi to dần lên. Chữ Nho kêu là Chấn “Lý đế vũ mẫn hàm”. Tái chấn tái tức == đạp lên dấu chân chỗ ngón cái của trời thấy kinh động trong mình. Liền có thai và kính cẩn gìn giữ (Đại Nhã Sinh dân). Quẻ Chấn như vậy là báo hiệu sự sinh nở, mà sinh nở là mầu nhiệm trung tâm của các tôn giáo cổ sơ vì thế mà nhiều nơi thờ dương vật, âm vật. (1) 1. Trong quyển Naissance de la tragédie, Nietzsche có ghi nhận “La vraie vie consistant dans la survie collective due à la génération humaine grâce aux mystère de la sensualité. C’est pourquoi le symbole vénérable par excellence, la pensée profonde de toute piété antique. Tous les détails de la fécondation, de la gestation, de la naissance éveillaient les plus hautes et les plus solenelles émotions.” Chính vì đó nên tất cả những gì có liên hệ tới sinh nở đều được coi trọng. Quẻ Chấn cũng còn được quý trọng vì nó báo tin một sự sinh nở khác của lúa gạo mùa màng phong đăng ngũ cốc. Là vì sấm thường khởi 27 vào đầu xuân, nghĩa là mùa gieo thóc. Thế mà sấm là dấu tốt, vì nó báo hiệu có mưa, mà có mưa là cả một nguồn sinh lực cho dân nông nghiệp. Nên trong bầu trời văn hóa này sấm đã giữ một vai trò then chốt nó như tiếng kẹt cửa mà trời mở ra để đổ xuống cho loài người ít chậu nước uống. Vì thế mà cứ đến đầu mùa xuân là con nhà nông mong sấm như trẻ mong mẹ về chợ. Bởi vậy mấy tiếng sấm đầu tiên thường làm trào lên những niềm hy vọng chứa chan, như có ai cho cái gì quý. Đó có thể là lý do đầu tiên giải nghĩa tại sao người Viễn Đông lại thích tiếng pháo, vì tiếng pháo nhắc lại tiếng sấm phần nào theo phản đáp điều kiện. Cũng có thể nghĩ như vậy hơn nữa vì ngày tết theo lịch nhà Hạ (chính là Việt lịch) nhằm vào cung dần, tức là đầu xuân lúc khởi đầu có sấm. Vì lý do trên nên đến tết người ta gây nên tiếng nổ để nghe vọt từ cõi lòng những triều vui mừng chở theo những niềm hy vọng bàng bạc. Ta có thể nghĩ như vậy, vì tục đốt pháo vào dịp tết chỉ có ở trong cõi Viễn Đông nơi còn giữ được nền văn hóa nông nghiệp hầu như duy nhất. Ngoài ra còn tìm được nhiều lý do để gây tiếng nổ bắt chước sấm thí dụ để nhắc nhở trời. Bởi vì nhiều khi tháng ba đến rồi mà trời cứ lờ đi, không nói gì cả. Trời không nói rồi đâm ra không sấm nữa. Làm thế nào bây giờ? Cần phải nhắc nhở. Bằng cách nào? Thưa bằng gây ra tiếng nổ. Và thế là mãi từ xa xưa, vì lý do nọ lý do kia mà có tục lệ gây tiếng nổ vào tháng đầu xuân. Và vì thế tiếng nổ gây nên một sự vui sâu xa làm bằng rất nhiều hy vọng, nên nhiều người đâm ra khoái. Và một khi đã như thế thì sẽ có người chú ý đến việc cải tiến sự làm phát tiếng nổ. Ban đầu người ta dùng cây tre, luồng nứa để đốt, mỗi khi cháy đến một đốt thì phát ra tiếng nổ. Bước thứ hai sẽ là dồn chất nổ vào ống tre. Bước này hiện thực được là khi tìm ra chất nitrate. Ai cũng biết bên Tàu tìm ra chất đó đã lâu đời. Các bước sau sẽ là sự pha độ các chất diêm sinh, than… làm cho tiếng nổ to thêm theo ý muốn. Bước sau nữa là nghĩ ra cách gói thuốc nổ vào giấy thay cho ống tre. Sau cùng đến bước hoàn bị: pháo làm nhỏ lại để có thể kết thành tràng. Và từ đấy cứ mỗi khi tết đến thì người Viễn Đông đã đốt muôn vàn tràng pháo. Vậy là tiếng pháo ban đầu đã lẫn vào với tiếng sấm gây nên sự mừng vui hy vọng, thế rồi thành tập quán tiếng pháo trở thành như những bước chân sột soạt của chúa xuân đang tưng bừng tiến lại tay trĩu nặng 28 lì xì… Rồi càng về lâu về dài ý tưởng đó càng thấm sâu mãi vào tiềm thức, nên mỗi tiếng pháo về sau càng gợi lên những âm vang hy vọng của muôn thế hệ trước cũng đã rung cảm trong tiếng sấm, rồi tiếng pháo sang Xuân. Và do lẽ đó đến nay khi phải ăn tết im lặng không có pháo thì nhiều người cảm thấy như thiếu một cái gì rất sâu xa vậy. Chính bởi vậy mà cho đến tận nay chúng ta vẫn có quyền mong đợi được đốt pháo đón Xuân. Nếu vì an ninh thì chính quyền nên cấm và chúng ta phải chứng tỏ tinh thần kỷ luật. Nhưng ngày nào an bình trở lại trên đất nước thì lúc ấy tục đốt pháo chào xuân nên được duy trì. Loài người không chỉ sống vì miếng bánh miếng thịt mà còn vì tinh thần tức là những niềm vui nho nhỏ riêng biệt. Không thể vì tai nạn mà cấm đoán. Xe hơi máy bay gây đầy tai nạn nhưng không vì thế mà thôi chế xe hơi máy bay. Việc phải làm là đề phòng, không nên vì tai nạn có thể xảy ra mà bãi bỏ một tục lệ đẹp có từ xa xưa. Cũng thể viện lẽ kinh tế vì thực ra tốn kém không có nhiều đối với thuốc và giấy. Tốn kém chỉ ở chỗ làm ra pháo và bán pháo thì cái đó không làm hại kinh tế mà chỉ là sự chuyển tiền từ tay người này sang tay người khác trong cùng một nước. Rồng Cùng đi với sấm là rồng. Dân gian nông nghiệp tin là chủ mưa. Nếu sấm báo hiệu mưa thì rồng báo hiệu nước. Và người dân ta gọi những cây mây ở chân trời là vòi rồng hút nước. Do lẽ đó mà rồng đi với nước và nứơc ta từ ngày khai quốc đã dùng rồng vật tổ dương. Và một trong những vua đầu tiên có tính chất huyền sử làm được gọi là Lạc Long Quân. Và vì rồng đi tới nước nên Lạc Long Quân “ở dưới thuỷ phủ”. Vì những lý do đó nên người Việt mới tự xưng là con rồng cháu tiên. Và đầu xuân khi nghe tiếng sấm thì dân tin là rồng ngủ suốt mùa đông đã bắt đầu thức giấc để làm sấm làm mưa cho con cháu nhờ. Cũng vì mưa là nguồn sống cho dân nông nghiệp nên những vật đi với mưa được chú ý nhiều như cóc (thiềm thừ) được gọi là cậu ông trời vì đó. Trống Trống đi với rồng. Trống thay mặt cho rồng cũng như sấm. Vì thế trống cũng là một bảo khí của nước nhà, nên có trống cầu mưa có tục thờ trống và có miếu gọi là Đồng cổ thần. Bồ tất Tôn Quang Hiến vịnh về Nam Man có câu: 29 “Đồng cổ dữ Man ca Nam nhân kỳ tài đa. Trống đồng với ca Man Người Nam tế lễ thường.” Chữ Man có nghĩa rất rộng, người Tàu xưa dùng để chỉ những dân ở mạn Nam, tức là Bách Việt mà biên cương cũng rộng bằng biên cương của trống đồng… Trống đồng chắc đã có lâu đời lắm, ít nhất là đời nhà Hạ mà nhà Hạ với Việt tộc về văn hóa là một. Cho nên việc chế ra trống đồng khởi thuỷ chắc cũng là liên hệ với hiện tượng mưa, hiện tượng sấm: thần sấm thần mưa, và vì thế trên mặt trống đồng có khắc hình cóc nhái hay chim nước. Chim là vật biểu của tiên nhưng tiên kết hôn với rồng dưới nước, nên thuờng chú ý tới những chim nước như tên Hồng Bàng thì Hồng là một giống hạc quen sống trên sông Dương Tử. Đó là đại loại những tang chứng của nền văn minh nông nghiệp. Hiện nay khắp thế giới thì chỉ còn Viễn Đông còn kể được là nền văn minh nông nghiệp, mà đại diện từ cổ xưa đến nay trong cõi Viễn Đông này là dân Lạc Việt, Việt Nam. Nền văn minh Tây Âu đang lan tràn khắp nơi trên thế giới, nhưng nó quá nặng chất du mục công thương nên biết bao người đã nhận ra sự thiết yếu phải duy trì và làm phát triển những yếu tố tâm linh của nền văn hóa nông nghiệp. Cho nên sự duy trì một hai tiêu biểu cho nền văn hóa nông nghiệp trở nên đầy ý nghĩa. Chính vì thế mà chúng tôi đề tựa chương là Triết lý cái pháo. Và sau khi đi tìm về nguồn gốc chúng ta mới nhận ra: pháo không chỉ là trò chơi của con trẻ nhưng cùng với “Lôi công” và “cổ thần” là những chứng từ của sự ra đời nền văn hóa nông nghiệp mà hiện nay kẻ thừa tự duy nhất lại là nước Việt Nam bé nhỏ này. V. TRIẾT LÝ NHỮNG CON SỐ Ngày : 10 tháng 3 lễ giỗ tổ Hùng Vương Ngày : 15 tháng 3 lễ thanh minh Ngày : 5 tháng 5 lễ Đoan ngọ Ngày : 15 tháng 8 lễ Trung thu Ngày : 9 tháng 9 lễ Trùng cửu. Tất cả bấy nhiêu con số không phải là con số để đếm đo kiểu thường nhưng mang theo một ý nghĩa mà nếu chưa hiểu được thì kể là còn để một thiếu sót nghiêm trọng trong việc tìm về nguồn gốc văn hóa Việt 30 Nam. Đây là một nền văn hóa có tính cách tiêu biểu hơn hết. Xưa nay hễ đã nói đến tiêu biểu thì phải kể tới các con số. Và văn minh nào cũng dùng số làm biểu tượng, nhưng vì tính chất biểu tượng rất co giãn nên ý nghĩa được gán cho cũng trở nên dị biệt. Lấy thí dụ về ý nghĩa ngày giỗ 10 tháng 3 thì có ít ra hai kiểu cắt nghĩa chính: một là coi số 10 là tận cùng của diễn tiến đi từ 1 đến 10. Và lúc ấy 3 là then chốt vì nó là số nhiều đầu tiên đầy đủ. Số nhiều thứ nhất tuy là 2 nhưng nếu phân tích ra thì mới là 1 cộng 1, còn có thể kể là 2 số trời hoặc nữa mới là số đất chưa hàm ngụ được số trời. Vậy phải chờ đến số 3 mới là đất trời hội tụ tức 2 cộng 1 bằng 3, cho nên ta lấy số 3 làm số toàn diện tiên thiên, theo đó khi vua đi săn thì không được giết 3 loài vật vì như vậy là tiêu huỷ toàn thể loài vật. Điều ấy chỉ nên dành cho việc cúng tế. Khi tế thì tế tam sinh (bò, dê, heo) để chỉ toàn thể giống thú. Khi đào xuống đất đến “tam tuyền” thì tức là sâu nhất rồi. (s.m.III p.194, Socio.19). Vài thí dụ trên nói lên tính chất toàn thể quy cho số 3. Đó mới là một lối cắt nghĩa, còn có thể thêm nhiều lối khác, chẳng hạn coi số 3 là tam tài, còn số 10 là 2 lần 5 chỉ 2 cặp số 5 âm trong Hà Đồ (xem Dịch Kinh Linh Thể) hoặc chỉ ngày trùng ngũ 5 tháng 5. Có nhiều lối giải nghĩa. Đó gọi là tính chất co giãn của biểu tượng, và bởi thế biểu tượng các số trở thành bấp bênh và ở nền văn minh nào cũng thế. Chính vì vậy mà sự tiêu biểu bằng số đã biến dần. Duy bên Viễn Đông nó đã sống dài hơn vì nó được hai điểm đặc biệt khiến cho việc tiêu biểu bằng số có phần vững chắc hơn. Trước hết là con số được đặt vào biên cương minh triết, tức là được cơ cấu hóa theo cung ngũ hành. Vì thế muốn hiểu cơ cấu các số thì phải hiểu cơ cấu ngũ hành (xem Chữ Thời, chương ngũ hành). Học về cơ cấu ngũ hành tức cũng là học về cơ cấu minh triết Việt Nho. Điều nhận xét thứ hai là nội dung các con số còn được xác định thêm do nội dung các lễ lạy. Mà nội dung quan trọng nhất của lễ là đề cao hai tác động then chốt của nông nghiệp là giá sắc (gieo gặt). Gieo vào mùa Xuân Gặt vào mùa Thu. Vì thế mùa Thu có nghĩa là làm cho hoàn bị, tựu thành cũng là số 9. Một cuộc diễn tiến trọn vẹn thì đi từ 1 đến 9 rồi từ 9 trở về 1. Vì thế mà chọn lễ mùng 9 tháng 9. 2 lần 9 là 18, 18 đời Hùng Vương. Cho được làm trọn phải có đức Dũng, phải can đảm Hùng cường. Như vậy ta thấy bằng chứng rõ: là các con số nói trên thuộc văn minh Lạc Việt nhiêu hơn như 31 thấy trong hình Lạc Thư sau: 4 9 2 3 5 7 8 1 6 Ta nhận thấy: trừ số 5 thì Hồng Phạm có 8 ô, rồi cộng chiều nào ta cũng được số 15. Thế là có tết trung thu 15 tháng 8, không những đúng trăng rằm mà còn trùng với số 15 trong Lạc Thư là sách của Lạc Việt. Lễ này quan trọng vì nó nhằm mừng việc thu gặt, nên cũng quan trọng như lễ giá (gieo) vào đầu Xuân. Ban đầu rất có thể lễ gieo trùng hợp với lễ thượng điền chỉ kinh nghiệm nông nghiệp. Cũng như có thể ban đầu số 3 là một loại biểu thị riêng biệt, đến sau mới kết hợp kinh nghiệm nông nghiệp để làm nên lễ thượng điền. Có lẽ vì sự gần gũi này mà nước ta dùng mồng 10 tháng 3 làm giỗ tổ, vì cũng là một thứ nhớ đến vị điền tổ, tức các vị đã khai sáng ra nước Việt Nam, gồm chung vào danh hiệu Hùng Vương. Chữ Hùng nói lên đức tinh dũng mạnh can trường cần phải có thì mới lập ra được nước và duy trì được đến nay. Bởi trưng do vị trí địa dư mà nước Việt Nam luôn luôn phải đương đầu với những đe dọa rất lớn lao nên cần phải can trường. Lễ này cũng gần với lễ thanh minh chú ý đến người chết. Còn chính ra thì nó là lễ mừng sự phục hoạt của thiên nhiên chết trong mùa Đông sống lại mùa Xuân. Cổ xưa trên thế giới đâu đâu cũng có lễ này, nó gần giống với lễ Phục Sinh của Kitô giáo, cũng mừng vào đầu xuân để thay cho lễ Phục Sinh của cảnh vật thiên nhiên xưa. Chữ Nho kêu là “thanh minh” có nghĩa là làm cho trời thanh đãng sáng sủa không còn mây mù của mùa Đông. Đó là một lễ nói lên sự sống mạnh phì nhiêu, một lễ của tuổi thanh niên… Sau này đem ý nghĩa chết vào thì thanh có nghĩa là “tảo mộ gọi là đạp thanh”. Còn đối với nước ta thì là kỷ niệm thời thanh xuân khai quốc của các vị tiên tổ đầy can đảm hùng cường. Đấy là suy luận chung về con số. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu nó qua một số lễ lạy. VI. ĐỊA VỰC LỄ LẠY NGUỒN GỐC VĂN MINH Điều đặc chú trong chương này là địa vực một số lễ được coi như ấn tích của tác giả văn minh. Nếu văn minh là nông nghiệp mà nội dung các lễ cũng là nông nghiệp thì ở đâu mừng lễ đó tức đấy là chủ khởi sáng ra 32 nền văn minh. Tính chất các lễ nông nghiệp là đi sát thiên nhiên như mùa gặt mùa cấy, hoặc những hiện tượng thiên nhiên như ngày trùng ngũ mừng mặt trời vào cung ngọ. Nói chung là các lễ này hướng nhiều đến sự sống, và gọi là tết: Tết nguyên đán Tết đoan ngọ Tết trung thu. Có lẽ ý nghĩa chữ tết là một lối đọc chữ Tiết, hiểu là tiết nhịp uyên nguyên mà mọi tác động đều nhịp theo thì mới đạt cảnh thái hòa “phác nhi giai trúng. Tiết vị chi hóa” (D.T). Theo Tiết là những nhịp sống cao độ mà mọi cơ năng đều cố vươn lên cực điểm để cùng nhịp theo với tiết điệu thiên nhiên. Vì thế mà có những cuộc vui, tưng bừng ăn uống đình đám kèm theo nói lên sự sống tràn ngập. Văn minh nông nghiệp đặt nền trên sinh sinh nên chú ý nhiều về sống hơn về chết như lễ thanh minh, lễ các vong hồn là những lễ không được chú ý lắm và phần nhiều mang nặng ảnh hưởng Phật giáo. Chúng ta chú ý đến ba cái tết (Lễ sống). Tìm hiểu nơi phát xuất của cái tết với những biến dạng của nó xuyên qua các đời và hiện nay còn những đâu giữ nhiều nhất v.v… thì đấy là việc dài hơi của một nhóm nghiên cứu và thuộc về văn học xã hội hay cổ tục học. Ở đây chúng tôi không bàn kỹ về các lễ mà chỉ nhằm ghi lại ít nét thuộc địa vực phát xuất hoặc duy trì. (1) (1) Trong việc này chúng tôi có nhờ đến tài liệu của một số học giả trong đó phải kể tới quyển Chinese Festivals của giáo sư Wolfram Eberhard (Henry Schuman 1952 N.Y). Tác giả đã tốt nghiệp về triết học, xã hội và Nho học năm 1931. Năm 1933 được hội Baessler cấp học bổng cho sang Tàu nghiên cứu về cổ tục học nước này. Luôn thể ông có dạy Đại học Bắc Kinh cũng như Bắc Bình. Nhờ nghiên cứu tại chỗ nên sách của ông là những tài liệu đáng tin cậy có thể dùng làm tiêu điểm đầu tiên cho những ai muốn đi sâu vào đề tài. 1. Tết Trước hết là tết. Cái tết của ta rất lớn lao như chưa có đâu ăn tết trọng thể bằng: kéo dài đến cả hai tháng. Tháng chạp sửa soạn còn tháng giêng thì ăn tết ở nhà và tới nay tuy đời sống bắt phải giản lược nó vào những chiều kích bé nhỏ, nhưng so với các nơi khác tết vẫn còn to hơn, lâu hơn nhiều lắm. Có một điểm mới xuất hiện là bên Tàu, Đài Loan, Nhật đã bãi bỏ tết để ăn tết Tây, trái lại bên Việt Nam mặc dù ở vào tình trạng thuộc địa thì lẽ ra phải bỏ tết trước hết, vậy mà vẫn giữ tết thì 33 có nên xem đó như một dấu chỉ ngầm rằng: xưa kia tổ tiên Việt đã đặt ra cái tết? Đấy chỉ là một sự gợi ý mời các nhà nghiên cứu về sau, ở đây chúng tôi chỉ tìm hiểu ít nhiều nét riêng biệt của ba ngày tết. a) Gia đình tính Điều nhận xét đầu tiên nằm trong chữ “tháng giêng ăn tết ở nhà”. Đây là nét đặc trưng, bởi vì tết là lễ trọng thể nhất cũng như lâu dài nhất trong năm mà lại không mừng ở đền chùa cũng như không ở những công sở mà lại mừng ngay ở nhà thì điều đó biểu lộ gia đình là nền móng của xã hội, mà không có gì khác thay thế được kể cả tôn giáo lẫn chính quyền. Về phía chính quyền thì đã có mấy lễ chung rồi như hai lê “tế Đế, tế Thường” hay một hai kỷ niệm gì đó gọi là quốc khánh thì nói chung dân vẫn tỏ ra hờ hững, họ để chú ý vào đó may ra được một phần mười, còn tất cả dốc trọn vào cái tết phần lớn nằm trong khuôn khổ gia đình. Vì thế những chế độ ghét gia đình như cộng sản đều cố gắng quốc gia hóa cái tết như thí dụ cho nghỉ ngày mồng một còn mồng hai thì dân phải thi đua trồng cây cho nhà nước. Đó là dùng võ lực để tước đoạt gia đình. Phía các tôn giáo cũng có tính cách kéo tết ra khỏi gia đình ít là một phần. Không thành công vì chỉ có thể kéo ra khỏi gia đình để đem đến chỗ tinh thần hơn. Nhưng theo quan niệm Việt Nho thì tinh thần đã lại nằm sẵn ngay trong nhà rồi nên không có gì hơn mà phải ra ngoài nếu có ra chăng thì cũng là rất chóng vánh: đi lạy Phật, hay hái sâm một lát rồi về “ăn tết ở nhà”. b) Táo quân Điều biểu lộ tinh thần gia đình thứ hai là tục táo quân. Ngày 23 tháng Chạp ông Táo về trời lập bô về các việc đã xảy ra trong năm qua có liên hệ đến nước đến gia đình. Đấy là một tục lệ coi có vẻ dị đoan nhưng biểu lộ niềm tin vào Hoàng Thiên Thượng Đế của các dân Viễn Đông. Đêm 23 tháng chạp các gia đình thường tiễn ông Táo một bữa cơm thịnh soạn những món ăn toàn là đồ ngọt, cốt để cho khi lập bô ông dùng những lời lẽ ngọt ngào. Vì thế mâm chất bánh ngọt, mứt, lại thêm một xị mật ong để bôi mép ông Táo! Lễ này do các ông phụ trách, còn các bà lo bếp ráp không tham dự. Nhân dịp này ông Eberhard nhận xét về mối liên hệ giữa người và thần trong xã hội Viễn Đông. Tuy Thần có 34 quyền phép hơn nhưng đó chỉ là sự khác về cấp bậc, chứ không về giống loại. Thần cũng chỉ là những công chức, một thứ quan lại, coi một việc nào đó mà nếu không chu toàn nhiệm vụ thì phải đổi đi. Thí dụ khi trời đại hạn dân đã cúng tế đàng hoàng mà thần vẫn không chịu làm mưa thì rất có thể tượng thần sẽ bị đem ra phơi nắng để nếm mùi đại hạn là gì. Cũng có thể bị quăng vào đống rác, rồi dân làng viết đơn lên Thượng Đế xin sai xuống một ông thần khác đắc lực hơn. Học giả Eberhard thêm rằng: tuy người Âu Tây chúng ta coi là buồn cười nhưng theo các nhà tâm lý thì lối quan niệm bình đẳng với thần thánh kiểu này không gây ra cảm tình tội lỗi hay ý niệm bị lệ thuộc quá đáng vào quyền năng thần thánh, đó là điều có sức cứu gỡ tâm hồn khỏi nhiều sự căng thẳng thần kinh do sự dồn nén, sợ sệt thần thánh, nên giúp cho con ngừơi cảm thức được quyền hạn riêng của mình. Tuy biết mình là một vật nhỏ không có nhiều quyền năng nhưng có một số quyền lợi bất khả sang nhượng, và hai bên đều có ăn sang ăn giả chứ không một chiều như bên Âu (Festivals 22). Đối với tục lệ táo quân ta có thể coi như việc thanh toán sổ sách trong năm sắp qua đặng có thể bước vào năm mới với tâm hồn thanh thản. c) Tổ tiên Ngày mồng một đầu năm là ngày trọng đại hơn cả, cũng là ngày nói lên tính chất gia đình đầy đủ hơn hết vì đấy không còn phải là gia đình nhỏ hẹp nữa nhưng là đại gia đình ăn về trước đến các tổ tiên đã qua cũng được thỉnh về để cùng ăn tết với con cháu. Còn về hàng ngang nghĩa là những người đang sống thì dù ở xa mấy mặc lòng trong mấy ngày tết gia đình cũng cố tụ họp để cùng chung vui. Bởi vậy có thể nói ngày mồng một tết là tuyệt độ cao của đời sống gia đình trong đó mọi người đều được nhắc đến nhờ có tục lệ đọc và ghi gia phả. Ông Eberhard có nhận xét về việc ghi gia phả trong dịp này như sau: “Bất kỳ đứa con nào sinh ra dù là chết yểu cũng được ghi chú tên tuổi phần số để lại cho các thế hệ về sau, nhờ đấy ai nấy đều có một địa vị trong cái chuỗi dài bất tận của các thế hệ. Thật là một điều đáng suy nghĩ trước sự đổ vỡ của gia đình hiện nay, các nhà tâm lý nói đi nói lại rằng: rất nhiều những khó khăn nội tâm của chúng ta như bệnh thần kinh… là hậu quả những cảm thức bất an ninh cách sâu xa, bởi ngay từ trong những ngày bé bỏng đứa trẻ đã cảm thấy: mình trơ trọi trên đời: vì (dù đang) sống trong một nhóm tuy là gia 35 đình nhưng thực chất chỉ là một đơn vị kinh tế. Trái lại ở đây ai nấy đều có một địa vị ngay từ lúc bé thơ và truyền lại mãi về sau. Nó vẫn là một phần trong công thể, mặc dù ngày mai có xảy ra sao đi nữa nó vẫn là một phần tử nên (mãi mãi) vẫn còn được tham dự trong buổi tiệc đầu năm này.” “Our psychologist tell us over and over that many of our inner difficulties, our neuroses, are the result of a deep-seated feeling of insecurity which begins in the early days of childhood when the child feel itself alone in this world, living in a group of people called “family” but representing no more than an economic unit. Here in this Chinese framework every member has his definite position. Has the security from the early day of his birth: each individual knows that he will have place in this record over his lifetime and in all future time. He is a member of a community, come what may, and will remain a member even after his death. He will take part, even then, in this sacrifice on New Year’s.” (Festivals 43) Tôi biên lại cả bản văn để độc giả có thể đọc trong chính văn cảm nghĩ của một tác giả ngoại quốc về tính chất gia đình của ngày tết, đặng nhìn ra những điểm rất sâu xa nhưng vì chúng ta ở trong cuộc quá quen nên không nhận thấy được, nên cần nhớ đến những suy nghĩ của người ngoại cuộc xem bằng con mắt lạ lẫm tra hỏi thì cũng là điều hay. d) Múa lân Trong các trò vui công cộng dịp tết thì có tục múa lân. Trong lúc múa người ta vừa múa vừa ca những bài hát Phương Nam “leader of the group sang the Southern song” (Festivals 15). Tôi ghi điểm này vì coi là kiện chứng cho tính chất phương Nam của ngày tết, tức là chủ tịch thuộc Bách Việt rất ưa ca vũ. Nhưng từ năm 200-100 t.c.n xẩy ra một sự đứt khúc rõ rệt gây nên do sự thắng thế của Hán Nho tức một thứ Nho đã bị trộn quá nhiều chất thanh giáo Bắc phương nên từ đấy ca vũ bị trụt xuống dần cho tới độ “xướng ca vô loài”, và dân ca chỉ còn sống bám víu vào một số lễ lạy mà thôi. Bởi vậy cần phải có con mắt tinh tế nhìn những cái bé nhỏ để tìm ra dấu vết của nguồn gốc chúng ta. 2. Đoan Ngọ Tết Đoan Ngọ đã được bàn tới trong Việt Lý bài Âu Cơ Tuý, ở đây chỉ ghi nhận thêm ít điểm minh chứng đó là tết của Việt tộc. Điểm trước hết thuốc màu dùng trong tết này là sắc đỏ để chỉ sự 36 sáng nóng, mặt trời, mùa hạ, sự sống… vì thế đấy là lễ sống thứ hai gọi là lễ “cầu may” hay lễ của sự sống thuộc phương Nam “double fifth is a Southern festival, lucky festival or festival of the living” (Festivals 70-71). Vì thế tết này ít có ở phía Bắc, ngược lại được mừng trọng thể ở phía Nam nước Tàu, tức trong miền của Bắc Việt. Một trong những trò vui của tết là cuộc đua thuyền trong đó có hai dấu nói lên tính chất phương Nam: một là mỗi thuyền gồm 50 người. Con số 5 vừa nói lên ngày mồng 5 tháng 5 mà đồng thời cũng nói đến “50 con theo mẹ lên núi, 50 con theo cha xuống biển”. Thứ hai là dùng cồng để đánh hiệu đua thuyền. Cồng đi với bà nên là dấu chỉ thuộc Viêm Việt. Tuy nhiên những yếu tố này dễ mất ý thức nên sau này có lẫn lộn. Nhất là vì tết này bị vương triều cấm đoán ít ra hạn chế thí dụ việc đua thuyền, vì khi đua thuyền người ta hát những bài của Khuất Nguyên rất dễ gợi lòng ái quốc, nhưng còn vì một tục lệ nguy hiểm cho tính mạng Hán tộc. Không hiểu tục thi bơi thuyền có từ lúc nào, nhưng về sau nó kéo theo sự kỷ niệm Khuất Nguyên là người Nam Man thuộc nhóm Thái hoặc Dao tức Bách Việt (Festivals 75) vì không được vương triều thâu nhận những bản điều trần mà tự vẫn, thì đấy là một mối thù của dân gian đối với vương triều của Hán tộc, và vì thế có tục bắt một người Hán để đến ngày đua thuyền thì tế đặng báo thù cho Khuất Nguyên. Đấy là tục lệ nguy hiểm cho Hán tộc nhất là những người có bộ râu dài đẹp. Dân Nam Man bắt họ đưa về nuôi nấng đàng hoàng để đến ngày trùng ngũ đưa ra dìm sông tế Khuất Nguyên. Về sau vì có nhiều biến đổi, nhiều hiện tượng dị đoan len lỏi vào như việc thả cơm cháo xuống nuôi hồn Khuất Nguyên v.v… (Festivals 76). Nhưng ý tưởng cầu mưa để đặng mùa màng phong đãng luôn đi kèm với lễ, nên ta vẫn có thể nhìn ra được gốc gác của nó thuộc nông nghiệp và từ phương Nam phát xuất. 3. Trung Thu Trung Thu là tết sống thứ ba hoàn toàn có tính cách đàn bà. Trước hết đây là lễ đặc biệt thuộc mặt trăng. Vì thế không mừng đúng vào ngày thu phân là 21 tháng 9 dương lịch, mà lại mừng vào ngày 15 tháng 8, thường là cuối tháng 9. Cứ kể ra thì lễ nào cũng gọi được là thuộc mặt trăng vì theo lịch Viễn Đông thì tháng tính theo mặt trăng biểu thị nguyên lý mẹ. Nhưng lễ này còn có thêm hai nét nữa nói lên nguyên lý mẹ là mừng về đêm, nên có tính chất “lãng mạn” nhất (it is undoubtedly the most romantic. Festivals 79). Hai nữa là việc tế tự thì do các bà chủ sự. Tai sao lại thuộc các bà? Lý do sâu xa là vì mùa gặt là công các bà. Thời sơ nguyên đàn ông đi săn, đàn bà ở nhà nghĩ ra việc gieo, mà đã gieo thì rồi 37 có gặt, cho nên mọi tết đều có tính chất mẹ hơn cha. Nhưng vì hậu quả của gặt kéo dài hơn nên có lẽ vì vậy mà tết Trung Thu là một tết mừng mùa gặt, mùa tích trữ (thu tàng) thóc lúa nơi buồng các bà, nên là lễ thuộc các bà hơn và vì thế cũng phát xuất bởi vùng Viêm Việt nhất là Phúc Kiến, theo như các sách cổ nói: old texts tell us that the midautum festival originated in Fukien Province. (Festivals 100) Không hiểu vì từ lúc nào đó thì có một lễ khác gọi là lễ trùng cửu, tuy sau này sáp nhập với tết Trung Thu nhưng ban đầu là hai tết khác nhau. Tết Trung Thu hoàn toàn vui vẻ còn trùng cửu thì có mang sắc thái lo âu, xem ra là riêng của dân Việt một dân có nhiều điểm giống với các dân Thái. The festival of “Double Nine” belonged to an East Chinese ethnic group, the Yueh. These Yueh were in many respects similar to the Tai. (Festivals 111) Có lẽ vì sự bành trướng của du mục Bắc Phương nên nhiều lần Viêm Việt phải bỏ tất cả để tháo chạy nên lễ trùng cửu tỏ ý lo âu chăng. Ngoài những lý lẽ trên thì ta còn thêm được một chiều kích siêu hình của tết Trung Thu, tức là sự trùng hợp với các số Lạc Thư mà Lạc Thư biểu thị một nền triết đạt quan như đã trình bày trong quyển Dịch Kinh Linh Thể (bài cuối). Thế mà Lạc Thư có những con số hợp với tết Trung Thu. Vì Lạc Thư gồm 8 lô với một trung cung, và cộng chiều nào cũng được 15, như vậy là có sự trùng hợp với ý cùng của tết là ăn mừng mùa màng thu gặt thì Lạc Thư cũng là triết đạt quan thâu thái, vì là biểu hiện nguyên lý mẹ đối với nhà Hà Đồ biểu hiện nguyên lý cha. VII. NỀN TẢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Tập này nhằm xác định một số những mệnh đề còn để quá chung trong quyển Việt Lý, nhất là bài “Theo chân sử truyền”. Nhân tiện cũng là để trả lời một số thắc mắc được nêu lên do đấy. Những dữ kiện làm cơ sở suy tư ở đây mượn trong quyển Han Chinese expansion in South China (the Shoe string Press in 1967), của giáo sư Herold J.Wiens (sẽ viết tắt là Wiens) thuộc đại học Yale bên Mỹ chuyên về ngành nhân chủng học. Đây là một công trình đã đúc kết những điều sở đắc của rất nhiều nhà nghiên cứu nổi danh, trong đó phải kể trứơc hết đến sử gia Eberhard đã dầy công nghiên cứu tại chỗ về các sắc dân sống ở mạn Nam nước Tàu mà ông cho là có tới con số hơn tám trăm. Phương pháp của ông thuộc về văn 38 hóa và phong tục học… Người thứ hai là ông Eichstedt đi lối ngữ học và chủng tộc (hình dáng, thân thể, khuôn mặt, nước da…). Ngoài ra rất nhiều học giả người Trung Hoa, ở đây chỉ nêu ra vài ba tên tuổi làm ví dụ. Ông Trương Kỳ Quân (chữ hán) tác giả quyển “Trung Quốc dân tộc chí” (chữ hán). Ông Từ Tùng Thạch: “Thái tộc, Xung tộc Việt tộc khảo” (chữ hán) (Thượng Hải 1949) và quyển thứ hai là “Việt giang lưu vực nhôn dân” (chữ hán) (Thượng Hải 1947). Lăng Thuần Thanh (chữ hán) và Nhuế Dật Phu (chữ hán) “Tương Tây Miêu tộc điều tra báo cáo” (chữ hán) (Acadennia Sinica, Thượng Hải 1947) v.v… Như vậy là về đàng tài liệu đã đảm bảo được giá trị quốc tế của quyển sách, vì thế nhiều chỗ chúng tôi sẽ trưng cả bản văn bằng tiếng Anh. Có một điểm tưởng cũng cần nói tới là tất cả các tác giả trên đây ít ra về phía người Mỹ không hề có một chủ thuyết nào, mục đích của họ chỉ là để tìm hiểu sự kiện khách quan nên khỏi e ngại có sự uốn nắn cho sự kiện hợp theo chủ thuyết của mình. Quyển sách trên cũng có nhiều lần nhắc tới huyền thoại. Vậy là hợp chủ trương của chúng tôi về đàng phương pháp. Vì chúng tôi dùng lối huyền sử thì tất nhiên phải dùng đến huyền thoại, tuy nhiên lại dùng theo một lối riêng gọi là huyền sử. Xin tóm qua lại như sau: Huyền sử khác lịch sử ở chỗ có dùng huyền thoại nhưng lại đáng tên sử vì được giải nghĩa dưới ánh sáng của định chế, phong tục, cổ tục v.v… là những yếu tố có tính chất lịch sử. Đây là phương pháp không những hợp với khoa học hiện đại (uyên tâm, cơ cấu, triết học đều dùng thần thoại) nhưng còn là một yếu tố cần thiết trong việc đi tìm về nguồn gốc nước ta. Bỏ huyền thoại chúng ta hầu không còn gì để làm tiêu điểm dò đường. Vì trước nhà Đường và Tống thì sử liệu về dân mạn Nam nước Tàu rất hiếm hoi. Giáo sư Wiens kể lại lời học giả Eickskedt đại khái rằng: Tư Mã Thiên sinh ở Long Môn thuộc Sơn Tây nên nhất quyết từ chối không để lại gì về dân mạn Nam. Điều đó người Tàu mạn Bắc đều đồng ý. Tác giả phàn nàn về điểm: những học giả Tây Âu chỉ biết ngốn nghiến sử liệu của Tư Mã Thiên hay những sử gia khác mà không chú ý tới việc bẻ quặt do sự bỏ sót nhiều sự kiện, nhất là khi nói đến các dân man di ngoài Hán tộc. “Where fault is found with Chinese history it is with the distorstion 39 resulting from omission of facts particularly in the accounts dealing with the so called “barbarians” or non Han Chinese tribes people” (Wiens 30). Chính vì thế nên sử gia Tàu đã nhắc tới quá ít về những dân Môn, Man, Miêu, Thái, Việt mặc dù hàng bao thế kỷ họ đã cư ngụ ở mạn Nam nước Tàu và nước Trung Hoa hiện nay đã nhiều ngàn năm chính là đất của Việt Thái. Lý do sự bỏ sót đó là họ đã xem di sản Nho giáo xuyên qua lăng kính nhuộm đẫm màu Hán tộc nên chỉ nhìn nhận là có những gì thuộc miền Bắc nước Tàu = an outlook through very darkly (Han) Chinese colored glasses which recognized only what was North Chinese. (Wiens 30) Có một lý do nữa khiến người Hán từ chối những tài liệu xưa là có lẽ vì họ muốn bảo toàn quyền tác giả tuyệt đối của họ trên Nho giáo cũng như về sự họ là chủ nhân đầu tiên trong nước Tàu. Thế mà những điều này sẽ bị đặt lại thành vấn đề khi người ta chú ý đến tất cả những tài liệu khác, như sẽ làm trong bài này. Vì những lý do trên mà chúng tôi bó buộc phải dùng đến huyền thoại, truyền kỳ để trám lỗ hổng. Sử liệu thì mới có từ đời Tống, một ít đời Đường, rất ít đời Hán. Trên nữa chỉ còn có Kinh Thư, mà Kinh Thư có lấy gạn thì cũng chỉ đến nhà Thương. Trên nữa chỉ còn là huyền thoại, thế mà đấy mới là quãng hình thành của nên văn minh Nho giáo. Vậy nếu muốn tìm ra phần đóng góp của Việt tộc thì phải tìm ở thời này, và nếu thế thì phải xài đến huyền thoại. Cho tới nay các sử gia kiêng dùng thần thoại vì cho là thiếu nền tảng khoa học, nhưng huyền sử cho rằng: có một phương pháp biến huyền thoại thành tiền đường của khoa học, đó là sự dùng cổ tục học, định chế, ẩn dụ… để “đọc ra” nội dung của truyền kỳ và huyền thoại. Đó là phương pháp chúng tôi dùng và kêu là huyền sử. Sở dĩ mãi cho tới thế kỷ này người ta mới nghĩ tới khai thác huyền thoại là vì tới nay mới đủ yếu tố để có thể dùng. Vì muốn đi vào rừng huyền thoại cách “khoa học” thì đòi người dùng phải biết rất nhiều để có thể đối chiếu, người ta quen gọi đó là phương pháp “thiên văn” hay là dùng thiên lý kính tức là phương pháp bắt phải lùi rất xa cả về thời gian lẫn không gian để có thể nhìn bao trùm đối tượng. Về thời gian phải lùi hẳn về buổi sơ khai lúc còn khuyết sử. Về không gian phải nhìn bao trùm cả khối người phương Nam, hơn thế nữa nhiều lần còn phải đối chiếu với các nền văn minh khác. Có như vậy mới nhìn ra cơ cấu là cái thuộc toàn thể. Chính vì thuộc toàn thể nên nó là cái gì chìm rất râu dưới miền tiềm 40 thức, cần phải lùi xa mới nhận ra. Đồng thời lại phải nhìn rất rộng bao quát được nhiều khoa cùng hướng như phân tâm, cơ cấu luận, siêu ngôn (métalangage) là những khoa cũng cố gắng nhìn qua đợt ý thức để đặt tầm tiềm thức là địa vực của cái mà Kinh Dịch kêu là Cơ, tức cũng chính là cái mà ngày nay nhà cơ cấu luận đang muốn tìm. Khi xem toàn diện theo lối đó sẽ thấy những hình thái khác lạ, làm điểm tựa cho những quyết đoán mà người không quen sẽ cho là sai. Vì thế ở đây tôi xin đưa ra vài thí dụ thiết thực để xác định. Trước hết khi nói đến huyền sử thì câu nói phải hiểu theo lối toàn diện, nếu hiểu theo lối thông thường cục hạn thì có chỗ sai, nhưng sai trong tiểu tiết mà lại đúng trong toàn bộ. Thí dụ khi nói đến Hán tộc du mục thì tưởng là rất dễ bác vì từ lúc xuất hiện đã thấy Hán tộc bám sát nông nghiệp cũng như miền Nam nước Tàu vẫn có dân du mục. Thế nhưng nhìn vào cơ cấu uyên nguyên thì lại phải nói văn hóa Hán tộc thuộc du mục. Y như người Ai Cập phần nhiều nông nghiệp nhưng cơ cấu văn hóa là du mục vì nó có những nét thuộc du mục, thí dụ việc tuyệt đối hóa quân quyền, phụ quyền… vì thế trong tam tài của Egypt thì ngôi Ka là cha, ngôi King là con rồi yếu tố nối kết của cha con là Ka-mutef tức cũng là Ka nam tính (xem Jung, Mysterium conjunctionise IV. 1-3). Cơ cấu đã như vậy thì trong xã hội sẽ có những đặc ân tuyệt đối sinh ra mối liên hệ chủ nô, còn cai trị thì thiên về pháp hình… là những nét thuộc du mục sẽ theo bén gót khối dân ấy lâu về sau khi đã đi sang nông nghiệp, như sẽ nói về Hán tộc dưới đây. “Tay thì nông nghiệp mà tiếng là tiếng du mục”. Ngược lại những dân du mục mạn Nam nước Tàu tuy vẫn còn tồn tại mãi tới tận nay có tới vài chục triệu nhưng vài chục triệu và so với số dân dăm trăm triệu thì lại là thiểu số không đáng kể phương chi trong cái nhìn tổng quan của huyền sử về cơ cấu thì các dân thiểu số đó lại mang đặc tính chất nông nghiệp. Đấy là điều nhà quan sát kiểu thường ít chú trọng. Còn một điểm nữa phương pháp hay mắc phải đó là không nhận ra ý nghĩa biến đổi của cùng một danh từ thí dụ cũng là chữ Miêu, chữ Mán, Mường mà mỗi đời mỗi nơi gọi khác nhau. Cùng là dân Dao nơi Quảng Đông Quảng Tây mà khi vào Bắc Kỳ thì lại kêu là Mán, Mường (Wiens 67). Chữ Miêu hiện nay thường chỉ mấy dân thiểu số ở Quý Châu là từ đời Tống, nhưng trước kia đời Đường gọi là Mán, đời Tống là Miêu Man, thời nhà Chu gọi là Kinh Man cũng có khi gọi là Tràng Sa Man, Ngũ Khê Man, Ngũ Lĩnh Man, Nam Man… Vậy trong khi nghiên cứu nên xác định nội dung mỗi danh từ theo thời đại và khu vực. Khi nhìn toàn diện theo kiểu Huyền sử thì Miêu là Man, là Môn, là Thái, là Việt (Âu Việt, Miêu Việt, Lạc Việt) mà chúng tôi quen gọi là Viêm Việt, để chỉ tất cả những dân đã cư ngụ ở miền Nam nước Tàu, đúng hơn là 9/10 diện tích nước Tàu, nhưng thường sử gia quên đi và cứ sài đại ý niệm nước Tàu hiện đại cho những thời kỳ nước Tàu còn nhỏ xíu. Hiện nay đã có một số 41 nhà nghiên cứu nhấn mạnh điểm này. Trong khi nói Viêm Việt là chúng tôi chỉ có ý đối chọi một quảng đại quần chúng trong đó Bách Việt đứng đầu với một thiểu số người xâm lăng trước kia kêu là Hoa sau kêu là Hán, mà không có ý đả động đến vấn đề nhân chủng học. Thí dụ: Miêu có phải là Mán hay Tam Miêu chăng. Vấn đề này xin để trong ngoặc vì có giải quyết đằng nào cũng không phương hại đến vấn đề toàn diện giữa Nam Man một bên và Hán Hoa bên kia. Hiểu như thế mới trả lại cho chữ Man (Môn, Mân, Việt, Mường, Thái…) ý nghĩa uyên nguyên của nó bên ngoài nghĩa khinh miệt mà lúc sau này người Hán quen gán cho rồi chúng ta cũng hùa theo. Đó là vì đã hiểu theo nghĩa hẹp chỉ thị một sắc dân sống trên núi rừng xa văn minh thành thị, nên kêu là Mường, Mán, Mọi… Còn chính ra khi hiểu theo nghĩa rộng tức là chỉ thị cả miền Nam nước Tàu thì tên đó không có gì là quê mùa mọi rợ cả. Nó cũng là một tên như bao tên khác: Hán, Hoa, Mông, Tạng, Việt… Vì thế khi vua nhà Chu muốn phong vương cho vua Sở thì vua nước này trả lời: “Chúng tôi là người Man di có cần chi tới chức tước của Tàu”. (Wiens 80) Nói thế vì lúc đó nước Tàu cũng còn rất nhỏ, như sẽ xác định thêm về sau. VIII. VIỆT HOA AI ĐẶT NỀN TRƯỚC CHO NHO GIÁO Có một vấn đề khác nữa đó là ai vào nước Tàu trước, Việt hay Hoa. Trong Việt Lý Tố Nguyên chúng tôi cho rằng: Việt vào nước Tàu trước. Một số học giả cùng một chủ trương cũng như một số khác thì bác đi. Xem chẳng hạn: ông Chu Hy Tổ (chữ hán) với tập “Bác Trung Quốc tiên hữu Miêu hậu hữu Hán chủng thuyết” (chữ hán 1920). Nhưng vào trước hay sau đấy chỉ là vấn đề phụ. Điều then chốt hơn cả là ai đã đặt cơ sở trước hết cho nền văn hóa Viễn Đông gọi là Nho giáo: Hán tộc hay Việt tộc? Việt ở đây phải hiểu là đại diện cho khối người mênh mông gọi là Man một bên còn bên kia là Hoa hay Hán, cả hai ở lúc sơ khai làm nên những trung tâm văn hóa mà học giả có khi chia ra làm 9 nhóm, có khi quy vào 4. Có nhiều lối quy vào 3 hợp cho cái nhìn toàn diện hơn. Và 3 đó là Hán, Thái và Việt, và cuối cùng nữa thì còn Hán và Việt. Tại sao không Thái lại Việt thì sẽ nói sau. Ở đây chỉ xin ghi sự chú ý của học giả cho rằng: mạn Nam có thể quy tụ vào một, hay có một nhóm bao trùm các nhóm nhỏ, nên ở mạn Nam không có sự phân biệt rõ như mạn Bắc. In the south the differentiation were not always as precise as in the case of the 42 north and west. Above all there was an entire group of Southern people who appear to have straddled several groups. (Wiens 40) Người ta đã thử chứng minh sự thuần nhất này bằng một nguồn gốc chung (một số học giả Tàu cũng quyết đoán thế. Xem Từ Tùng Thạch, tr.20,22) và ông đã chứng minh là có mối liên hệ nền tảng giữa ba nhóm dân Man mà ông chia ra ba khối gọi là: Austro-asiatic. Austronesian. Chuang tức Thái (Wiens 40) Trong Việt Lý chúng tôi có biên lại chủ trương cho rằng: người Tàu với Viêm, Tạng thuộc Nam tam hệ cùng một gốc tự miền Thiên Sơn di cư dần xuống nước Tàu. Viêm vào trước Tàu vào sau. (Việt Lý tr.52…) Về điểm này không có chủ trương nào chống đối rõ rệt, vì những chủ trương tương tự chỉ khác về tiểu tiết. Thí dụ người thì cho là Mán Miêu phải đuổi dân Bản Thổ miền Dương Tử, Động Đình Hồ để chiếm đất, người thì cho là Miêu với Tam Miêu là một (Hirth và Eickstedt), người khác chối như hai ông: Lăng và Nhuế (xem chi tiết 2 trang 70-71, Wiens). Nhưng về ý kiến cho rằng: Miêu (Mán, Thái, Viêm) xuất hiện theo nguồn sông Dương Tử đi đến đất Thục hiện nay thì nói chung có thể là đồng ý. Cho nên lấy về đại cương mà bàn thì những chủ trương này không nghịch với việc chia Nam tam hệ ra Tạng, Viêm, Hoa hay lối chia Viêm Việt ra Anhđônê, Mon-khmer, Âu Việt, Miêu Việt, Lạc Việt (Việt lý tr.77). Trong hai lối chia này yếu tố Viêm nổi vượt. Ông Eberhard cũng nhiều lần nhận rằng: Việt là yếu tố nổi nhất trong nhóm Austronesian, trong đó có cả Thái, Dao, Đản (cũng thuộc Dao). Còn Liêu thì ông cho thuộc Austroasiatic da đen, cũng gọi là Khương, hay là Tibeto Burman (Wiens 39). Hiện nay bên Tàu còn nhiều người ở vùng Vân Nam. “Under the Yueh (Việt) group, the Austronesian elements are preponderants. The Yueh are the relatives of the Yao and Tan (Đản) but mixed with the T’sai or Chuang that had settled among them” (Wiens 41) và “In the ancient times the Yueh peoples were culturally the highest among the Austronesians” (Wiens 39). Đời xưa dân Việt nổi nhất về văn hóa trong nhóm người Austronesians. Tôi nhấn mạnh điểm này vì giáo sư Wiens hay nói đến Thái ở nhiều chỗ lẽ ra phải nói Việt, vì hầu hết các học giả công nhận là Việt nổi hơn về văn hóa nên quên xếp Thái dưới Việt, nhưng cho là về chính trị thì Thái hơn. “Although culturally lumped under the term Yueh, they (Thái) were set off some what from the Yueh of Tung Ou (Đông Âu) and Min in Fu Chien and Che Chiang” (Wiens 130) (Mân ở Phúc Kiến và Chiết Giang). Tại sao Thái lại được coi là nổi hơn Việt về chính trị thì sau 43 sẽ rõ. Ở đây chỉ cần ghi nhận là trong các sắc dân cư ngụ miền Nam nước Tàu thì Việt là sắc dân nắm phần chủ chốt văn hóa. Vì thế mới hỏi Việt Hoa ai đã đặt nền tảng trước hết cho văn hóa Viễn Đông là Nho giáo? Theo quan niệm thông thường thì không ai khác ngoài Tàu, đó là điều chắc chắn đến độ không ai đặt thành vấn đề. Nhưng theo Việt Nho thì dân có công đầu lại là Viêm Việt. Trong Wiens (55) có nói là nền văn hóa sớm nhất ở mạn Trung nước Tàu xuất hiện ở Tứ Xuyên (ngọn sông Dương Tử) cùng một trật hay còn đi trước cả văn hóa Hán tộc cư ngụ trên sông Hoàng Hà. Ông Eberhard gọi văn hóa này là Ba còn ông Từ Tùng Thạch thì gọi là Thục Sơn văn hóa bao gồm đất Ba (Việt Giang lưu vực nhân dân, 1939 tr.14). The earliest cultural center of South China appears to be in Ssu Chu’an at a time contemporary with or even preceding the first appareance of Han Chinese culture in the Yellow River walley. (Wiens 55) Cũng trong Việt Lý đã nói Hán tộc còn nấn ná lại ở Cam Túc, thì Miêu tộc đã theo sông Dương Tử vào nước Tàu trước. Chặng đầu tiên mà họ gặp là miền Ba như Eberhard hay là Ba Thục như Từ Tùng Thạch thì chỉ là tiểu tiết, ta sẽ vượt qua bằng gọi là Ba Thục. Ba Thục là một trong ba miền có điều kiện cho sự phát triển văn hóa, tức sản xuất thặng dư và được tích luỹ. Nước Tàu xưa có được ba miền như thế là Ba Thục, rồi đồng bằng Dương Tử gọi là Kinh Sở và sau là Hoàng Hà. Trong ba miền này thì Hoàng Hà đứng riêng ra về phía Bắc, còn Ba Thục với Kinh Sở thuộc phía Nam, và hầu chắc Thục với Dương Tử tức miền của Kinh Sở hay Kinh Man cùng một gốc gọi bằng nhiều tên như Miêu, Man, Mân, Môn hay Cửu Lê, Bách Việt, Thái v.v… Lấy về huyền sử mà bàn thì miền Bắc là Hoàng Hà thuộc Hoàng Đế, còn miền Nam thuộc Thần Nông (gồm cả Toại Nhân và Phục Hy). Có Hoàng Đế hay Thần Nông chăng thì không thành vấn đề, chúng ta chỉ cần tên hai nhân vật thần thoại đã đủ để chỉ hai thực thể, hai loại tinh thần một gọi là du mục ưa võ lực, đề cao yếu tố nam, ưa dùng những số chẵn, vật tổ thú. Ngược lại là Thần Nông đi với nông nghiệp, nam nữ phân quyền nên nữ được nhiều quyền hơn, thong dong hơn bên Bắc, lại ưa số lẻ, vật biểu chim… Hỏi rằng: Việt hay Hoa ai sáng lập ra Nho giáo cũng là hỏi rằng: hai tinh thần nông nghiệp và du mục cái nào xuất hiện ở nước Tàu trước? 44 IX. BA GIAI TẦNG THÔNG GIAO Muốn trả lời câu hỏi trên chúng ta có thể xét theo nhiều phương thức. Trước hết hãy theo chân các nhà xã hội học xét qua ba mấu chốt trong việc trao đổi là: đàn bà, khí dụng và văn tự (dans toute société communcation s’opère au moins à trois niveaux: Communication des femmes Communication des biens et des services Communication des messages) 1. Đàn bà Trong ba tiêu mục thì đàn bà là giai tầng cao nhất, nổi nhất vì hai điểm kia thuộc về vật thể, còn đây thuộc nhân vị. Nó còn biểu lộ trình độ văn minh cao hơn. Truyền thuyết cho rằng: Hoàng Đế đã cưới vợ Thục Sơn cho con là Chiêm Ích (chữ hán, Chan-Yi) đẻ ra con đầu lòng là Đế Cốc (B.C 2435-2369). (Wiens 56) Con của Chiêm Ích cũng lấy vợ Thục Sơn đẻ ra Chuyên Húc sau làm vua nước Kinh Man (Sở). Phải coi vụ này là một huyền sử vì còn xảy ra rất nhiều lần. Đế Minh tuần thú phương Nam lấy Vụ Tiên, Mục Vương xuống Nam lấy Thịnh Cơ. Còn việc Triệu Đà lấy vợ Việt và cổ động cho quan quân lấy từng vạn vợ Việt thì đã thuộc lịch sử rồi. Theo huyền sử thì như trên đã nói lấy vợ đâu thì đấy kể là có văn minh cao hơn. Vua rợ Hồ lấy được Chiêu Quân thì thỏa mãn hơn vì coi là cao trọng hơn. Vua Chàm lấy được Huyền Trân công chúa cũng coi là việc trọng, có đổi đất cũng đáng giá. Sự kiện đó biểu lộ sự hùng mạnh, văn hóa cao hơn. Vậy vợ Thục Sơn có thể là một biểu lộ nền văn hóa Thục Sơn cao hơn. Truyền thuyết nói rằng: một trong Tam Hoàng là Nhân Hoàng đã chia nước ra chín châu và đóng đô ở Trung cung còn các anh em cai trị xung quanh. Trung cung được đoán là Ba Thục vẫn được kể là chúa trùm ở miền Nam và văn hóa được cho là đã đạt độ cao rất sớm. (Wiens 56) Vì số 9 là yếu tố quan trọng chứng tỏ văn hóa Nho giáo đã đạt đến cơ cấu cho nên nói Nhân Hoàng chia nước ra 9 châu thì có nghĩa là Ba Thục đã đạt đợt cao trứơc Hoàng Hà. Cũng phải nói như thế về Kinh Dịch, vì Kinh Dịch đi với Nhân Hoàng tức Phục Hy. Vì thế ta có thể kết luận: lấy vợ Thục Sơn biểu lộ sự truy nhận văn hóa Thục Sơn cao hơn. Thực ra việc lấy vợ còn một ý nghĩa khác thuộc chính trị, coi đó như con đường xâm nhập chiếm đoạt. Gả Huyền Trân cho 45 vua Chàm là cốt mở thêm đất vào hai châu Ô Ri. Đế Minh lấy Vụ Tiên để làm vua Ngũ Lĩnh. Triệu Đà lấy vợ Việt để đặt cơ sở chính trị vững hơn. Trong chiều hướng này tên Chiêm Ích có thể là một khẩu hiệu: Chiêm có nghĩa thấm nhập, còn Ích là lần lần. Và khẩu hiệu này đã được hiện thực. Tuy vậy mục tiêu chính trị không đi ngược yếu tố văn hóa, hơn thế nữa còn có thể kiện chứng ở chỗ là người ta chỉ dùng việc lấy vợ làm lối đi cho chính trị là khi bên vợ vì lý do văn hóa hay kinh tế phải hơn hay ít ra ngang bằng, vì nếu sút hơn thì không giấu được mưu lược. Vì thế việc các vua Bắc phương lấy vợ Nam phương cũng là một lý do để người ta nghĩ rằng: văn hóa phương Nam đã đi trước trong lúc ấy. Triệu Đà sinh quán tại nước Lỗ, tổ của văn hóa Hán thế mà khi làm vua tại Nam Việt thì từ bỏ thói tục Bắc Phương để sống theo phong tục Nam Việt. (Wiens 136) Lấy vợ Việt thì phải có lý do gì. Giả sử một toàn quyền Pháp lấy vợ Việt rồi ăn trầu để búi tóc, dùng toàn người Việt thì sẽ thấy rõ. Thường người ta cho đó là ngón đòn ngoại giao, nhưng ngoại giao chỉ có giới hạn, ngoài ra phải có trình độ văn hóa cao, nếu không hơn thì phải có một số nét nào đó đáng chấp nhận không những cho mình mà còn cho cả đoàn tuỳ tòng của mình, như Triệu Đà không những lấy vợ Việt mà còn tích cực cổ động cho quân đội Tàu lấy gái Việt. Đọc lịch sử thế giới ta thấy một trường hợp khác đó là Alexandre Đại Đế đã từ lâu bỏ dần lối sống Hy Lạp để thâu hóa lối sống của Ba Tư. Sự thay đổi này phải giải nghĩa phần lớn bằng sự trội hơn của nền văn hóa sở tại, ít ra đối với ý nghĩ người chấp nhận là Alexandre, là Triệu Đà. Sự kiện này xảy ra nhiều lần trên mảnh đất Viễn Đông nơi mà nhà cai trị lại chấp nhận văn hóa của người bị trị như trường hợp Mông Mãn. (Wiens 81) Những sự kiện này rất đáng chú ý vì nó đưa ta đến một sự kiện khác lớn lao hơn là các đợt xâm lăng đều bị văn hóa người Tàu cải hóa. Ở nơi khác thì nhà cai trị chuyển hóa người bị trị, ở đây thì người bị trị chuyển hóa nhà cai trị. Đó là một hiện tượng có thể chứng minh cho sự trổi vượt về văn hóa của Phương Nam. 46 2. Khí dụng Từ hơn một thế kỷ nay thì khí dụng đã trở thành tiêu chuẩn để ghi mốc văn minh làm ra nhữhg chặng: cổ thạch rồi tân thạch, và sau đó đến đồ đồng đen… Đồ đồng xuất hiện ở đâu trước thì đấy cũng là dấu hiệu văn hóa. Vậy mà các nhà nghiên cứu cho rằng: đồ đồng xuất hiện ở phương Nam trứơc và người ta thường lấy trống đồng làm tang vật. “The Thai developed a bronze culture before the northerners did.” (Wiens 131) Trong Thiên Vũ Cống có nói đến đồng bằng Dương Tử như là miền cung cấp đồng duy nhất mà người Hán tộc biết đến. Từ Tùng Thạch cho rằng: trống đồng được sáng tạo do dân Lĩnh Nam tên là Xung (chữ hán) (chữ này có thấy trong tự vị Khang Hy) đó là một tên khác để gọi Thái sống trong tỉnh Quảng Đông Quảng Tây. Trống gặp được ở các nơi khác (mạn Bắc) đều bé hơn và mới hơn. (Wiens 131). Tằm tang Nghề dệt cũng như cao hơn một độ là nghề tằm tang chứng tỏ một bước khá cao của văn minh. Vậy câu hỏi: nghề tằm tang do đâu? Eicksted gắn liền miền Bắc với lúa mạch, đoàn cừu, chiên và vách đất với dâu và lụa, tác giả không có ý chủ trương là nghề tằm tang xuất phát từ miền Bắc, nhưng chỉ nhận xét là có nhiều. Hình như chưa có học giả nào chủ trương phương Bắc là nơi phát xuất của tằm tang. Trái lại nếu căn cứ theo dạng tự và huyền thoại thì có thể kết luận do miền Nam. Vì chữ Man (chữ hán) chỉ toàn dân miền Nam kép bởi bộ trùng (chữ hán), nhiều học giả cho là do nghề nuôi tằm (trùng) mà viết với bộ trùng như vậy, và chữ trùng này thêm vào là do miền Nam chứ trước kia miền Bắc không viết với bộ trùng. (Wiens 35) Trong quyển “Việt giang lưu vực nhân dân” ông Từ Thục Thạch kê khai ra bốn nét văn hóa của Thục Sơn thì nét 2 là sản xuất ra tằm tang (Wiens 60). Huyền sử nói Phục Hy đã lập ra phép cấy dâu nuôi tằm, vì thế sách Hoàng Đế nội kinh nói khi Hoàng Đế chặt đầu Si Vưu rồi thì thần tằm tang dâng lụa cho ông. Vậy là nghề dệt cũng như nghề tằm tang hầu 47 chắc phát xuất ở Thục Sơn trước. 3. Văn tự Bây giờ nói đến văn tự cũng là nói đến yếu tố tập trung văn hóa hơn hết, ai nắm được thì nhất định thắng. Đó là một điều thật ở bất cứ đâu huống chi đối với Viễn Đông thì chữ Nho có một sức thôi miên kỳ lạ như nhiều học giả nhận xét. Cho nên về các đời sau Hán tộc đã thắng thế thì các nhà nghiên cứu (Wiens 121) cho là “nhờ chữ Nho”, vì cùng một chữ viết mà mỗi miền nói tiếng khác vẫn đọc và hiểu được, dụng cụ viết lại là những vật quanh mình dễ kiếm, thế mà lại chở theo một nền triết lý sâu xa với những văn thơ sáng lạn đầy sức hấp dẫn. Sức hấp dẫn đó không nuốt trôi cách tàn bạo nhưng lôi kéo “nạn nhân” bằng sức thôi miên… Chính nhờ đó mà văn hóa Hán tộc đã có một tiềm lực hồi sinh và bền vững vô địch. Ông Eicksted cho đó là nền văn hóa mạnh nhất mà thế giới thấy được, đến nỗi nó cứ tiến dần một cách quyết liệt nhưng êm đềm và phần lớn cách kín đáo ngấm ngầm (Wiens 121). Vậy bây giờ ta hỏi: Bắc hay Nam đã tìm ra chữ trước? Nếu kể từ đời Thương trở xuống thì rõ ràng là của phương Bắc. Nhưng trước nữa thì chỉ còn có huyền thoại. Và tuy huyền thoại cho là công của Hoàng Đế nhưng huyền thoại còn thêm là Hoàng Đế giao cho Thương Hiệt trông coi. Nhưng cũng theo huyền thoại thì trước đó còn một đợt văn tự manh nha gọi là kết thằng gắn liền với việc sáng tác Kinh Dịch là do Nhân Hoàng thuộc Thục Sơn. Vì thế khởi nguyên chữ viết phải là do phương Nam, không những thế phương Nam còn tiến thêm một đợt nữa là đợt viết chữ theo dấu “chân chim”. Chim là vật biểu của Viêm Việt nên chữ theo lối chân chim có thể giải nghĩa là chữ theo văn hóa của những người có vật biểu chim. Vì thế khi Hoàng Đế cướp được chính quyền của Si Vưu thì trao cho nhân tài miền có vật biểu chim để hoàn bị chữ viết và người đó gọi là Thương Hiệt. Hiệt là chim bay cao. Thương là phương Đông. Hai chữ ấy có thể bao hàm ý nghĩa là người hoàn thành chữ viết thuộc văn minh Đông Nam. Đó chỉ là lấy đại cương mà bàn. Vì khó còn thể biết đích xác hơn. Nhưng ta có thể nghĩ rằng: ở phương Nam đã có rất nhiều người thử lập ra chữ Nho do ý chí muốn vượt qua lối chữ kết thằng quá nghèo nàn về khả năng ghi chép. Vì thế ở nhiều thị tộc chắc có những thử thách, những lối văn tự ít nhất ở độ thai nghén. Công của Hoàng Đế cũng như sau này của Tần Thuỷ Hoàng chỉ là 48 “thống nhất” văn tự tức là bắt theo một lối nào nhất định. Rồi nhờ nắm được chính quyền nên cũng nắm luôn được quyền văn tự, tức là thâu vào tay mình tất cả công lao sáng tạo của rất nhiều người (rất nhiều dân gian như việc tác sách) nhưng trước kia còn nằm tản mác. Cho nên khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất văn tự thì nhiều nơi ở miền Nam chống lại bằng “duy trì” chữ của riêng nước mình. Hầu chắc chữ Nôm ta nằm trong trường hợp ấy, nó có nghĩa là “chữ Nam” đọc trại ra Nôm. Đọc trại vì trong Kinh Thi rất nhiều chữ Nam phải đọc là Nâm cho hợp vận. Như thế chữ Nôm đã có lâu đời. Người ta nhận ra dấu vết đời Nhân Diên, Sĩ Nhiếp, nhưng có thể đoán: còn trên nữa. Sau này gần một ngàn năm Bắc thuộc quên đi, khi độc lập mới làm sống lại nên đã có quá nhiều đổi thay do quên sót cũng như do các biến chuyển khác, nên không lấy lại được chính chữ Việt xưa. Bây giờ xét gồm cả ba giai tầng thông giao thì ta thấy: rất có thể kết luận là Thục Sơn đã đặt viên đá đầu tiên trước Hoàng Hà. Chính ông Từ Tùng Thạch cũng phải nhận rằng: rất có thể Hoàng Hà là cái chồi của gốc Thục Sơn. “Hanam Yellow River culture may be an offshoot of the Shu shan culture”. (Wiens 60) Kết luận như thế rất hợp hoàn cảnh tức là nước Tàu Hán lúc đó chỉ là một mảnh đất nhỏ xíu bên cạnh những trung tâm văn hóa khác có thể là 8 hay 6 tuỳ lối chia nhưng chiếm hầu trọn nước Tàu “There remains only a minimal region in which could be inserted a compact Han Coinese settlement” (Wiens 44). Như thế việc coi Nho giáo là của Tàu chỉ là thói quen thường nghiệm thiếu nghiên cứu tận tường, còn khi nghiên cứu nghiêm chỉnh thì nhiều học giả cho là Thục Sơn có thể đi trước, ngay trong một số học giả Trung Hoa đã bác ý đó như ông Từ Tùng Thạch cũng có lúc cho là Hoàng Hà có thể chỉ là chi nhánh của Thục Sơn! Hỏi rằng: văn hóa Hoàng Hà có phải là chi nhánh suông hay là một hiện tượng hai văn hóa lồng lên nhau “superimposition” như ông Eberhard nói (Wiens 44) và ông nghiêng về hiện tượng lồng lên để giải nghĩa sự kiện văn hóa Hoàng Hà có sức mạnh ghê gớm chinh phục toàn cõi nước Trung Hoa như nay là do có nền tảng văn hóa Thục Sơn đã lồng lên trên đem lại cho nó một nguồn sức mạnh rất êm thắm. Mà 49 chính vì êm thắm nên càng hiệu nghiệm. Chúng tôi chủ trương hiện tượng lồng: trống lồng lên gươm, tức văn hóa nông nghiệp biểu thị bằng trống đồng lồng lên văn hóa du mục biểu thị bằng gươm, và sự lồng này được coi như đỉnh cao chót vót của văn hóa, nói bóng là sự đúc đỉnh. Ai đúc được 9 đỉnh thì được thiên mệnh, có nghĩa là ai nắm vững được sự hoà hợp hai nền văn hóa thì làm vua như sẽ nói về ông Đại Vũ đúc cửu đỉnh. Về việc hai nền văn hóa lồng lên nhau là một hiện tượng thông thường trong dĩ vãng như văn hóa Aryen lồng lên văn hóa Dravidien, văn hóa Roma nhóm Indo europeeme của Romulus hiếu chiến lồng lên văn hóa của nhóm dân Sabin nông nghiệp. Chúng tôi đã nói đến trong Việt Lý và trong Triết lý cái đình. Sự kiện hai nền văn hóa lồng lên nhau tuy có thể nói là rất thường vì tìm thấy hầu khắp nơi, nhưng ở đây có một nét đặc trưng là thay vì gươm lồng lên trống thì chính lại là trống lồng lên gươm, bánh dầy trên bánh chưng, tức là văn hóa nông nghiệp vượt trên văn hóa du mục. Chữ du mục ở đây phải hiểu là đợt cơ cấu tức là đã có từ lâu đời và còn để ấn tích lại mặc dù về sau Hoa tộc không còn ở trong tình trạng du mục nữa. Ấn tích du mục được biểu thị bằng độc tôn người cầm đầu, vì tất cả dựa trên sức mạnh để săn hái, rồi sau để chiếm đồng cỏ. Muốn mạnh thì mọi phần tử phải trọn vẹn phục tùng cấp trên. Cho nên trong quân đội không thể có dân chủ mà chỉ có kỷ luật “nhà binh” nghĩa là kỷ luật sắt. Trạng thái du mục cũng là một đoàn quân luôn luôn di chuyển nên chú ý đặt trọn vào nhà lãnh đạo, và do đó nhiều khi dùng tên nhà lãnh đạo để chỉ dòng tộc: người Tàu xưa xưng mình là Hoàng Nhơn (con của Hoàng Đế). Đến đời nhà Hán xưng là Hán Nhơn. Đến đời Đường nhiều nơi xưng là Đường Nhơn… thì do ấn tích của đời du mục để lại. Ngược lại phương Nam hay chú ý đến đất và những phát minh, như các tên Miêu (chữ hán) là người có ruộng Việt (chữ hán) là người có gạo (mễ) Dư (chữ hán) là ruộng đã thuần thục (đã vỡ ba năm) Khương (chữ hán) người nuôi dê bò… 50 Tên họ là tên người mẹ, cũng chính là tên đất. Hầu hết các dân mạn Nam đều gọi là Man về sau đọc trại ra Môn như Mon Khmer, có liên hệ đến tằm tang. Hai tên Mỵ Châu rất có thể là do đọc trại tiếng Mễ nghĩa là gạo (gốc chữ Việt). Mấy chữ trên: gạo, ruộng, tầm… đều khởi hứng từ nghề nghiệp, cả đến tên Viêm cũng là do lối làm ruộng bằng đốt rẫy… hay do phát minh lửa, tất cả đều nói lên khuynh hướng trọng tài đức ngược với lối đề cao thủ lãnh thuộc du mục thịnh ở miền Tây Bắc. Do đấy mà có nhiều hậu quả rất sâu xa, thí dụ nếu là trọng tài đức thì mục đích của chính quyền là mưu hạnh phúc âm no cho toàn dân, còn khi suy tôn thủ lãnh thì mục đích của chính quyền là mưu tìm sự hùng cường cho “nước”. Nói là nước mà thật sự chỉ là cho vua, là cho uy quyền của vua, nên công quỹ bi nuốt trôi hầu hết vào quân sự hay là để xây đắp cung điện. Cao Miên trung cổ với những đền đài nguy nga như Đế Thiên là một thí dụ rõ nhất về lối suy tôn nhà cầm quyền. Tần Thuỷ Hoàng xây vô vàn cung điện cũng nằm trong lối chính trị đề cao uy thế. Lối này gây ra hai đẳng cấp rõ rệt trong nước: một bên: cai trị, một bên: bị trị. Giáo sư Wiens (48) nhận xét rằng: “kinh tế miền đồng bằng Bắc Nam không khác nhau về sản phẩm nhưng có khác nhau về xã hội, tức phía Nam không có sự chia hai giữa nhà cai trị một bên và người bị trị bên kia: “but differences in sociological development did not bring social dichotomy between the ruling chieftains and their people in the south as it did in the north, where a noble or ruling classe evolved with a consequent higher degree of urbanization of the populace” (Wiens 48). Vì sự phân chia trên mà nảy sinh một hậu quả khác về văn hóa đó là văn hóa bao giờ cũng có sự phong phú và nhất là hợp tình người về phía trọng tài đức; còn những xã hội độc tôn thủ lãnh thì triết lý rất nghèo nàn, như ta có thể quan sát dễ dàng ở những tổ chức mạnh. Những tổ chức này thiên hẳn về lối tổ chức xã hội (pháp) lý, thiên trọng võ lực hoặc quyền uy, nên rất kém về đạo lý nhất thứ là Đạo Nho, là đạo lý dạy lấy nhu thắng cương. Vì thế mà Nho đạo cũng chính là Nhu đạo khó có thể được khởi sáng do xã hội lý chỉ ưa quyền lực như nhóm Hoa tộc. Sở dĩ người ta không nhận ra điều đó vì văn hóa nông nghiệp đã sớm lồng lên văn hóa du mục, đến nỗi hầu như mối hàn xì biến mất và 51 cũng chính vì thế mà yếu tố này đã giúp vào việc giải đáp thắc mắc: tại sao Hán tộc không khởi sáng ra văn hóa mà lại nhờ văn hóa mà thắng các nước khác? Chúng ta nên nhớ biểu tượng hòa hợp đúc kết hai văn hóa gọi là đúc cửu đỉnh, và cửu đỉnh hay bị chìm xuống sông. Sông là nước, là thuỷ, mà hành thuỷ thuộc phương Bắc, nên dễ để cho văn hóa du mục (tức bá đạo) tràn ngập thì mới làm chìm cửu đỉnh. Ai vớt lên được thì sẽ được thiên mệnh. Có nghĩa là quyền bính sẽ thuộc về người nào hoà hợp được sức mạnh phương Bắc với nhân ái phương Nam, cho nhân ái bao trùm sức mạnh, cho tròn bao bọc vuông, thì đôi bên bác (Bắc) mẹ (Nam) bằng lòng tức là chấp nhận. Chính vì Viêm Việt đã có nhiều dân ở lại miền Bắc nên ảnh hưởng nông nghiệp đã trổi vượt, đem lại cho Hán tộc sự thắng thế ngay trong phạm vi văn hóa, cho nên khi nghiên cứu lại nguồn gốc thì học giả nào cũng phải thắc mắc tự hỏi: tại sao một nhóm nhỏ như Hán tộc lại có thể thắng được rất nhiều nhóm người khác? XI. TẠI SAO HÁN TỘC ĐÃ THẮNG Đây là một thắc mắc lớn lao rất có thể phủ nhận tất cả các suy luận trên cho là ngụy biện để cố nhận chìm sự thực hiện ra lồ lộ tức là Hán tộc đã thắng tất cả mọi nhóm khác, và sự thắng ấy đã xảy ra ngay từ đầu lịch sử, hơn thế nữa còn ăn sâu vào địa hạt khuyết sử. Cho đến nổi không một ai nghĩ đến đặt lại vấn đề tác quyền văn hóa. Có chăng là mấy đầu óc quốc gia quá khích. Ấy thế nhưng đó lại chỉ là ý nghĩ thông thường của người dưới phố, còn trong các nhà nghiên cứu nghiêm chỉnh thì lại không nghĩ như vậy. Và họ đã phải đi tìm căn nguyên khác cho sự trổi vượt kia. Thí dụ ông Eberhard nhận định rằng: “In the course of Chinese history the Chinese people from their cradle area in no way showed a superiority in natural endowment over the ancient peripheral people.” (Wiens 41): “Trong lịch sử Tàu xét từ khởi thuỷ không thấy họ tỏ ra dấu nào là có thiên tư hơn những cựu dân sống chung quanh.” Đàng khác cũng không thể giải nghĩa sự trội vượt hơn do ảnh hưởng ngoại lai, vì nếu thế tại sao ngoại lai lại chỉ ảnh hưởng có Hán tộc mà không động tới các dân chung quanh. Vì thế chỉ còn có thể cắt nghĩa: do sự thâu tóm cái hay của các cư dân xung quanh trong đó phải kể trước hết đến Nho giáo. Và đây là giả thuyết có thể giải nghĩa được những đợt văn hóa 52 chồng lên nhau và còn để ngấn lại như chúng tôi đã bàn trong Việt Lý Tố Nguyên cũng như vừa nhắc đến ở triệt trên theo một số khía cạnh mới chưa được bàn đến trước đó là do óc võ biền, bá đạo đề cao thủ lãnh… đem lại cho Hán tộc một sự hùng mạnh rất thuận lợi cho sự chinh phục. Lại nữa khi đã chinh phục rồi thì hoàn cảnh mới lẽ ra cho phép họ đổi lối sống du mục, đi sang nông nghiệp. Nhưng nông nghiệp miền Hoàng Hà khác với nông nghiệp miền Dương Tử Giang nên bó buộc họ duy trì phần lớn yếu tố du mục, nên dẫu đã đi sâu vào nông nghiệp mà vẫn còn duy trì cơ cấu du mục. Đó là vì đồng bằng sông Hoàng Hà phì nhiêu dễ sinh sống, nên luôn bị các dân phía Tây và Bắc dòm ngó và đã rất nhiều lần tràn vào cướp của lấn đất. Sự kiện này bắt buộc Hán tộc phải chiến đấu liên tục cho nên cần phải tổ chức xã hội theo những luật lệ nghiêm ngặt để đạt độ hùng cường như lúc còn lang thang đời du mục. Sự tổ chức này càng được duy trì vì lâu lâu lại có thêm dòng máu du mục mới do những nhóm du mục đến sau. Đấy là yếu tố đầu tiên khiến cho Hán tộc vẫn đi theo xã hội lý. Còn một yếu tố khác nữa giúp cho Hán tộc mạnh hơn đó là vì Hoàng Hà ở vào vị trí trung ương đối với Bắc cũng như dòm ngó xuống phía Nam, nên có sự ma sát giữa nhiều giống người là sự giúp nảy nở óc làm việc cần cù, và đi mạnh vào công nghệ, còn phương Nam thì vì đời sống quá dễ dàng, đất đai rộng rãi phì nhiêu (In contrast the southern people has for so long been living a life of easy agricultural pursuits, where Nature had generously endowed the land with a warm clmate and abundant rainfull and product that people became much more pliant and yielding) vì thế mà phương Nam ít cố gắng nên lâu ngày lùi lại ít ra về đàng tổ chức quân đội nên đã dễ lọt vào tay phương Bắc tất cả những phát minh của mình, và khi phương Bắc đã hoàn bị nền văn hóa rồi lại có quân đội mạnh làm hậu thuẫn cho việc truyền bá ra nên được phương Nam chấp nhận dễ dàng như là của nhà: “The peripheral folk experienced the new culture not as an alien culture but as a further extension of its own ancient culture. Because of this, the Han Chinese culture was able to spread out so rapidly.” (Wiens 45) Chính tôi gạch dưới mấy chữ not as an alien culture… Không coi văn hóa Hán như ngoại lai nhưng chỉ như một sự quảng diễn, một sự mở rộng cái nền văn hóa cố cựu của mình. Đó cũng là nhận xét của học giả Maspero đã trưng lại trong Việt Lý. Và vì thế cũng đi đến một kết luận là: các dân mạn Nam rất dễ đón nhận văn hóa 53 Hán tộc. Sự đón tiếp tuy giúp cho Hán tộc bành trướng thế lực mau lẹ, nhưng lại không chứng minh rằng: Hán tộc đã khởi sáng ra văn hóa, ngược lại là chính những dân đón tiếp, và lạ hơn nữa là nhóm nào đón tiếp càng mau lẹ dễ dàng thì càng tỏ ra trước kia đã có công lớn nhất trong việc đặt nền móng văn hóa. Và nhóm đó là nhóm Bách Việt như chúng ta bàn đến bây giờ. XII. VIỆT ĐIỂU SÀO NAM CHI (Chữ hán) Có thể chia huyền sử nước ta làm ba giai đoạn cộng với giai đoạn bản sứ Nam Việt nữa thì được “bốn chặng huyền sử nước Nam” là: - Việt điểu. - Việt hung. - Việt Ngô. - Nam Việt Giai đoạn đầu tiên là Việt Điểu cũng gọi là Việt Hồng Bàng. Ở trên đã nói là Thục Sơn sáng lập Nho giáo, bây giờ phải minh chứng thế nào cho thấy Việt Nam với Thục Sơn là một, ít ra có liên hệ chặt chẽ thì mới có lý nói Việt Nam đã đóng góp vào việc hình thành Nho giáo. Vậy trong khi tìm về nguồn ta thấy: Việt Nam có liên hệ mật thiết với Thục Sơn không những trong huyền sử mà cả ngay trong lịch sử. Xin hãy nói về sử tức là lúc Đường Mông là sứ giả do Hán Vũ Đế (148-68) sai sang Nam Việt báo tin lên ngôi và dụ Nam Việt Vương thần phục. Đến bữa Triệu Đà cho sứ giả ăn một món rau dưa trồng bên đất Thục, sứ giả lấy làm kinh ngạc tại sao Nam Việt lại có liên lạc xa đến thế, xuyên qua cả nước Dạ Lang ăn đến Ba Thục… (Wiens 138) Câu chuyện trên tỏ ra nước ta xưa đối với Tứ Xuyên gọi là Ba Thục có rất nhiều liên hệ. Ở thời tiền sử thì huyền thoại có chép: Toại Nhơn vị phát minh ra lửa cai trị thời Phục Hy, nên cũng ở Thục Sơn huyền sử nói: ngài đã đi xuống đến Nam Thùy (chữ hán) mà các học giả đoán là miền Vân Nam và An Nam (Wiens 61). Đây là lần đầu tiên nhắc tới liên hệ giữa Thục Sơn và Việt Nam mà ta có thể hiểu là ngay thời ấy con dân của Toại Nhơn đã tiến đến nước Việt Nam ngày nay rồi. Lần thứ hai là khi Thục An Dương Vương đánh lấy nước Văn Lang gồm vào với Ba Thục và cải tên là Âu Lạc. Chỗ này cụ Trần Trọng Kim theo ý kiến Khâm Định Việt Sử cho Thục chỉ là một họ nào gần Văn Lang hiểu gọn vào Bắc Kỳ mà không phải là Ba Thục bên Tàu. Lấy lý lẽ rằng: từ Ba Thục đến Bắc Việt đường quá xa. Vả lúc ấy nhà Tần đã thôn tính xong Ba Thục rồi… Thưa rằng: tại sao lại cứ hiểu Văn Lang bó sát vào Bắc phần như vậy là đi ngược thời gian. Ngay đến đời 54 Triệu Đà mà Nam Việt còn nằm dài trên Lưỡng Quảng và toan lấy thêm Hồ Quảng (Trường Sa) huống chi nước Văn Lang phải hiểu bao gồm vùng Kinh Man. Còn chuyện nhà Tần thôn tính Ba Thục không ngăn trở một dòng họ nào đó đến chiếm Văn Lang. Vì tiếng là Ba với Thục mà kỳ thực thì có rất nhiều chi tộc, nên dù nước Tàu có chiếm được thì cũng còn rất nhiều dòng họ độc lập, học giả Eberhard nói: ở hai vùng: Ba và Thục có tới ngót trăm sắc dân. Vả lại đây chỉ là huyền sử cốt nói đến một sự kiện xảy ra nhiều lần đã có từ lối hơn ba ngàn năm trước như sẽ bàn trong đợt hai, không nhất thiết phải hiểu gọn vào một thời gian ở thế kỷ thứ ba trứơc dương lịch hoặc một không gian rút gọn vào Bắc Việt. Làm thế là óc duy sử sẽ hiểu sai huyền sử vì huyền sử nói về cơ cấu văn hóa tức cái gì trường tồn thuộc hàng dọc diễn tiến theo vòng tròn nên có thể trở lại nhiều lần, khác với sử nói về sự kiện, biến cố hàng ngang thuộc thời gian bất khả phục hồi (évenement irréversible et horizontal). Xin lấy một ví dụ trong sách “Hùng Vương sự tích ngọc phả cổ truyền” do trung tâm học liệu xuất bản, trang 1 chép rằng: “Vua Kinh Dương Vương kính vâng ngọc chỉ, phụng mệnh trời về núi Nam Miên Sơn lập đô, về phía Hoan Châu thuộc Nghệ An xứ (chữ hán). Một hôm vua tuần du ngoài bể xem đồ cục của Sơn Thủy, không ngờ thuyền rồng đã thẳng tới hồ Động Đình…” Nếu theo óc duy sử thì sẽ vất cái bản văn trên vì từ Nghệ An đến hồ Động Đình giang sơn cách trở có cả vạn cây số làm sao đi thuyền để ngắm phong cảnh mà lại lạc vào hồ Động Đình cho được? Thiệt quả là trái khoa học, vậy tại sao các cụ xưa tin y nguyên được? Nhưng nếu đi theo lối huyền sử thì chúng ta lại được dịp thưởng thức một trang sách tuyệt khéo nói lên sử mệnh của nước Giao Chỉ đặt kinh đô ở Nghệ An. Chữ (chữ hán) là trời đất giao thoa (xem bài lễ vấn danh cô gái Việt trong Việt Lý Tố Nguyên) chính nó cũng là hồ Động Đình (đình: đất, hồ: trời) vậy không nên hiểu Nghệ An theo nghĩa đen mà phải hiểu theo điệu “An thổ đôn hồ nhân…” Đó là lối hiểu phải được áp dụng mỗi khi đi sâu vào vùng khuyết sử: càng ngược dòng thời gian càng đi sâu vào huyền sử thì càng phải thoát ra khỏi những điều kiện thời không, vì nó đã rất gần chất huyền. Thế mà huyền sử đã quảng đại nhắc đến nhiều lần mối liên hệ giữa ta với Thục Sơn. Thục Sơn là nước của Toại Nhơn, Phục Hy, Thần Nông… Thế mà Toại Nhơn xuống đến Nam Thuỳ, rồi cháu ba đời Thần Nông xuống Ngũ Lĩnh, rồi Thục An Dương Vương xuống làm vua Âu Lạc… Vì thế chúng ta có đủ lý do để 55 nghĩ rằng: đây là giai đoạn xuất hiện vật tổ Điểu: Hồng Bàng, vì điểu là vật biểu của tiên cả hai cùng bay được, cùng ở trên núi, nên khi tu tiên đắc đạo thì chữ Nho kêu là mọc cánh “Vũ hóa” (chữ hán) mà biến ra con Hạc trắng, nên Hạc là chim thuộc cõi tiên. Khi Âu Cơ đưa 50 con lên núi Phong Châu ở Bạch Hạc thì phải hiểu Bạch Hạc về đó khỏi cần lần mò đến Phú Thọ, núi cũng đi với lửa. Có nhiều lý do nhưng cụ thể hơn cả là ruộng đồi núi đốt rẫy gieo hạt nên sách Lĩnh Nam gọi là “đao canh hỏa nậu” (chữ hán) (Bạch trĩ truyện), giáo sư Wiens (69) dịch là “Fire field”. Hầu chắc vì vụ lửa này mà có tên nước là Xích Quỷ (Xích: Lửa) tức tổ tiên Việt xưa đã ở nước Thục di cư xuống đến Việt Nam nên huyền sử kêu là Toại Nhơn xuống đến Nam Thuỳ. Đấy là giai đoạn nhất thuộc núi và lửa. Đã có núi có lửa thì phải có sông có nước và đó là giai đoạn hai với Lạc Long Quân thích ở thuỷ phủ. Giai đoạn hai là Việt Hùng ở trên những Châu Kinh Châu Vương nên vua gọi là Kinh Dương Vương tức vua hai châu Kinh và Dương mà đời Xuân Thu gọi là Kinh Man, Kinh Sở sau này là nước Sở. Người nước Sở là giống dân nào? Đây là chỗ có rất nhiều ý kiến: như cho là Miêu tộc hoặc Hán tộc… hoặc là Thái và học giả tranh luận để biết nhóm nào vào nước Tàu trước. Xem ra ý kiến được đông người theo cho là Cửu Lê là dân bản thổ. Các tài liệu Hán tộc có nói tới Lê chiếm cứ miền Lĩnh Nam, Hải Nam, Bắc Việt, và những Lê này cũng là Cửu Lê thời xưa trước ở Kinh Sở, rồi lùi bước dần trước sức Nam tiến của Mán và Miêu. Họ đại diện cho Thái tộc đã ở nước Sở. Còn Miêu, Mán làm chủ nước Sở về sau và có liên thuộc với người Miêu ngày nay (Wiens 76). Cũng trong những trang này tác giả có đưa ra nhiều chủ trương chi tiết thí dụ Miêu chính là Mán trước kia, Miêu tản cư xuống Việt Tuỷ (Yuch sui) (chữ hán) v.v… Xin dành những chi tiết này cho nhà chuyên môn còn chúng ta có thể cho đó là những lối đổi thay trong một nhóm lớn, trong nhóm đó có những đợt trước sau, với những tên khác nhau. Nhưng tất cả có thể quy vào chữ Viêm Đế, Thần Nông, y như phía Bắc xưng mình là con cháu Hoàng Đế. Riêng về nước Sở thì có một điều coi được là đã định luận xong như giáo sư Wiens ghi nhận: “về nguồn gốc sử liệu thì nước Sở vẫn liên kết với Việt tộc cũng như với các dân hai nước Ba và Thục, và 56 tất cả xem ra là Thái, và trong số dân ở Sở thì Thái nổi hơn cả”. Ch’u is constantly linked in historical sources with Yueh and the same time even more sources link Ch’u with the Pa people and Shu, all of whom appear to have been T’sai (Wiens 80). Đoạn văn này đặt căn bản cho mọi liên hệ từ Thục tới Sở, vẽ lại những quãng đường tiên tổ đã đi qua. Còn những người từ Thục tràn xuống Sở là Miêu, Mán, Việt hay Thái… không quan trọng cho vấn đề đang bàn luận ở đây vì tất cả chỉ là chi nhánh và có thể nói mọi ý kiến đếu thật ít hoặc nhiều. Chiều nào cũng không cải tiến được con đường tiên tổ đã tiến là đi từ Tây xuống Đông Nam như đã phác họa trong Việt Lý chương III. Tuy nhiên cũng cần biết ít nhiều về hai họ Thái và Việt. Thái cũng có tên là Chuang hay là Bách Việt trong đó có Âu Lạc, Lê, Liêu (Lao) Thổ, Lư v.v… mà sử quen gọi chung là Man, Nam Man (Wiens 272). Các nhà khảo cứu hay đồng hóa hai tên Việt Thái (Wiens 101, 109). Vì Thái có tên là Chuang, nên nhiều khi Việt cũng gọi là Chuang. Xét về chính trị thì Thái nổi hơn bởi chống cự Hán tộc nhiều hơn, còn về văn hóa thì Việt hơn nên Thái hay bị đặt nuốt vào tên Việt. “Although culturally lumped under the term Yueh”. (Wiens 130) Có lẽ ngày giổ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 hiểu được là Tam Miêu và Bách Việt. Tam Miêu là tháng 3, còn Bách Việt là mùng 10. Mười là số chẵn có thể thay số chẵn trăm. Hai ông Lăng Thuẫn Thanh và Nhuế Dật Phù cho là người Miêu đến sau chiếm chỗ của dân đến trước là Mán bị đánh bật ra khỏi vùng hồ Động Đình và Bà Dương Hồ (Bành Lãi, cũng có chỗ cho là Phiên Dương Hồ). Những dân Mán này có lẽ là Thái, cũng chính là Cửu Lê đã một thời trở nên hùng mạnh nhất trong đồng bằng Dương Tử. Nẻo nào thì nước Sở cũng bao gồm nhiều sắc tộc. Còn nổi bật nhất về đàng chính trị thì có phải là dân Thái như Eickstedt chủ trương chăng thì còn cần phải đợi thêm lý chứng, đừng kể khi đồng hóa Việt với Thái, vì ông Eberhard cũng chứng minh rằng: ngay từ xưa đã thấy dấu vết người Việt trong tất cả miền nam sông Dương Tử, cũng như hướng về phía Đông Nam (Wiens 70). Tóm lại thì người Thái nằm trong khối Bách Việt (Wiens 96). Đặt tên giai đoạn này: Việt Hùng là do tích 50 con theo mẹ lên núi, con trưởng làm vua hiệu là Hùng Vương kéo dài 2621 năm. Trong quyển Forgotten tales of ancient China tr.102, ông Verne Dyson có nói tới hai lần Sở xưng Đế 57 năm 900 và 700 t.c.n và nước Sở có thể bao gồm cả An nam. Truyện 50 con theo mẹ lên núi, 50 con theo cha xuống biển, có thể hiểu nhiều cách trong đó 50 xuống biển là chỉ dân ưa chuộng nước, còn 50 lên núi là dân đốt rẫy ruộng đồi. Văn Lang gồm có hai loại đó “both the irrigation agriculture of the Thai or Chuang culture, and the fire field agriculture of the hill tribes. (Wiens 69) Những dân ưa chuộng núi là Miêu và Dao rồi sau này họ sang miền Đông vùng sông Hoài, Sơn Đông, Chiết Giang v.v… (Wiens 69). Một lối giải nghĩa khác là 50 theo mẹ lên núi tức vùng Thục Sơn, còn 50 xuống biển hồ tức Động Đình hồ, Bà Dương hồ, hoặc nửa lên núi Ngũ Lĩnh và biển Đông như Phúc Kiến… Thực ra ở miền nào thì không phải là đối tượng của huyền sử. Huyền sử chỉ nói là dầu sống trên núi như Miêu Dao hay dưới đồng bằng như Man, Việt, Thái thì đều bởi một gốc mà phát xuất. Giai đoạn Việt Hùng này có thể chia hai, một gắn liền với Ba Thục thì mở rộng Việt Nho, còn phần sau sửa soạn đi vào Hán Nho. Mở rộng Việt Nho bằng cái bọc Âu Cơ (vòng Thái cực), 50 con theo mẹ lên núi là khẳng định lại vật tổ tiên, nên nói là Phong Châu tức miền núi, nơi ở của tiên. Còn vật tổ chính của giai đoạn hai này là nhận thêm vật tổ rồng, nói rằng: Kinh Dương xuống thuỷ phủ cưới con gái vua Động Đình là Long Nữ sinh ra Sùng Lãm tức Lạc Long Quân. Thế là ngoài yếu tố lửa lại thêm yếu tố nước. Sau nhân ưa núi đến trí ưa thuỷ. Để nối hai đức lại thì cần một đức thứ ba là dũng là hùng. Hùng Vương là đức thứ ba đó để hiện thực hai đức: trí và nhân. Và như vậy là xét về cơ cấu uyên nguyên thì Việt Lý đã đặt xong nền móng từ thời Việt Hùng vậy. Tóm lại các nhà nghiên cứu đều công nhận mối liên hệ thâm sâu giữa Thục Sơn và Kinh Sở, trong nước này có nhiều sắc dân nhưng nhóm nổi nhất về văn hóa này là Việt. Chắc vì lý do sâu xa đó mà huyền sử nước ta được vận hành hầu trọn vẹn trong 18 đời Hùng Vương, nên gọi giai đoạn này là Việt Hùng. XIV. VIỆT CHIẾT GIANG Sức đẩy từ phía Tây Bắc cứ mỗi ngày thêm mạnh thì hai nhóm lớn làm nên nước Sở cũng phải nam tiến dần. Thái thì đi về Quý Châu, Vân Nam, Dạ Lang, Nam Chiếu (theo ông Từ Tùng Thạch thì các dân vùng Tứ Xuyên Vân Nam, Quý Châu, Quảng Tây vẫn còn tế các thần coi ruộng nước chứng tỏ họ có liên hệ với dân xưa ở Ba Thục, và tỏ ra văn hóa Thục Sơn lan rất rộng, Wiens 58). Còn Việt thì theo mẹ lên núi Ngũ Lĩnh. Có hai lối hiểu Ngũ Lĩnh, một là chạy dài từ vùng sông Hoài 58 trở xuống đến Quảng Đông, Quảng Tây, Bắc Việt bao gồm các tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến, Lưỡng Quảng v.v… và vẫn còn liên hệ chặt với vùng Động Đình Hồ, mà ta có thể coi là địa bàn của giai đoạn ba. Lối hiểu thứ hai phụ họa với lối trên về chiều cao tính từ biển lên đến Tây Tạng thì có 5 đợt: Đợt nhất Quảng Đông cao 1500 bộ. Đợt nhì Quảng Tây cao 1500-3000 bộ Đợt ba Quý Châu cao 3000-6500 bộ Đợt bốn Vân Nam 4000-7000 bộ Đợt năm Tibet 10.000 bộ (Wiens 11) Hai lối hiểu này không nghịch mà còn có thể bổ túc cho nhau. Nếu muốn xác định thì lối hiểu hàng dọc gọi là Nam Lĩnh còn hàng ngang lên cao là Lĩnh Nam. Lối hiểu Lĩnh Nam ăn xuống Bắc phần thuộc chiều đi lên. Tuy nhiên hầu hết học giả còn rất lơ mơ về Lĩnh Nam nên ghi lại đây để có được một ý niệm đại khái. Xem ra dấu hiệu bên ngoài của giai đoạn này là tục vẽ mình, có lẽ đã khởi đầu từ Động Đình Hồ gồm cả Ai Lao, Nam Tứ Xuyên, Âu và Việt và gặp thấy ở Chiết Giang, Đài Loan, Hải Vân (Wiens 114). Có nhiều nhóm Thái không theo tục này như ở Vân Nam, Quý Châu (Wiens 114). Đây có thể là một dấu để các nhà nghiên cứu theo dõi lộ trình thiên di của mỗi chi nhánh. Tư Mã Thiên tả dân Âu Việt (mạn Nam Chiết Giang) vẽ vai và thân mình. Dân Ngô nhuộm răng đen, vẽ trán, đầu trọc, dùng loại kim khâu to (thick needle). Trong các lý do tại sao ngừơi Việt dễ hóa theo Tàu người ta có thể kể đến việc người Việt sinh sống ở Lĩnh Nam giữ nhiều chức vụ quan trọng, thí dụ ông Dũng Hoạch Tằng đã làm quan lớn giúp cho vua Wu Hang nhà Chu. Chỉ cần nhấn mạnh rằng: Việt Chiết Giang cùng một dòng tộc với Thục Sơn và ăn liền với Kinh Sở. Tại sao huyền sử nước ta ít chú trọng đến giai đoạn này thì có thể đưa ra ba giải nghĩa. Trước hết vì đã đi vào sử rồi, hai nữa là vì thời này đã chịu quá nhiều ảnh hưởng Bắc Phương, ba là rất nhiều ngừơi lập ra nước Việt Nam ở Bắc phần đã thiên di thẳng từ hồ Động Đình xuống đây mà không đi vòng qua lối Đông theo miệt đường Chiết Giang. Huyền sử chỉ nói đến Kinh Dương Vương gồm Giang Nam và Thái Hồ. Thái Hồ nằm ở cửa sông Dương Tử, vậy là ở vào vùng Chiết Giang. Đây cũng chỉ là một tiêu điểm tạm thời vì bản đổ cửu châu cũng chỉ mới vẽ muộn vào đời Chu. Còn vua Kinh Dương Vương xuất hiện trứơc cả hàng ngàn năm. Dầu sao ta cũng 59 có thể nghĩ rằng: Châu Dương với ngừơi Việt Chiết Giang không xa lạ nên có thể nói Sở, Ngô, Việt là anh em một nhà. Việt Chiết Giang là một loại liên bang do Câu Tiễn cầm đầu, nổi lên vào thời Xuân Thu Chiến Quốc cùng với hai nước: Sở và Ngô làm nên chân vạc phương Nam đã cùng Tàu đồng hóa nhiều và thay nhau giữ ghế chủ tịch, trong đó nước Ngô chiếm đồng bằng Dương Tử (1) còn Việt thì trến đóng từ Sơn Đông trở xuống qua Giang Tô, An Huy, Giang Tây, Chiết Giang, Phúc Kiến, Hồ Nam, vùng nam Lĩnh Nam xuống tới Bắc Việt (Wiens 114) một miền rộng lớn như vậy lại không có cuộc di cư nào vĩ đại mà tại sao tên Việt lại biến mất? Các học giả cho là vì dân Việt ở mạn Bắc như Sơn Đông, Giang Tô, An Huy đã cùng Tàu đồng hóa rất sớm. Luận đoán như thế là căn cứ vào thói quen của người Tàu không nhắc nhở đến tên các ngoại tộc một khi họ đã mất tổ chức quốc gia? Giải nghĩa như thế là rất đúng, vì cùng một sự kiện tương tự đã xảy ra ở nhiều nơi khác nhau thí dụ ở Hải Nam, Quảng Đông nằm trên con đường đi từ Bắc xuống Nam và vì thế từ thế kỷ thứ 3 trước dương lịch trở về sau người Tàu chỉ nói tới tên đất như Sơn Đông, Giang Tô, An Huy mà không nhắc tới tên Việt tộc nữa (Wiens 115) (cũng phải nói như thế về Thục Kinh Sở và Nam Việt sau này). Vì thế ngày nay chỉ còn có những tên các thị tộc nhỏ như Chuang, Dao, Lê, Đản, Man theo nghĩa hẹp… được nhắc đến vì một thiểu số các sắc dân đó vẫn còn sống trên núi rừng xa cách văn minh, chí như khối lớn là Bắc Việt đã làm thành nhiều liên bang hết Sở, Ngô rồi đến Việt và đã từng làm chủ mạn Nam nước Tàu (tức lối 2/3 Trung Hoa) có một đoàn chiến thuyền lớn nhất lúc ấy đủ sức kiểm soát toàn bộ duyên hải Trung Hoa từ Bắc Kinh tới Cà Mau (2) cái sức mạnh lớn lao đó thì nay không còn được nhắc đến nữa. Sử gia thường chú ý đến nước Tàu từ Tần Hán về sau mà quên hẳn đi rằng: trước đời Tần không có đế quốc Tàu nào cả mà chỉ là có nhiều nước nhỏ, vào lối thế kỷ VI t.c.n là tứ cường: Tề, Tần, Sở, Việt trong đó có lúc Việt mạnh nhất. Nhiều học giả cho rằng: nếu không vướng nước Sở thì Việt đã củng cố xong liên bang ăn từ Chiết Giang qua Phúc Kiến, Quảng Đông tới Bắc phần. Năm 473 Việt đã diệt được Ngô và sáp nhập xong nước này (miền Nam Dương Tử). Ông Eickstedt nhận xét: nhiều học giả nói tới Trung Hoa trước đời Tần Thuỷ Hoàng là nói về chuyện không tưởng, lúc ấy chỉ có đế quốc Thái (tức Việt). Giáo sư Wiens (129) cho câu đó là đúng sự thực và cần phải chân nhận một lần cho dứt khoát. Sự thực đó giúp ta hiểu được là Việt tộc đã mất dịp nắm lại chủ quyền trên toàn lãnh thổ chịu ảnh hưởng chữ Nho của mình. 1. Có học giả cho là phần đông người Thái nay sống ở Thượng Hải Nam Kinh. rước kỷ nguyên họ mạnh đủ để đánh đuổi đoàn quân Hán sai xuống chinh phục họ vào năm 450. Một học giả Quảng Tây sống vào năm 1172 đã viết về 60 nhóm này và đưa ra 9 danh từ của họ thì thấy 3 thuộc Sơn, Việt, Thái (Wiens 113), còn 3 chữ thuộc An Nam (Wiens 112), 2. Chú thích: có lẽ vì lý do đó mà giai đoạn Chiết Giang kêu là “tam ngư” (Nhất điểu nhì xả tam ngưu tứ tượng) xin ghi lại đây một chi tiết về cá, hoặc có liên hệ chăng! “Lối trang trí con cá trên nóc là đặc biệt của vùng Chiết Giang đất Việt Câu Tiễn. Năm 194 B.C lầu PoLeang của vua Hán cháy. Vua vời một phù thuỷ Việt đến, người này nói: dưới biển có một con cá đuôi rồng, một loài chim cú, lúc nổi sóng thì làm mưa xuống. “Từ đó người ta làm hình con cá trên nóc để khỏi cháy nhà. Vậy lối trang trí trên nóc đền chùa của ta đã từ Chiết Giang lên Lạc Dương ở phương Bắc rồi lộn xuống Đông Dương.” Theo A.R.A Stein kể lại trong tạp chí Sử Địa số 4 năm 1966 tr.93. Thế nhưng sự không may đã xảy đến cho liên bang Việt là các vua kế ngôi Câu Tiễn đã bất tài mà tham vọng lại quá lớn luôn luôn đi đánh phá các nước mạn Bắc như nước Đằng và năm 414 đánh nước Đàm, cả hai ở mạn Nam tỉnh Sơn Đông. Kinh đô Việt trước đã được Câu Tiễn đặt ở Lang Gia gần Giao Châu ngày nay, không hiểu vì lý do gì mà vua sau dời lên kinh đô nước Ngô ở Giang Tô. Việc thiên đô này gây rất nhiều bất hạnh đến nỗi y bị Chư Cữu ám sát năm 376. Từ đấy trong triều luôn luôn bị rối loạn cho đến khi Vô Cương lên kế vị tình thế vừa tạm yên thì lại đi đánh nước Tề để tranh quyền bá chủ trên các nước mạn Bắc cũng như mạn Đông. Vua nước Tề là Vệ đã khéo lại sự xung đột này sang nước Sở thế là Việt phải kình địch tranh thẳng với Sở, hai bên đánh nhau lâu ngày dằng dai không phân thắng bại. Cuối cùng khi quân Sở vây Từ Châu thì Vô Cương đến cứu không may bị tử trận vì thế quân tan rã và Sở tình cờ mà thắng (Maspero 331), rồi làm chủ cả một vùng Giang Tô của nước Ngô xưa, còn quân của vua Cương rút lui về địa hạt nước Việt, và vì bất hòa nên phân ra nhiều nước nhỏ chịu phục quyền nước Sở. Thế là tất cả đồng bằng Dương Tử và Tứ Xuyên cho tới biển Đông nằm gọn trong tay nước này khiến dân Việt phải chạy tán loạn ra nhiều nơi mạn Nam sông Dương Tử gồm cả Quảng Tây (Wiens 127). Nhờ đó Sở trở nên mạnh nhất nước Tàu, năm 334 còn đủ khả năng đối địch với Tần ở phía Tây (Wiens 127). Cuối cùng Sở lại để cho Tần làm một việc quen thuộc của du mục là từ phía tây tràn vào cai trị phía Đông Nam và nuốt luôn nứơc Việt vào khối Hán tộc. Nhưng trước khi bị nuốt trôi Việt hãy còn chống lại Tần Hoàng mạnh hơn bất cứ nơi nào nên dù nước Việt đã bị chia ra ba mảnh là Giao Châu, Quế Lâm, Tượng Quận (xem bản đồ số 6 và 19) mà mãi đến năm 222 t.c.n 61 Tần Hoàng vẫn thấy cần chinh phục Bách Việt một lần cho xong nên Đồ Thư đưa 50 vạn quân chia ra 5 cánh tiến đánh. Phải đào một sông nối sông Hồ Nam với Tây Giang để tải quân lương. Học giả Từ Tùng Thạch cho như thế là dùng dao giết trâu để giết gà. (Wiens 132) Có lẽ lối nhìn nhẹ Bách Việt này ảnh hưởng đến các nhà viết sử của ta nên chẳng mấy ai để ý đến vụ này. Cụ Trần Trọng Kim chỉ viết vỏn vẹn có mấy dòng: “đến năm Đinh Hợi (214 t.c.n) Thuỷ Hoàng sai tướng Đồ Thư đem quân đi đánh lấy đất Bách Việt. An Dương Vương cũng xin thần phục nhà Tần… người bản xứ ở đất Bách Việt không chịu để người Tàu cai trị trốn vào rừng ở, được ít lâu quân của Đồ Tư vốn là người phương Bắc không chịu được thuỷ thổ phải bệnh rất nhiều. Bấy giờ người Bách Việt thừa thế nổi lên giết được Đồ Thư.” Sử chỉ viết có thế, không hề nói tới việc Đồ Thư có bao nhiêu quân và chết bao nhiêu. Đọc xong ta có cảm tưởng một cuộc nổi dậy ăn may của người Việt ùa vào giết tướng giữa lúc ba đứa lính Tàu đang đi ỉa chảy! Sự thực là: “The Yeuh people… were too wise to come out en masse against the Ch’in. Instead, they retired to their forest and harnassed the Ch’in armies. For three years these armies dared not loosen their arnor or unstring their bows” (Wiens 133). Người Việt quá khôn đời nào chịu dàn trận đánh quân Tần. Họ rút vào rừng để đánh tỉa, khiến cho suốt ba năm quân Tần không dám rời áo giáp, lương thực cạn dần, dân Việt mới xông lên. Năm 214 quân Tần đại bại, tướng Đồ Thư bị giết cùng với hai chục vạn quân, máu chảy như nước v.v… (Wiens 133) Ít ra phải viết như vậy mới trùng với sự thực là liên bang Bách Việt lớn lao hùng cường. Nếu không thế thì cần chi phải gửi tới 50 vạn quân, và nếu không mạnh thì làm sao giết nổi 20 quân Tần. Sự kiện này không phải chỉ xảy ra một lần mà sau này khi quân Mông Cổ tràn xuống nước Nam, Thoát Hoan cũng phải chui vô ống đồng chạy trối chết. Cũng sẽ có người giải nghĩa sự chạy trốn này bằng dịch hạch. Nhưng nên nhớ quân Mông Cổ thua Việt Nam vào lúc họ đang mạnh nhất cũng như trước kia đã thắng quân Tần lúc nhà Tần còn mạnh nhất vậy. Sau khi Đồ Thư chết, Thuỷ Hoàng phải lập một cánh quân mới trao cho Nhâm Ngao thống lãnh. Ngao đã phải đánh nhau kịch liệt cuối cùng mới thắng nổi dân Việt. Vì thế mà Thuỷ Hoàng chưa dám chắc tâm, còn phải phái một nửa triệu lính làm ruộng xuống 62 thực dân vùng Ngũ Lĩnh… chỉ sau đó Bắc phương mới đặt được quyền cai trị trên dân Việt (Wiens 133) chấm dứt giai đoạn tam ngư của Việt Chiết Giang. XV. NAM VIỆT Nhâm Ngao nhận thấy Nhị Đế nhà Tần không đủ khả năng nối nghiệp cha. Các dấu hiệu suy sụp đã tỏ lộ. Thế mà một thực tế chính trị Nam Việt đã hiện hình cần phải xây đắp không cho quân phản loạn tràn xuống. Nhưng Nhâm Ngao quá già để hiện thực, trước lúc nhắm mắt Ngao đã kịp trối dự án lại cho Triệu Đà và Đà đã chấp nhận và hiện thực liền bằng cách khóa các đường giao thông chiến lược, loại trừ các phần tử quan lại nhà Tần có óc chống đối, gồm ba quận lại một làm thành Nam Việt xưng là Vũ Vương. Đời Cao Tổ nhà Hán thì Triệu Đà chịu thần phục như một đường lối ngoại giao, chứ vẫn biết rằng thực quyền là do mình tự tạo chứ chẳng phải do vua nhà Hán nào ban cho. Vì thế Đà cứ tiếp tục kiến thiết nước. Đời Cao Hậu (107-179) Triệu Đà lấy thêm nước Âu Lạc của Thục An Dương Vương, chia ra làm hai quận là Giao Chỉ và Cửu Chân. Khi Cao Hậu qua đời quyền bính chuyển sang bà Lữ Hậu thì bà này tìm cách kìm bớt thế lực của Đà, cấm không bán cho Lĩnh Nam những dụng cụ bằng sắt, các giống vật như ngựa, trâu chỉ bán con đực mà thôi. Triệu Đà liền phản ứng tức khắc bằng mùa xuân năm 183 xua quân đánh chiếm một số quận của Tràng Sa (Hồ Quảng) và lên ngôi Hoàng Đế. “Đó không phải là một cử chỉ khoe mẽ rỗng vì ông có hậu thuẫn mạnh của các tù trưởng người Chuang (Thái, Việt) ở Lĩnh Nam.” (Wiens 135) Năm 179 khi Văn Đế nhà Hán lên ngôi tìm cách dụ Triệu Đà trở lại thần phục, mới bãi bỏ lệnh của Lữ Hậu rồi cho sửa sang mồ mả của dòng họ Triệu bên Bắc, hàng năm cúng tế lại còn cho mời anh em Triệu Đà vào kinh nhận tặng phẩm. Sau đó sai Lục Giả làm sứ đưa thư với những lời ân cần từ tốn kèm theo năm chục bộ áo bông làm quà tặng. Với lối đối xử khéo léo của Lục Giả, Triệu Đà bằng lòng bỏ xưng Đế, rút quân khỏi Trường Sa và biên thư tạ lỗi. Triệu Đà qua đời vào năm 137 thọ được 121 tuổi. Đời ông có được hai điều lạ: một là sống lâu, hai nữa là ông hiện thực được sự dung hòa văn hóa cũng như dòng máu Hán tộc với văn hóa và dòng máu Việt tộc. 63 Khi ông cắt đứt liên lạc với phương Bắc thì trong mọi hành vi cử chỉ đã tỏ ra đồng nhất với người Việt, lấy vợ Việt, sống theo thói tục Việt, cai trị theo lối Việt, đặt quan tước Việt, và khi mở rộng bờ cõi thì tự xưng là đại tù trưởng của các dân Man di (Wiens 136). Trong gần một trăm năm Nam Việt đứng riêng một nước, các vua kế tiếp lấy công chúa Việt và giữ thói tục Việt nên người Việt trong ba quận đã được un đúc thành một khối văn hóa vững chãi và có bản sắc. Vì thế mà hai tỉnh Quảng Đông Quảng Tây nay trở thành một khối văn hóa biệt lập với tiếng nói và phong tục riêng (Wiens 137). Triệu Đà quả có công với Nam Việt, vì lòng thành thật chứ không phải chỉ Việt hóa cách bôi bác. Bởi ông dùng người Việt vào các chức vị lớn, nhờ thế đã được “Bách Việt đáp ứng đứng dưới cờ” (Wiens 137). Và dựng lên một nước mạnh đến nỗi làm ngạc nhiên sứ nhà Hán là Đường Mông, và có thể đó là hình ảnh cuối cùng của một nước Việt huyền bí xa xưa, nhưng hình như vận chưa đến lúc phát triển mạnh nên rồi Triệu Đà cũng như Câu Tiễn xưa không có người nối nghiệp đủ sức, nên đã không duy trì được cơ nghiệp. Triệu Đà truyền ngôi cho cháu đích tôn là Triệu Văn Vương trị vì được 12 năm. Rồi đến Anh Tề lấy vợ Hán (Cù Thị) trị vì cũng 12 năm. Đến đời Triệu Ai Vương nhà Hán sai sứ dụ vua sát nhập nước Nam vào Trung Quốc. Ai Vương và Cù Thị xin chị, quan tể tướng là Lữ Gia can không được mới đem quân vào giết cả Ai Vương và sứ giả rồi tôn Kiến Đức lên làm vua. Được một năm thì Vũ Đế nhà Hán sai Lộ Bá Đức dẫn 5 đạo quân sang chiếm Nam Việt. Và Đức đã thành công nhờ nội bộ Nam Việt chia rẽ. Trong 5 đạo quân của Đức thì có tới 3 tướng Việt nội công lãnh đạo nên chỉ một năm là Nam Việt bị chiếm trọn vẹn. Ông Wiens viết: “It was the division in the ranks of the T’ai people themselves that made this possible.” (Wiens 139) Từ đấy Nam Việt cải tên là Giao Chỉ Bộ chia ra 9 quận. Nhưng các nhà ái quốc chưa chịu phục hẳn nên vào năm 40 dương lịch, hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị chỗi dậy và được ba quận Cửu Châu, Nhật Nam, Hợp Phố theo (bản đồ 20) nên hai bà lập ra một nước độc lập. Mã Viện phải mất ba năm mới dẹp xong. Thế là chấm dứt giai đoạn cuối cùng của một Văn Lang đầy óc độc lập. Còn lại ít chút chỉ là thiểu số những người Sơn Việt thuộc vùng An Huy, Giang Tô, Chiết Giang, Giang Tây, Phúc Kiến, Hồ Nam thì đến sau thuộc về nước Ngô 64 đời Tam Quốc. Ngô đã phải đánh trước sau 40 trận vừa lớn vừa nhỏ mới dẹp xong. Khi Tam Quốc sụp đổ cũng như đến các đời Nam Bắc triều còn rất nhiều dịp tốt cho Nam Việt chỗi dậy, nhưng bao cuộc chỗi dậy đều hỏng vì chính người Lĩnh Nam phá nhau và càng ngày càng bị chia nhỏ ra mãi cho tới đời Vũ Đế nhà Đường (618) thì 9 quận chia thành 49 ấp, và nhiễm văn hóa nhà Đường đến độ người Lĩnh Nam xưng là Đường Nhơn như miền bắc Tàu xưa xưng là Hán Nhơn vậy. Có sự tan rã như vậy vì chia rẽ và chia rẽ vì đã để mất Đạo. Cho nên nói cho rốt ráo là tại mất đạo! “Đạo mất trước Nước mất sau”. Đó là sự thực đã xảy ra với nước ta từ xưa rồi. Thế là chấm tròn xuống dòng để thu hình gọn lại trong mảnh đất nhỏ xíu là cái nước Việt Nam hiện đại. Đây là hậu duệ cuối cùng còn có chút đất để sống mà làm chứng nhân cho một đoàn người đã thiết lập ra một nền văn hóa nông nghiệp mạnh nhất trên thế giới còn truyền lại đến nay. Thế nhưng vì một sự rủi ro nên đã để mối đạo đó phụng sự cho đoàn người phương Bắc, rồi từ đấy mất ý thức nên phải thiên di và phân tán dần như miếng da lừa co lại, co lại mãi. Vì mất đạo mà ba nước anh em Sở, Ngô, Việt tự tiệu diệt. Vì mất Đạo mà Nam Việt tự chia rẽ, và bao cuộc chỗi dậy đều bị phá: tự mình phá mình. Và cho đến nay mối Đạo hầu không được người Việt săn sóc tới nữa, nên dầu chỉ còn lại một mảnh đất cuối cùng nhưng về mặt văn hóa đang chia năm xẻ bảy. Có cách gì để gây lại được nền thống nhất chăng? Chúng tôi nghĩ rằng: trong hiện tình đất nước ngoài Đạo đã xuất hiện với tổ tiên xa xưa thì không còn nền móng nào khác. Cho nên muốn duy trì mảnh đất cho những người Việt khỏi cái nạn “sống lưu đày trên đất tổ” nghĩa là sống trên đất tổ với tâm hồn vọng ngoại theo các ý hệ ngoại lai thì chỉ còn một cách chăc chắn nhất là làm phục hoạt nền đạo lý tổ tiên đặng làm như sợi dây xỏ các kiến thức mới, những phát minh mới để gây lại nền thống nhất trong tâm hồn người Việt. Hễ nền thống nhất đó gây lại được thì từ lúc ấy chúng ta không còn lo nạn ngoại xâm. Ngoại chỉ có thể xâm khi chúng ta chia rẽ. Con đường tốt nhất để tránh chia rẽ là nhận thức trở lại mối thống nhất văn hóa của tổ tiên được biểu thị cách tuyệt khéo bằng cái bọc trăm con của Âu Cơ nghi mẫu. 65 PHỤ TRƯƠNG BỐN CHẶNG HUYỀN SỬ NƯỚC NAM NỀN TẢNG TRIẾT LÝ (*) 1. Định nghĩa Huyền sử chính là nền Minh triết của một dân được diễn tả bằng những mảnh vụn lịch sử của dân ấy. Thí dụ câu chuyện Đế Minh tuần thú phương Nam lấy tiên trên Ngũ Lĩnh là một trang huyền sử nhằm diễn tả nền Minh triết nước ta nằm trong cơ cấu ngũ hành gồm số 5 với hai số là 3 trời 2 đất cũng như tam tài và lưỡng nghi. Đấy là những yếu tố căn bản nhưng quá trừu tượng. Bây giờ huyền sử diễn tả bằng những nhân vật như Đế Minh lấy Vụ Tiên v.v… Đó chỉ là những sơ nguyên tượng vì thế nói Đế Minh cháu ba đời vua Thần Nông (ba trời) tuần thú phương Nam (phương Nam theo Ngũ Hành là số 2) đến Ngũ Lĩnh là ngũ hoàng cực của Hồng Phạm cửu trù, tức ngũ hành đã khai triển đến hết là số 9. Vụ Tiên cũng như Nữ Oa đại biểu Minh triết (Sagesse). Nữ Oa thường đi với số 5 như cầm cái quy (có 5 điểm) chế ra được cái sênh có 5 lỗ, nấu đá Ngũ Hành… Nữ Oa cũng như Vụ Tiên và Đế Minh không có y nguyên trong cá thể nhưng có trong công thể dân Việt nên gọi là mảnh vụn lịch sử. Đó là những sự kiện có thực nhưng tản mát đó đây. Thí dụ có những người làm ruộng từ Dương Tử Giang di cư xuống vùng Lĩnh Nam, rồi trong cuộc Nam tiến trường kỳ này có rất nhiều trai Bắc lấy gái Nam. Tuy nhiên những sự việc đó không nằm dưới điều kiện không gian và thời gian, thí dụ không cần là cháu ba đời mà bảy tám hay mấy chục đời, cũng như không cần lấy vợ Nam trên núi Ngũ Lĩnh mà việc trai Bắc lấy gái Nam xảy ra cùng khắp trên đường Nam tiến. Vì thế câu chuyện Đế Minh không là sử mà là huyền sử, huyền sử nói lên một cái gì u linh phổ biến như nền Minh triết của Lạc Thư. (*) Bài này đã thuyết trình tại trường Thiên Phước do Hội Hưng Giáo Văn Đông tổ chức ngày 15/11/1970. Như vậy huyền sử không còn một giá trị như sử vì đã nhô đầu lên bình diện tâm linh nên giá trị của nó là nói lên cơ cấu sơ nguyên của một dân tộc. Vì thế sơ nguyên không những theo nghĩa đã xảy ra ở buổi xa xưa nhưng nhất là theo nghĩa vĩnh cửu luôn luôn hiện diện. Bởi thế chính 66 huyền sử mới làm nên chiều dọc của lịch sử, loại lịch sử mang theo ý nghĩa sâu xa nên thống nhất vì chở theo những yếu tố còn luôn luôn tác hành mà những sử gia Mỹ kêu là chức năng sử (fonctionnalisme) ngược lại với những sự kiện nằm phơi trải ra ngoài (diffusionisme) tương tự với cái tôi quen gọi là duy sử. Với duy sử người ta chỉ thấy được những biến cố hiện hình ra trong không thời gian, phải với huyền sử người ta mới thấy được cái gì phổ biến bàng bạc bên ngoài những biến cố. Chính vì vậy mà huyền sử có tính chất hàm hồ u linh uyển chuyển. Vì huyền sử thuộc đợt tiềm thức mà tiềm thức chính là kho tàng của những chân lý phổ biến trường tồn, luôn luôn lặp lại dưới những dạng thức khác. Chứ như lịch sử thuộc vùng ý thức, ghi lại những sự kiện những biến cố đã xảy ra trong một thời một nơi nên có tính cách bất khả phục hồi và nằm trọn trong cá thể tính của nó: có một không hai, không thể có hai. 2. Tác giả huyền sử Những sự kiện cá biệt đó chìm dần xuống vùng ký ức cộng thông của một dân một nước, lâu ngày trút bỏ những hoàn cảnh đặc thù, nên có khả năng biểu thị được những yếu tố tổng quát. Lúc ấy nó mà xuất hiện thì ta có được huyền sử. Vì thế tác giả của huyền sử chính là dân theo nghĩa rất rộng bao gồm tất cả mọi người trong một nhóm không chút phân biệt nào về dòng tộc hay học vấn. Có thể nói huyền sử cũng như việc nằm mơ không cần phải có học mới biết mơ. Ai cũng có thể thì cũng vậy, ai cũng có thể làm tác giả huyền sử. Vì mơ với huyền sử cùng nằm trong vùng tiềm thức, bởi vậy khi mơ ta thấy có những quyền năng phi thường như bay nhảy trên không hoặc biến hình đổi dạng. Đấy là dấu ta bước vào tiềm thức, một bình diện không còn tùng phục những điều kiện không thời gian nữa. Trong Kinh Thi bài “Tư can” nói: “mơ gấu sinh trai mơ rắn sinh gái…” (Thi II 937) thì đó là một thứ mơ rất gần huyền sử. Vì theo huyền sử thì trong số vật biểu nước ta có rắn, và văn hóa ta tôn trọng đàn bà (xem Việt Lý Tố Nguyên bài văn minh Lệnh) còn miền Bắc nhận vật tổ thú loại gấu như hùm, beo, hổ, báo, cho nên câu ca dao trên phản chiều huyền sử của hai miền Bắc Nam. Điều đó chứng tỏ có mối liên hệ rất chặt chẽ giữa huyền sử và chiêm bao cũng như ca dao. Tuy nhiên hiện nay khoa giải nghĩa chiêm bao cũng như phân tâm học còn quá mới chưa đủ sức xác định chiêm bao thứ 67 nào thuộc huyền sử thứ nào không. Nhưng nói chung là có những chiêm bao thuộc huyền sử nên kết luận được rằng tác giả đợt đầu của huyền sử là dân gian. Và do đấy ta nhận ra huyền sử không những có nền tảng tâm lý rõ rệt mà còn có cả thời sự tính nữa. 3. Sự dị biệt giữa thần thoại và nhân thoại Tôi gọi huyền sử là nhân thoại, nhân thoại khác với thần thoại ở vị trí con người. Ở thần thoại vai chính toàn là thần, con người hoặc bằng bóng, hoặc có thì cũng rất tuỳ phụ hoặc như Promethée ăn trộm lửa hoặc như Pandore mở xem hộp đựng các tai ương để chúng tràn lan trên mặt đất. Ngược lại ở nhân thoại thì con người làm chủ: Bàn Cổ làm ra sấm chớp sông núi, Nữ Oa đội đá vá trời. Chính vì thế mà tác động của con người mang tính vũ trụ (dimension cosmique) với bóng dáng người bao la của tam tài, của “Tề Thiên Đại Thánh”, nghĩa là thánh to ngang với trời! So với Prométhée thì đã tiến bộ xa vời. Cần nói ngay rằng: không nên coi đó là những chuyện vu vơ bên ngoài văn hóa, nhưng chính là nền móng văn hóa của một dân, nó nói tiên tri về tính chất của nền văn hóa có nó đến nỗi chỉ cần đọc mấy trang đầu lịch sử đã bấm mạch được tâm can tì phế của nền văn hóa đó: thí dụ biết ngay mẫu người tự cường hay thụ động, nhân sinh quan hùng tráng dũng lược hay uỷ mỵ bi quan. Biết như thế rồi bây giờ chúng ta thử tìm hiểu về thời kỳ xuất hiện của Thần thoại cũng như Nhân thoại. 4. Thời kỳ xuất hiện của huyền sử Trong thời kỳ duy lý người ta cho rằng thần thoại xuất hiện vào lúc con người còn cổ sơ thô lỗ, nhưng đến nay các nhà nghiên cứu đều cho rằng thần thoại xuất hiện vào thời đầu của nền văn hóa lớn vào lúc tâm trạng con người mới thức giấc khỏi trạng thái bất phân và thần thoại là tác động sáng tạo đầu tiên của nó (Déclin 381). Vì thế đó là một tác động làm bằng cảm xúc và sống thực hơn là suy tư hay là được công thức hóa (le mythe est senti et vécu avant d’être intelligible et fomulé, Mythe 11) vì thế ta có thể phân tích nội dung của câu chuyện đặng ước đoán thời xuất hiện của nó. Nếu căn cứ theo lối phân đường vận hành của tâm thức con người làm ba đợt là: bái vật, ý hệ và tâm linh, ta có thể đặt thần thoại giữa bái vật và ý hệ vì đó là thời con người rất yếu hèn, hoặc thời ma thuật đã biết ăn 68 trộm chút quyền hành. Còn thời huyền sử thì con người đã ung dung tự tại nên chỉ còn bên dưới có đợt tâm linh, tức lúc không cần dùng đến biểu tượng nào nữa. Thí dụ khỏi cần dùng cơ cấu Ngũ Hành với ngũ hoàng cực mà chỉ với hai chữ “chí thành” là tóm thâu được tinh hoa của Thần thoại cũng như Nhân thoại. Đấy là chỗ cùng cực. Chính Việt Nho đã đi qua thời Thần thoại, nhưng đi qua bằng vượt qua, còn ở Tây phương đi qua bằng gảy bỏ. Vượt qua thần thoại bao hàm sự thâu thái tinh hoa của thần thoại, còn gảy bỏ là nhị nguyên: chọn một bỏ một, chọn lý trí bỏ thần thoại. Chính vì thế mà hiện nay đang có một cuộc quật ngược để trở lại với thần thoại. 5. Hiện trạng vấn đề Hiện nay ai đi vào làng văn học Tây Âu cũng nhận ngay thấy sự đề cao thần thoại, và sự học hỏi sưu tầm thật vĩ đại đến nỗi hầu không mấy khoa nhân văn là không bàn tới: từ triết học qua phân tâm đến cơ cấu luận, dân chủng học v.v… Vì hiện nay người Âu Châu khởi đầu nhận ra thần thoại chính là bảo tàng viện những giá trị nền tảng (Mythe 278) (1) “Le Mythe est le conservatoire des Valeurs fondamentales” nên là liều thuốc chữa chứng bệnh quá trừu tượng vì thần thoại là lối tư tưởng nhập thể chưa bị tách rời khỏi sự vật: lời nói còn bám sát sự vật. Le mythe est le pensée incarnée: non déprise de la chose, encore à demi incarné. Le mot adhère à la chose. Vì thế mà trong dĩ vãng những dân hùng cường đều phải có thần thoại. Âu Tây hiện lấy làm khổ tâm vì thiếu vụ này (Gusdorf, Mythe 286). Nói đúng hơn là Âu Tây đã vứt bỏ thần thoại từ sau đời Socrate, và hiện nay vẫn còn đong đưa chưa biết chọn bên nào. Entre deux maux don’t on ne sait trop lequel est le moindre (Gusdorf, Mythe 237). Có bỏ thần thoại thì khoa học mới tiến bộ, mà bỏ thần thoại thì nước mất hồn, lịch sử cũng như văn hóa mất ý nhị (Mythe 247). Đó là gọng kìm đang kẹp tâm thức người Âu Tây và họ đang cố gắng thoát ra. Riêng chúng ta nếu biết trở về nguồn gốc thì sẽ tìm ra lối thoát thứ ba không bỏ mà cũng không nhận nhưng vượt lên trên bằng nhân thoại. Và chính trong ý hướng đó mà chúng ta quay về khám phá kho tàng huyền sử của nước nhà. Bài này không có ý múc cạn vấn đề nhưng chỉ nhằm cắm mấy tiêu điểm để có thể y cứ trong việc nghiên cứu về sau. Đó là bốn chặng huyền sử nước Nam là: Việt Hồng, Việt Long, Việt Ngư, 69 Việt Tượng. 6.Việt Hồng a. Khu vực Theo những lý chứng âm u rút ra từ huyền sử thì ta có thể ước đoán: địa vực thời Việt Hồng nằm trong miền Thục Sơn. Theo nhiều học giả hiện nay thì Thục Sơn là trung tâm đầu tiên của nền văn hóa Nho Việt. Điểm này hợp với điều đã nói trong Việt Lý Tố Nguyên (tr.53) là Miêu tộc vào Tàu trước nhất theo triền sông Dương Tử phát nguyên từ núi Dân Sơn trong miền Ba Thục, vì thế cần phải xem nó liên hệ với nước ta như thế nào, vì mối liên hệ có mật thiết thì Việt Nho mới có nền tảng, vậy theo huyền sử chúng ta nhận thấy ít ra ba lần liên hệ như sau: Lần thứ nhất gắn liền với Toại Nhơn thời biết dùng lửa. Toại Nhân cũng ở vùng Thục Sơn và huyền sử cho là ngài có xuống tới Nam Thùy mà các học giả đoán là Vân Nam và Bắc Việt. Trong thực chất có nghĩa là sự dùng lửa phát ra ở Thục Sơn rồi lan tràn xuống đến Việt Nam. Lần thứ hai là lúc Đế Minh cháu ba đời Thần Nông tuần thú phương Nam lấy Vụ Tiên trên Ngũ Lĩnh, Thần Nông ký thuỷ cũng cư ngụ ở Thục Sơn hiểu là nghề nông đã được phát minh từ Thục Sơn rồi truyền bá xuống Việt Nam. Lần thứ ba là An Dương Vương người Ba Thục dành lấy nước Văn Lang gồm vào một số đất đai cũ của mình và cải tên là Âu Lạc. Đó là đại để ba lần nhắc đến mối liên hệ giữa Thục Sơn và Việt Nam. Hễ cái gì phát minh ở Thục Sơn thì cũng truyền xuống đến Việt Nam liền: lửa, nông nghiệp, quân sự, văn hóa… Vì thế có thể nói văn hóa Thục Sơn với Việt Nam là một. b. Nội dung Giai đoạn đầu tiên khai sáng văn minh này gọi là Việt Điểu hoặc Hồng Bàng. Ở lúc đầu rất có thể điểu là vật tổ về sau tiến bộ thêm thì vật tổ biến ra vật biểu, tức làm biểu tượng cho tiên nên tiên đi đôi với chim, vì thế khi tu tiên đắc đạo cũng gọi là “mọc cánh”, chữ Nho kêu là Vũ hóa (chữ hán) nói kiểu bình dân là biến ra hạc trắng nên Bạch hạc được coi là chim cõi tiên. Có thể giai đoạn này được manh nha ở thời Phục Hy và Nữ Oa, nhiều sách nói: cả hai ông bà đều có họ Phong. Phong là núi ở của tiên 70 và chim. Ta có thể ngờ rằng: đã có mối liên hệ nào đó giữa giai đoạn Việt điểu này với những hình người giắt lông chim thấy được trên một số trống đồng, hoặc có liên hệ với Cửu Lê mà huyền sử nói là có cánh nhưng không biết bay, hoặc những thổ dân mang lông chim bên Mỹ Châu như Astèque là dân có những yếu tố văn minh chung với Viễn Đông như giao có hình chữ nhật và bán nguyệt (xem Việt lý tố nguyên tr.46). Khi sách nói: “Âu Cơ đưa 50 con lên núi Phong Châu ở Bạch Hạc” thì nên hiểu theo huyền sử với ý nghĩa Phong Châu là núi còn Bạch Hạc là chim mà khỏi cần đưa trí khôn đến Phú Thọ. Phú Thọ chỉ là nét tuỳ phụ sau mượn tên trước. Trong Kinh Dịch quẻ Lữ nói đến lửa trên núi (hỏa sơn lữ) thì có thể hiểu vào giai đoạn Toại nhân này, cũng như lối làm ruộng đốt rẫy mà Lĩnh Nam gọi là “đào cành hoa nậu” (giáo sư Wiens dịch là Fire Field). Hầu chắc vì những mối liên hệ đó với lửa mà có tên nước là Xích Quỷ vì Xích thuộc lửa. Đây là giai đoạn đầu đi với những vật biểu như chim, núi, lửa. Sẽ tiến tới giai đoạn sau là xà, long, hải, thuỷ gọi là Việt Long. 7. Việt Long a. Khu vực Giai đoạn này vận hành tràn trên: châu Kinh và châu Dương. Châu Kinh cũng gọi là Kinh Man sẽ mang tên nước Sở thời Xuân Thu. Còn trước đó là quê hương của tiên tổ ta xưa. Huyền sử ghi rằng: con Đế Minh là Lộc Tục là vua phương Nam hiệu là Kinh Dương Vương lấy Long Nữ đẻ ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ đẻ ra Hùng Vương. Hùng Vương cai trị nước Văn Lang. Như thế Hùng Vương là con đẻ của Tiên Sơn Nhân và Long Thuỷ Trí. Hai đàng nhân trí giao thoa đẻ ra con rất hùng dũng nên lấy hiệu là Hùng Vương. Còn chữ Kinh Dương Vương xác định bờ cõi Việt Long là hai châu: Kinh và Dương nằm dài trên bờ Dương Tử Giang có lần là biên cương của nước Kinh Sở hay Kinh Man. b. Nội dung Giáo sư Wiens ghi nhận: “về nguồn gốc sử liệu thì nước Sở vẫn liên kết với Việt cũng như với các dân hai nước Ba và Thục” (Wiens 80). Chính vì mối liên hệ mật thiết đó mà cả hai nước Việt và Sở xưa kia là một, nên Hùng Vương nước Sở được dùng làm vua huyền sử nước Văn 71 Lang. Chữ Văn Lang gồm hai nét: trời đất giao hội (xem Việt Lý tr.364) ở đây là tiên rồng gặp nhau đẻ ra con là Hùng Vương. Hùng Vương là đức dũng sau trí và nhân. Trí giả nhạo thuỷ: nên Lạc Long Quân ở thuỷ phủ. Nhân giả nhạo sơn: nên Âu Cơ đưa 50 con lên núi. Như vậy xét về cơ cấu uyên nguyên thì triết lý Việt Nho đặt cơ sở xong ở giai đoạn hai này gồm cả Rồng thêm vào Tiên ở giai đoạn nhất. Nhờ đó đã gây nên được một thời hoàng kim quân bình kéo dài trên hai ngàn năm với 18 đời Hùng Vương. Vì thể tiền nhân coi là tổ thì phải hiểu là “văn tổ tức là tổ trọn vẹn” mà J.Legge dịch là The accomplished ancestor, cai trị nước Văn Lang gồm 15 bộ trong đó có bộ Bình Văn… Thời này chấm dứt với nhà Thục mà ta không cần hiểu vào năm 257-208 mà chỉ cần ghi lại sự sụp đổ của nước Văn Lang. Rồi Văn Lang cố phục hưng ở văn minh Loa thành. Nhưng rồi Loa thành sụp đổ do việc Trọng Thủy từ phương Bắc đem óc xảo quyệt vào. Đấy là quãng mở ra giai đoạn sau là Việt Ngư và Việt Tượng. 8. Việt Ngư a. Khu vực Giai đoạn này cũng gọi được là Việt Chiết Giang thu gọn vào Châu Dương còn châu Kinh thì đã mất rồi. Huyền sử hầu không nói đến giai đoạn này bởi một là đã đi vào sử nhiều rồi, hai là phần lớn người làm ra nước Việt Nam đã đến từ miền Châu Kinh. Còn những người từ miền Châu Dương hay Chiết Giang mà xuống thì vừa ít vừa đã qua giai đoạn quyết định cho nước Việt, nghĩa là nước Việt đã có thể chế của một quốc gia như ngôn ngữ và thói tục riêng. Lẽ thứ ba là lúc ấy Việt Nho đã bị Bắc phương biến chế và truyền bá ra rộng, nên ta có lý để gọi giai đoạn này là “tam ngư”, tức giai đoạn chịu ảnh hưởng của Bắc Phương thuộc hành thuỷ quê quán của loài cá. b. Nội dung Gọi là cá còn vì lý do khác nữa đó là lúc Việt Chiết Giang giỏi nhất trong thuỷ chiến. Người ta nhận thấy: vùng này có lối trang trí nóc nhà bằng hình con cá, về sau lan rộng lên Lạc Dương cũng như truyền xuống tới Việt Nam (xem tạp chí sử địa số 4, 1968 tr.93) có lẽ đó là biểu hiện cho nước Việt thời “tam ngư” vì đã làm chúa tể suốt dọc miền duyên hải 72 nước Tàu với đoàn chiến thuyền lớn nhất thế giới. Lúc ấy chưa có đế quốc Trung Hoa mà chỉ có bốn nước là: Tề, Tần, Sở, Việt trong đó có lúc Việt mạnh nhất. Thế nhưng sau thời Câu Tiễn thì hết vua tài. Đến đời Vô Cương thì Việt thua nước Sở. Tuy nhiên sau này vẫn còn vùng vẫy nhiều lần nên đến Tần Thuỷ Hoàng phải phân ra ba quận là: Nam Hải, Quế Lâm và Tượng Quận. Tượng Quận mở sang giai đoạn bốn là Việt Tượng. 9. Việt Tượng a. Khu vực Có thể vì đó mà giai đoạn bốn được gọi là tứ tượng hoặc nữa là thời mà nước Việt Nam mở rộng bờ cõi vào vùng có nhiều voi hoặc là thời tiếp xúc với văn minh Ấn Độ có đạo thờ thần voi gọi là “Ganesha” là vị thánh quan thầy cho mọi thành tựu nên tất nhiên được sùng bái rất rộng (Journal 268). Đấy là giai đoạn Nam Việt với Triệu Đà một nhân vật có chân trong huyền sử do vụ sai con là Trọng Thuỷ đi ăn cắp nỏ thần. b. Nội dung Đứng về sử thì Triệu Đà có thể coi như một cố gắng dẻo dai lặp lại nước Văn Lang xưa, bởi không những Triệu Đà thiết lập được một nước có nhiều độc lập chính trị mà nhất là về phương diện văn hóa, vì trong mọi hành vi cử chỉ của ông đã từ bỏ lối Hán để tự đồng hóa với người Việt, cai trị theo lối Việt, đặt quan chức toàn người Việt. Và khi đã mở rộng bờ cõi thì tự xưng là đại tù trưởng các dân Man Di (Wiens 136). Trong gần một trăm năm Nam Việt đứng riêng một nước, các vua kế tiếp đều lấy công chúa Việt nên người Việt trong ba quận được un đúc thành một khối vững mạnh có bản sắc riêng. Xét thế thì Triệu Đà quả có lòng thành với nền Việt Nho nên được “Bách Việt đáp ứng đứng dưới cờ” (Wiens 137) và dựng lên một nước mạnh làm ngạc nhiên phương Bắc (biểu lộ qua sứ giả Đường Mông). Đó có thể là hình ảnh cuối cùng của một nước Việt Văn Lang huyền bí, nhưng hình như vẫn chưa đến lúc phát triển trở lại nên rồi Triệu Đà cũng như Câu Tiễn xưa không có được người tài giỏi nối nghiệp khiến cơ đồ phải sụp đổ vào tay Hán tộc. 10. Nền móng triết lý Trở lên là tóm lược đại cương 4 chặng huyền sử nước Nam với 4 địa vực hết sức co giãn: 73 Giai đoạn Việt Hồng là trục Ba Thục Việt Nam. Giai đoạn Việt Long là hai châu Kinh Dương Việt Nam. Giai đoạn Việt Ngư hay là Chiết Giang Việt Nam. (chú thích 1) Giai đoạn Việt Tượng là Nam Hải, Tượng Quận, Việt Nam. Đó là những bờ cõi chập chững trồi sụt không có gì xác định: càng trở về xa xưa càng lu mờ hơn. Chúng tôi không có ý xác định cho bằng nhằm cắm một hai mốc giới để tìm hiểu được nền văn minh của nó. Đó mới là điểm then chốt. Như trong đầu bài đã nói: huyền sử một dân nói lên nền Minh triết của dân ấy. Nền Minh triết của nước Việt Nam cũng chính là nền Minh triết của Kinh Dịch mà then chốt nằm trong ba chữ: âm dương hòa. Vì thế nên biểu tượng căn để của Kinh Dịch nói lên sự hòa đó bằng biểu tượng: trong âm có dương cũng như trong dương có âm như sau: Hình vẽ Có nghĩa là khi nào âm dương hòa thì đạt Minh triết và được hưng thịnh: còn khi âm dương chia lìa sa đọa “thiên địa bất giao nhi vạn vật bất hưng”. Đó là tóm lược nền Minh triết Kinh Dịch. Nếu xét kỹ sẽ thấy: huyền sử nước ta đều hợp lực minh chứng chân lý trên. Ở đây chỉ xin kể vài thí dụ. Trước hết tên nước là Văn Lang thì chính chữ Văn đã nói lên hai nét âm dương giao hội (xem Việt Lý tr.337). Thứ đến hai chữ Giao chỉ cũng nói lên lòng mong ước cho chỉ trời chỉ đất giao thoa. Sau đó đến vật tổ cũng nói lên cùng một chân lý tức là tiên rồng. Tiên đi sát rồng nên ta quen nói: “Tiên Rồng” nhập một và đó là nét đặc trưng của nước ta một nước duy nhất trên hoàn cầu có hai vật tổ nối liền. Đó là một điều quý trọng biết bao khi chúng ta biết rằng: nhân loại đã đánh mất nét gấp đôi tức là trở nên con người một chiều: hoặc duy vật hoặc duy tâm. Không hiểu nguyên uỷ xa xôi đã có từ khi nào, chỉ biết: các nước trên thế giới chỉ có một vật tổ: nước Tàu là Rồng, Nhật mặt trời, Pháp gà trống, Đức là phượng hoàng… có lẽ đó là đầu mối sa đọa. Như thế nước nào có hai vật tổ nối liền thì cũng ngầm chỉ rằng nước đó có liều thuốc vạn năng để chữa bệnh thời đại của mình. Đó là trường hợp vật tổ của nước nhà. Hẳn tiền nhân đã nhận thức sâu xa điều đó, cho nên cả đến vật biểu (1) cũng diễn tả chân lý nền móng kia như sau: 74 Chúng ta biết rằng: tiên có vật biểu là chim, vật bay trên trời ở trên núi; còn rồng có vật biểu là nước là thuỷ phủ, sông hồ. Thế mà hai vật biểu đó lại xoắn xuýt lấy nhau như hai vật tổ tiên rồng. Tức cả hai đều nói lên nguyên lý nền tảng của Dịch Lý là “âm trung hữu dương căn, và dương trung hữu âm căn” cho nên trong chim có nước, chữ Hồng trong Hồng Bàng có bộ thuỷ kép bởi chữ Giang (chữ hán) và Điểu (chữ hán), còn trong Rồng lại bao hàm trời, nên rồng tuy ở thuỷ phủ mà cũng thường bay trên trời nên quen vẽ rồng với mây gọi là “Long Vây” cho hạp câu quẻ Kiền “Long phi tại thiên”. Chính nhờ sự giao thoa xoắn xuýt này mà nước Văn Lang kéo dài trên hai ngàn năm. Đến các giai đoạn sau vì âm dương chia ly nên nước chỉ kéo dài chừng năm chục năm như những giai đoạn mang quốc hiệu Âu Lạc, Giao Chỉ. Và ở những giai đoạn này danh hiệu chỉ còn là sự mong ước cho âm dương giao hội chứ trong thực tế thì âm dương đã phân ly. Thí dụ ở giai đoạn tam ngư thì cá sẽ không còn giao hội với trời như rồng, tức là không còn biết bay lên, vì cho được bay thì cá phải hóa long, đàng này cá lại hóa tinh để đốc ra thuỷ tinh chống lại với sơn tinh tượng trời, vì thế tam ngư sẽ bị Lạc Long Quân tiêu diệt. (1) Vật biểu không còn là vật tổ mà chỉ là biểu thị cho vật tổ khác. Vậy chim có thể một thời là vật tổ nước ta. Nhưng khi tâm thức tiến đến chỗ nhận tiên làm vật tổ thì chim trở thành vật biểu để chỉ thị Tiên, nên vai trò cả hai giống nhau. Đến giai đoạn tứ tượng lại xuống bậc nữa vì tượng không còn hiểu là tượng linh mà hiểu là tượng voi thế thì còn sa đọa hơn vì cá tuy không biết bay nhưng còn hơn voi ở chỗ có môi trường lung linh uyển chuyển, nên còn trông có ngày hóa long, đàng này môi trường của voi là rừng cây nên sẽ biến ra mộc tinh đặt trọn vẹn bốn chân trong cõi hiện tượng chỉ còn biết có ích dụng thô đại: “cái vòi đi trước, hai chân trước đi trước, hai chân sau đi sau” nghĩa là cục mịch như thơ quan võ! Vì thế ai dám tâu voi chung với đúc ông (ông Hán hoặc ông Tây) thì chỉ còn kiếp “vừa phải đánh cồng vừa phải hốt phân”. Đánh cồng là tha những ý hệ ngoại lai về mà hò la reo rắc, hóa cho nên nước trở nên thối tha tham nhũng chẳng biết bao giờ mới hốt đi cho xong. Xa biết bao với thời của 75 “nước non tiên rồng” đoàn tụ. Từ ngày bước vào đợt Tượng, tuy con Việt Điểu đã mấy lần toan vỗ cánh tung bay qua hồn các bà Trưng bà Triệu… nhưng giáo sư Wiens nhận xét: “bao cuộc chỗi dậy đều hỏng vì người Lĩnh Nam tự phá nhau”. Thế là đi đời cái nước Văn Lang man mác với một nền văn hóa uyển chuyển giữa hai chỉ âm dương giao hợp, một thứ văn minh rất cân đối mà nhiều người mong ước tìm lại được đặng chữa bệnh một chiều hiện nay. Liệu có còn làm nổi chăng? Nhìn lại cổ sử nước nhà ta thấy: 4 chặng khác tuợng trưng bằng 4 vật linh là: “long li quy phượng”. Long Li là trục dọc Bắc Nam. Còn Quy Phượng là trục ngang Đông Tây. Cả 4 chặng đều vận hành trong vòng sinh sinh đại diễn (nguyên hanh lợi trinh). Ngược lại 4 chặng “điểu, xà, ngư, tượng” thì chỉ đúng được có hai chặng đầu, còn hai chặng sau đi vào vòng “sinh diệt” là: thành, thịnh, suy, huỷ. Thành ở Việt Hồng Thịnh ở Việt Long Suy ở Tam Ngư Huỷ ở Tứ Tượng Ta hỏi: tại đâu lại có sự trật đường tai hại như thế? thì câu thưa hiện lên rõ rệt là do phía Tây Bắc. Vì trong thực tế thì trục Quy Phượng đã bắt đầu hiện lên trong vòm trời nước Nam. Quy là thần Kim Quy cho An Dương Vương nỏ thần, còn Phượng (chú thích 2) đi với Mỵ Châu lúc nào cũng mang trên mình bộ áo lông chim. Thế nhưng bị văn minh Tây Bắc mà đại diện là Thục An Dương Vương và Trọng Thuỷ phá hoại lái sang quỹ đạo của vòng “sinh diệt” cho nên Loa Thành sụp đổ, An Dương Vương bị Kim Quy trả lại cho Tây còn Mỵ Châu trả lại cho Bắc là hóa ra giếng nước chứa xác Trọng Thuỷ. Làm thế nào cho Mỵ Châu phục sinh, cho văn minh nước nhà trở lại vòng “sinh sinh” là Quy Phượng? Đấy là sứ mạng của văn hiến. Liệu nước ta có còn tìm ra đủ số văn hiến cần thiết để hiện thực sứ mạng đó cùng chăng? Chú thích 1 Bài này được viết ra khi chúng tôi đọc tài liệu của giáo sư Wiens. Khi xong xem lại mới thấy tương tự 4 chặng mà chúng tôi đã phỏng đoán “nhất điểu, nhì xà, tam ngư, tứ tượng”. Sự trùng hợp này cần được nhấn mạnh vì thứ tự điểu long không bị ảnh hưởng do câu “nhất điểu, nhì xà” 76 mà là do cảm nghĩ khi nghiên cứu. Vì thế nên trùng hợp với câu trên thì chỉ là sự ngẫu nhiên. Và sau đó tôi mới đổi tên hai đợt sau: Việt Chiết Giang ra tam ngư và Nam Việt ra tứ tượng. Còn câu “nhất điểu, nhì xà” là tôi trưng theo thứ tự của ông Thái Văn Kiểm trong quyển “Đất Việt Trời Nam” (tr.82). Có một lưu truyền xếp khác là “nhất điểu, nhì ngư, tam xà, tứ tượng”. Thứ tự sau này có tính cách vũ trụ, trong đó điểu biểu thị trời, ngư biểu thị nước (đất). Nếu đem áp dụng vào quá trình hình thành nền văn hóa nước ta thì lúc ấy “nhì ngư” sẽ là giai đoạn văn hóa Viêm Việt tiến lên mạn Bắc nước Tàu mà sách xưa đã nói: phận dã nước Việt là hai sao Ngưu Nữ (cả hai đều ở phương Bắc) còn nhân vật tượng trưng sinh quán ở Bắc sẽ là Đế Lai và Âu Cơ nghi mẫu. Còn tam xà sẽ là Lạc Long Quân hay Hùng Vương là con đẻ của non nhân (nhất điểu) nước trí (nhì ngư). Chiều nào thì cũng nói lên cái tinh hoa Kinh Dịch được huyền sử Việt Nam thâu hóa sâu hơn huyền sử nước Tàu. Còn việc thay đổi thứ tự (nhì xà hay nhì ngư) được phép vì tính chất rất co giãn của linh tượng như chúng tôi đã trình bày trong quyển “Loa thành đồ thuyết” (sẽ ra) nhờ đó sự dùng linh tượng hợp cho việc phác họa ra cơ cấu uyên nguyên của nền văn hóa nước nhà được hết sức uyển chuyển và thi vị. Chú thích 2 Phụng với Loan là một. Hoặc có phân biệt thì cũng rất uyển chuyển như phụng đục loan cái, hoặc phụng sắc xanh loan ngũ sắc… Theo một số nhà bác học thì phụng với trĩ là một (xem Đất Việt Trời Nam tr. 290,292), đều là loại chim vật biểu của Việt Nam cổ đại nên Loan cũng có tên là: Nam chủ (làm chủ phía Nam) Châu Tước (tên sao phương Nam) Thanh phượng (Thanh=Đông) Hồ hay Hồ ô (Đất Việt Trời Nam, Thái Văn Kiểm tr.290) Vì chim là vật biểu tiên nên cũng biểu thị nền Minh triết Việt Nho như tiên. Bởi đó cũng thường đi với các con số 3, 2, 5, 9 thí dụ khi thì nói phượng có lông ngũ sắc hay cửu sắc và cũng bị Bắc phương đàn áp như nền Việt Nho. Thí dụ có người làm chiếc lồng chim gáy để nhốt Hồ ô, nhưng vì cánh nó quá dài nên không chui lọt (Đất Việt, 289). Rõ rệt là nên Minh triết vô ngôn của Việt Nho mà muốn dùng phạm trù hữu ngôn (chim gáy) của Tây Bắc thì không nói lên hết được. Sách Đất Việt có trưng một 77 đoạn cổ thư rằng: “một vị Thượng thư đến chào Hoàng Đế và nói: tôi đi du lịch về phía Đông và bắt được con chim Hồ non 9 sắc trong một khu rừng 1000 dặm”. Xem mấy truyện trên đủ thấy huyền sử nhấn mạnh đến vai trò của điểu, và việc điểu bị cưỡng ép: Loan bị đặt trước gương. Hồ ô bị nhốt lồng quá hẹp. Hồ 9 sắc bị bắt lúc còn non do người của Hoàng Đế. Tất cả đều nói lên vụ Việt Nho bị Hoàng Đế cướp đoạt lúc đang hình thành. KIM ĐỊNH Nguồn: www.anviettoancau.net 78 DANH MỤC 32 TÁC PHẨM CỦA TRIẾT GIA KIM ĐỊNH NHẬP MÔN 1.1 Những Dị Biệt giữa hai nền Triết Lý Đông Tây 2.2 Hưng Việt 3.3 Gốc Rễ Triết Việt 4.4 Cẩm Nang Triết Việt 5.5 Việt Triết Nhập Môn GIÁO DỤC 6.1 Triết Lý Giáo Dục 7.2 Định Hướng Văn Học 8.3 Hiến Chương Giáo Dục 9.4 Vấn Đề Quốc Học AN VI & VIỆT NHO – AN VI 10.1 Cửa Khổng 11.2 Nhân Chủ 12.3 Tâm Tư 13.4 Chữ Thời 14.5 Vũ Trụ Nhân Linh 15.6 Phong Thái An Vi – VIỆT NHO 16.1 Hồn Nước với Lễ Gia Tiên 17.2 Việt Lý Tố Nguyên 18.3 Dịch Kinh Linh Thể 19.4 Triết Lý Cái Đình 79 20.5 Cơ Cấu Việt Nho 21.6 Tinh Hoa Ngũ Điển 22.7 Vấn đề Nguồn Gốc Văn Hóa VN SÁCH CÒN LẠI 23.1 Lạc Thư Minh Triết 24.2 Loa Thành Đồ Thuyết 25.3 Văn Lang Vũ Bộ 26.4 Hùng Việt Sử Ca 27.5 Kinh Hùng Khải Triết 28.6 Pho Tượng Đẹp Nhất Của Việt Tộc 29.7 Sứ Điệp Trống Đồng THÁI BÌNH 30.1 Đạo Trường Chung Cho Đông Á 31.2 Hoa Kỳ & Thế Chiến Lược Toàn Cầu 32.3 Thái Bình Minh Triết 80 MỤC LỤC Nội dung 1 Tiểu sử cố triết gia LƯƠNG KIM ÐỊNH 2 Tựa 3 I. NÉT ĐẶC TRƯNG NGUY HIỂM CỦA TRIẾT VIỆT 1.Lao tâm lao lực một long 4 Việt Nam đã có triết lý. 2. Nghệ thuật ve gái 6 3. Triết lý nhảy đầm. 10 4. Nguy cơ 12 II. TRIẾT LÝ CÁI ĐÌNH 13 III. ÔNG TRĂNG MÀ LẤY BÀ TRỜI 19 Phận gái thấp hèn 21 Chìa khóa 24 IV. TRIẾT LÝ CÁI PHÁO 25 Rồng - Trống 28 V. TRIẾT LÝ NHỮNG CON SỐ 29 VI. ĐỊA VỰC LỄ LẠY NGUỒN GỐC VĂN MINH 31 1. Tết 32 a) Gia đình tính 33 b) Táo quân c) Tổ tiên 34 d) Múa lân 35 2. Đoan Ngọ 36 3. Trung Thu VII. NỀN TẢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 37 VIII. VIỆT HOA AI ĐẶT NỀN TRƯỚC CHO NHO GIÁO 41 IX. BA GIAI TẦNG THÔNG GIAO 44 1. Đàn bà 2. Khí dụng 46 Tằm tang 3. Văn tự 47 81 XI. TẠI SAO HÁN TỘC ĐÃ THẮNG 51 XII. VIỆT ĐIỂU SÀO NAM CHI 53 XIV. VIỆT CHIẾT GIANG 57 XV. NAM VIỆT 62 PHỤ TRƯƠNG: BỐN CHẶNG HUYỀN SỬ NƯỚC NAM NỀN TẢNG TRIẾT LÝ (*) 1. Định nghĩa 65 2. Tác giả huyền sử 66 3. Sự dị biệt giữa thần thoại và nhân thoại 67 4. Thời kỳ xuất hiện của huyền sử 5. Hiện trạng vấn đề 68 6. Việt Hồng a. Khu vực 69 b. Nội dung 7. Việt Long 70 a. Khu vực b. Nội dung 8. Việt Ngư a. Khu vực b. Nội dung 71 9. Việt Tượng a. Khu vực 72 b. Nội dung 10. Nền móng triết lý Chú thích 1 75 Chú thích 2 76 MỤC LỤC 80 82 83

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô